Startup Việt được VNG chống lưng tấn công vào thị trường Trung Quốc, đối đầu trực diện với Alibaba
BÀI LIÊN QUAN
Giám đốc một startup tuyển dụng từng "sốc" vì nhân sự xin nghỉ việc đi du học nhưng ngày hôm sau lại làm cho đối thủSocial commerce lên ngôi, một startup Việt 10 tháng tuổi gọi vốn 2,6 triệu USDHomebase: Startup công nghệ bất động sản tại Việt Nam thành công huy động vốn 30 triệu USDTheo tờ Nikkei đưa tin, mới đây công ty khởi nghiệp mua sắm trực tuyến OpenCommerce đã huy động thành công 7 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A dẫn dắt bởi gã kỳ lân công nghệ VNG cùng sự tham gia của quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures.
Số tiền này được OpenCommerce sử dụng để mở rộng hoạt động ở Trung Quốc, bất chấp sự cạnh tranh gay gắt từ Alibaba và các công ty đã thành công khác. Công ty OpenCommerce có trụ sở chính tại Hà Nội, văn phòng đại diện ở San Francisco (Hoa Kỳ) và Thâm Quyến (Trung Quốc). Công ty chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ trọn gói cho những người bán hàng trực tiếp với chi phí thấp và hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.
Chỉ 2 năm sau khi ra mắt, OCG đã thu hút hơn 86.700 người đến từ 195 quốc gia kinh doanh thương mại điện tử trên phạm vi toàn cầu, đạt 670 triệu USD giá trị GMV. Được biết, OCG chuyên phục vụ các thương nhân xuyên biên giới, theo cách trực tiếp và cả gián tiếp, được gọi là drop shipper (giao hàng bỏ qua khâu vận chuyển).
Mô hình này tương tự như Shopify, bán các mẫu web, thanh toán và các dịch vụ khác cho các thương gia trên internet. Đây cũng là một ví dụ hiếm hoi về việc một công ty khởi nghiệp nội địa Việt Nam sẽ đối đầu trực diện tại thị trường Trung Quốc vốn có tính cạnh tranh cao.
Sau khi công bố khoản huy động vốn Series A vào thứ năm vừa qua, startup này cho biết có tổng cộng hơn 80.000 thương gia trên toàn thế giới đã sử dụng dịch vụ để tạo trang web, tìm nhà cung cấp cũng như xuất khẩu hàng hóa. Chia sẻ trên Nikkei Asia, OpenCommerce cho biết, khoảng 30% trong số các thương gia đó ở Trung Quốc (tương đương 24.000 khách hàng).
Điều đáng nói, những nhà cung cấp Trung Quốc hiện nay có rất nhiều nền tảng để lựa chọn, trong đó phải kể đến JD.com và Taobao của Alibaba. Tuy nhiên, OpenCommerce vẫn thu hút được lượng khách hàng đáng kể từ đất nước tỷ dân. Nói về vấn đề này, Quan Truong - đồng sáng lập và CEO của OpenCommerce Group, cho biết. “Một trong những vấn đề đối với các thương gia Trung Quốc hiện nay là thị trường đang quá đông đúc”.
Khi người khác chen lấn để tìm kiếm khách hàng, họ sẽ tạo ra sự khác biệt thông qua các kênh mới, chẳng hạn như cửa hàng trực tuyến của riêng mình. Bên cạnh đó, OpenCommerce còn rất tiện lợi cho những nhà cung cấp Trung Quốc thiếu quyền truy cập vào những trang mạng lớn của nước ngoài như Google, Facebook và cả những người gặp phải rào cản ngôn ngữ.
Ngoài ra, OpenCommerce cũng hạn chế được rủi ro, đảm bảo cho người tiêu dùng nhận được hàng hóa nhanh nhất và chất lượng nhất. Chưa kể, drop shipper có rủi ro thấp hơn khi so sánh với các nhà bán lẻ thực tế bởi họ không tốn kém cho các khoản chi phí như tiền thuê và hàng tồn kho.
OpenCommerce còn đặc biệt quan tâm đến hàng tồn kho. Công ty này tương tự như Shopify. Tuy nhiên, những người chơi mới ở Việt Nam nhỏ hơn tập trung nhiều hơn vào hoạt động, làm việc trực tiếp với các nhà cung cấp để tạo, tìm nguồn, lưu kho và vận chuyển hàng hóa.
Hôm thứ năm vừa qua, VNG cũng tuyên bố coi OpenCommerce là “một trong số ít công ty tại Việt Nam có sản phẩm có thể cạnh tranh với các đối thủ toàn cầu lớn trong thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới”.
OpenCommerce còn thể hiện tham vọng mở rộng hơn nữa sang thị trường châu Á và thêm vào hoạt động kinh doanh ở châu Âu và Mỹ.