meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

SPC là gì? Tìm hiểu ưu nhược điểm của kiểm soát quy trình thống kê

Thứ bảy, 07/10/2023-17:10
Kiểm soát quy trình thống kê (SPC) không phải là một khái niệm mới trong ngành sản xuất hàng hóa sản phẩm. Vậy thực chất thuật ngữ SPC là gì? Vì sao cần sử dụng SPC? Ưu nhược điểm của SPC ra sao? Tất tần tật thông tin về công cụ này sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết sau đây. Cùng theo dõi nhé!

Khái niệm thuật ngữ SPC là gì?

SPC là từ viết tắt của cụm Statistical Process Control hay còn được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là kiểm soát quá trình thống kê. Việc áp dụng phương pháp thống kê để  thu thập, phân tích và trình bày các dữ liệu liên quan đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp một cách đúng đắn, chính xác và kịp thời. Điều này sẽ giúp theo dõi, kiểm soát, cải tiến quá trình hoạt động của một đơn vị, một tổ chức bằng cách giảm tính biến động của yếu tố này.

Ngoài ra bạn cũng có thể hiểu rằng SPC chính là việc các doanh nghiệp sử dụng các kỹ thuật thống kê nhằm thu thập, phân tích, phân loại, xử lý thông tin. Các dữ liệu sẽ được nghiên cứu, tổng hợp giúp nhận biết được những thực trạng và sự biến động của quá trình đó.





Qua những dữ liệu thu thập được bằng SPC họ sẽ vạch ra chiến lược mớ giúp cho việc vận hành bộ máy sản xuất được tốt hơn
Qua những dữ liệu thu thập được bằng SPC họ sẽ vạch ra chiến lược mớ giúp cho việc vận hành bộ máy sản xuất được tốt hơn

Tìm hiểu về kiểm soát quá trình thống kê (SPC)

Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc một số thắc mắc liên quan đến phương pháp này.

Vì sao doanh nghiệp cần phải sử dụng công cụ SPC? 

Các doanh nghiệp luôn không ngừng phát triển và cải thiện sản phẩm bởi sự cạnh tranh rất khắc nghiệt trên thị trường hiện nay. Ngoài ra những chi phí hoạt động và sản xuất sản phẩm ngày càng tăng lên, các doanh nghiệp luôn phải tăng cường những biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm vấn đề về chi phí.

Khi quá trình sản xuất không có sự biến động hoặc chỉ xảy ra những biến động ngẫu nhiên thì sản phẩm sản xuất ra vẫn có thể đảm bảo được chất lượng. Tuy nhiên, khi có những biến động bất thường và không được phát hiện ngay thì có thể sản phẩm sẽ không để đảm bảo đúng chất lượng và làm ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp.

Với phương pháp SPC, bạn sẽ kiểm soát được ngay trong từng bước của quá trình sản xuất. Phương pháp này giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt được hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó phát hiện ra những xu thế mới, hướng đi mới và có những thay đổi mới cho quá trình sản xuất đang gặp phải. Đồng thời có thể phát hiện ra những lỗi hay nguyên vật liệu không phù hợp với tiêu chuẩn đề ra ngay từ ban đầu để ngăn chặn các sai sót kịp thời.





Với SPC, doanh nghiệp có thể chủ động kiểm soát các vấn đề trước đó để hạn chế rủi ro
Với SPC, doanh nghiệp có thể chủ động kiểm soát các vấn đề trước đó để hạn chế rủi ro

Mục đích của SPC là gì?

Ngày nay, việc kiểm soát doanh nghiệp bằng phương pháp thống kê SPC được áp dụng rất phổ biến và mang đến những lợi ích vô cùng thiết thực. Nhờ vào SPC mà bạn sẽ phát hiện được sự bất ổn trong quá trình vận hành và sản xuất.

Đồng thời, các doanh nghiệp sử dụng SPC cũng sẽ xác định được các tác nhân khiến quá trình sản xuất vượt ngoài tầm kiểm soát. Chỉ khi phát hiện đúng nguyên nhân thì mới đưa ra được hướng khắc phục kịp thời tránh gây thiệt hại về doanh thu cho doanh nghiệp.

Hơn nữa, sử dụng phương pháp kiểm soát hệ thống bằng thống kê giúp các tổ chức, doanh nghiệp nâng cao và cải thiện tính ổn định quá trình sản xuất hàng hóa. Hay nói cách khác là chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao.

Tác dụng của SPC là gì đối với doanh nghiệp

Việc áp dụng phương pháp kiểm soát quá trình bằng thống kê SPC giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề như:

  • Hỗ trợ nhà sản xuất kiểm tra, nắm bắt kịp thời những vấn đề còn tồn đọng và thường xuyên xảy ra trong quá trình làm việc. Giúp người quản lý thu thập được tất cả các dữ liệu cần thiết chỉ trong một thời gian ngắn.
  • Giúp doanh nghiệp phát hiện nhanh chóng những vấn đề tồn đọng chưa giải quyết được để kịp thời tháo gỡ. SPC hỗ trợ nhà sản xuất xác định và phòng tránh được những lỗi sai cũng như điều còn thiếu sót trong quá trình vận hành. Từ đó sẽ nâng cao hiệu quả và cải tiến quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm.
  • Dựa vào SPC người ta xác định được hiệu quả cải tiến và những thay đổi tích cực của doanh nghiệp. Thông qua đó, bạn sẽ có thể thay đổi, cải tiến toàn bộ chất lượng đầu ra của sản phẩm.




Việc sử dụng SPC giúp bạn phòng tránh được những lỗi sai và xác định hiệu quả trong quá trình cải tiến
Việc sử dụng SPC giúp bạn phòng tránh được những lỗi sai và xác định hiệu quả trong quá trình cải tiến

Một số điều cần chú ý khi sử dụng SPC là gì?

Để đảm bảo quá trình sử dụng công cụ SPC đạt được hiệu quả, bạn cần phải chú ý thêm một vài điều sau đây: 

  • Nắm rõ cơ sở của phương pháp thống kê được sử dụng trong quản lý chất lượng. Để có thể làm được điều này, các nhân viên phải được đào tạo đầy đủ các thông tin và nội dung quan trọng. 
  • Bạn phải là người có khả năng nhạy bén với các con số và luôn bình tĩnh trước những tình huống có thể bất ngờ xảy ra
  • Có kiến thức, chuyên môn và kinh nghiệm trong việc áp dụng kỹ thuật thống kê để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ trong công việc hàng ngày.




Trước khi tiến hành kiểm soát quy trình thống kê, bạn cần hiểu rõ về cách vận hành của phương pháp này
Trước khi tiến hành kiểm soát quy trình thống kê, bạn cần hiểu rõ về cách vận hành của phương pháp này

Ưu nhược điểm của công cụ SPC là gì?

Công cụ SPC ngày càng được nhiều doanh nghiệp biết đến và ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất hàng hóa và sản xuất công nghiệp. Qua khái niệm “SPC là gì?” ở trên chúng ta có thể hiểu đây là một công cụ, hệ thống có nhiều ưu điểm, đồng thời chúng ta cũng không thể phủ nhận được nhược điểm còn tồn tại. Cụ thể như sau

Ưu điểm

  • SPC giảm thiểu tối đa những biến cố không mong muốn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong quá trình vận hành, sản xuất.
  • SPC giúp doanh nghiệp tập hợp và phân tích số liệu dễ dàng mà không mất nhiều thời gian công sức.
  • Phương pháp SPC giúp người dùng xác định chính xác những nguyên nhân xảy ra sự cố một cách nhanh chóng. Đồng thời loại bỏ dễ dàng và đưa ra những phương án để ngăn ngừa khắc phục hậu quả kịp thời.
  • SPC giúp doanh nghiệp phát triển, nâng cao hiệu suất làm việc, vận hành của toàn hệ thống.




SPC thực sự là một công cụ hữu ích cho các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay
SPC thực sự là một công cụ hữu ích cho các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay

Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội dễ dàng nhận thấy, SPC cũng có một số nhược điểm. Vì trên thực tế không phải với bất cứ quá trình nào, hệ thống nào SPC cũng có thể hoạt động vận hành dễ dàng. Hơn nữa, để đạt được kết quả như mong muốn sẽ phải đảm bảo độ chính xác lớn, phương án này sẽ khá khó khăn khi không thể đưa ra những giải pháp kịp thời tới doanh nghiệp. Tuy nhiên nhược điểm này chỉ tồn tại với tỷ lệ khá nhỏ, bạn cũng không nên quá lo lắng.





Tuy có hiệu quả cao nhưng không phải quá trình nào cũng có thể vận hành dựa trên SPC
Tuy có hiệu quả cao nhưng không phải quá trình nào cũng có thể vận hành dựa trên SPC

Lời kết

Hi vọng với những thông tin trên, chúng ta đã phần nào hiểu được về “SPC là gì?”. Đây là một công cụ rất hữu ích với hoạt động và phát triển của doanh nghiệp mà bạn nên tìm hiểu để áp dụng trong công việc của mình. Chúc bạn luôn thành công.

Để cập nhật thêm kiến thức mới nhất hàng ngày về lĩnh vực Bất động sản/Môi giới bđs - Kinh tế tài chính - Đầu tư – Thị trường IPO - Hỏi đáp phát luật - Công nghệ, hãy truy cập Chuyên trang Tin tức của website Meeyland.com.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

20 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

20 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

20 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

20 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước