meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sốt đất cả trên mạng xã hội

Thứ ba, 22/03/2022-16:03
Làm “cò đất”, chỉ cần đăng rao bán nhà đất trên các trang mạng xã hội, các hội nhóm để tìm khách. Nếu khách đồng ý chốt đơn, “cò” thu về tay hàng chục triệu đồng …

Nghề tay trái, thu nhập chính

Những năm gần đây, thị trường buôn bán đất trở nên sôi động hơn bao giờ hết, cùng với đó, nghề “cò đất” trở thành nghề tay trái mang lại thu nhập chính cho rất nhiều người, với đầy đủ các thành phần từ những bà buôn gánh bán bưng, đến mấy anh lái xe ôm, taxi, bán bảo hiểm, giáo viên, nhân viên ngân hàng, thậm chí là công chức nhà nước … Và khi người người, nhà nhà dùng Facebook, Zalo, … thì dĩ nhiên, mạng xã hội không còn là nơi để sống ảo hay để kết nối bạn bè, người thân, mà nó trở thành một môi trường kinh doanh màu mỡ.

Không cần vốn nhiều, thậm chí không cần bỏ vốn, không cần rườm rà các thủ tục để mở công ty môi giới nhà đất mà mỗi tháng vẫn kiếm vài chục triệu đồng, có khi lên cả trăm triệu đồng là điều hoàn toàn có thể. Chính vì dễ kiếm tiền, thu nhập cao, trong khi công việc lại nhàn hạ, không đòi hỏi bằng cấp, chỉ cần siêng cập nhật, chăm tương tác là lấy được lòng tin khách hàng.



Ảnh: Chụp từ Facebook
Ảnh: Chụp từ Facebook

Chị N.T.H.H (Đức Thọ - Hà Tĩnh) ngoài công việc hành chính, thì trên trang facebook cá nhân đều đặn mỗi ngày là những bình luận tương tác, những khoảnh khắc thường nhật, chị không quên cập nhật tình hình đất đai với những lời chào mời độc lạ và những lần “chốt đơn” liên tục cho những lô đất khủng.

Chị N.V.T (Nghệ An) - giáo viên mầm non, “mất dạy” thời gian dài vì dịch Covid-19, chị chật vật nhận thêm ruộng, nuôi thêm con lợn, con gà chỉ mong trang trải đủ sống và nuôi hai đứa con đại học ở hai thành phố lớn, ấy thế mà qua giới thiệu từ một người bạn, chị nhập hội “môi giới nhà đất”. Facebook, zalo không còn thấy hình ảnh cô trò nữa, chỉ thấy toàn những lô đất xịn, những dự án “hót” với số lượng có hạn dành cho những ai nhanh tay cọc tiền.

Chị T. chia sẻ: “Lương giáo viên “ba cọc ba đồng” lại vất vả, chắt chiu giành dụm đôi khi vẫn phải vay mượn, khi đất đai lên giá, chỉ tranh thủ đăng bài, đưa khách đi xem đất, trộm vía trung bình mỗi tháng cũng kiểm được từ hai ba chục triệu”

“Thời đại 4.0, cả cung và cầu đều có thể cập nhật mọi thứ trên mạng xã hội, nếu bạn không có thời gian, không cần đến tận nơi xem đất, vì trên đây chúng tôi có tất cả mọi thông tin cho bạn tham khảo” – một tài khoản facebook chuyên môi giới bất động sản tự tin khẳng định khi được xin thông tin tư vấn.


Ảnh: Chụp từ Facebook
Ảnh: Chụp từ Facebook

Chỉ cần một bài đăng rằng bạn đang có nhu cầu thì ngay lập tức, vô số những “cò đất” sẽ nhiệt tình tư vấn và giới thiệu sản phẩm với cam kết sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu, tiện lợi là thế nhưng thực tế thì có thật như lời đồn là mỗi lô đất chỉ lời tình cảm hay bữa cà phê. Mỗi lô đất chỉ cần qua 1 khâu trung gian thì giá sẽ bị thổi lên cao vài chục triệu đồng có khi lên đến cả trăm triệu đồng. Chưa kể, không ít “cò đất” tại các địa phương khi có vốn sẽ liên kết với nhau để đầu tư mua đất tích trữ, hoặc tung tin đồn về các dự án ảo với mục đích nâng giá bán ra cao gấp nhiều lần so với giá ban đầu.

Chỉ cần tìm kiếm với cụm từ “mua bán nhà đất” trên tất cả càng nền tảng mạng xã hội thì ngay lập tức sẽ cho ra hàng ngàn kết quả tìm kiếm, đầy đủ từ các hội nhóm đến cá nhân, đủ để hiểu rằng hoạt động “cò đất” đang phát triển mạnh mẽ như thế nào. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự cạnh tranh giữa các “cò đất” với nhau, lại thêm một lý do khiến cho sàn giao dịch bất động sản them nhiễu loạn. Chính vì tình trạng này, nhiều người dân có nhu cầu về nhà ở, làm ăn chân chính rất khó để mua đất.



Ảnh: Chụp từ Facebook
Ảnh: Chụp từ Facebook

"Cò đất" hoạt động như thế nào?

Nếu như các công ty môi giới nhà đất đào tạo nên những chuyên viên môi giới có kiến thức về sản phẩm và thị trường để cung cấp thông tin đến khách hàng trong quá trình giao dịch một cách đầy đủ và chính xác nhất, từ đó khách hàng được hỗ trợ tối đa các quyền lợi cũng như các thủ tục liên quan. Thì “cò đất” với xuất phát từ những ngành nghề khác nhau và hầu hết là không có các kiến thức chuyên môn, rất dễ để nhận ra sự yếu kém khi được hỏi về các vấn đề mang tính luật lệ, pháp lý. Tài ăn nói và phương pháp “mưa dầm thấm lâu” có lẽ chính bí quyết thành công của những “nhân viên môi giới bất động sản tự xưng”.

Với phương thức hoạt động, tự hét giá, tự xây dựng thị trường, tự biến tấu chất lượng sản phẩm theo ý mình, và truyền miệng từ “cò” này sang “cò” khác. Nhưng mọi thông tin đưa ra đều khiến khách hàng hài lòng, vì sao? Vì “cò đất” chỉ nói những gì người khác muốn nghe, trong khi những người thực sự có nhu cầu thì ít ai có thể kiểm chứng được thông tin mà họ nhận được là thật hay ảo. Khi lợi nhuận mang lại quá lớn, thì việc lợi dụng lòng tin của khách hàng để chớp lấy cơ hội bán hàng bằng mọi cách là điều dễ hiểu. Chính vì thế, việc khách hàng bị lừa “chốt đơn” những lô đất ảo đã quá quen thuộc.

Hiện tại theo thống kê, có đến 90% người môi giới bất động sản không có kiến thức căn bản của người làm môi giới. Đây là một con số đang báo động, chính những thành phần này, sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình bất động sản trong một thời gian dài trong tương lai.

Cuối tháng 1/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 16 “Quy định xử phạt hành chính về xây dựng” bổ sung hàng loạt hành vi vi phạm của môi giới bất động sản sẽ bị xử phạt hành chính, trong đó có vấn đề siết chặt hoạt động của môi giới bất động sản. Cụ thể, các trường hợp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập mà không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng theo quy định; Cho mượn, cho thuê hoặc thuê, mượn chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản để thực hiện các hoạt động liên quan đến môi giới bất động sản; tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản sẽ bị phạt tiền từ 40 - 60 triệu đồng.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc từ năm 2022 trở đi, các tổ chức, cá nhân muốn hoạt động môi giới nhà đất phải thành lập doanh nghiệp, văn phòng và phải có chứng chỉ hành nghề. Các hành vi kinh doanh dịch vụ bất động sản mà không thành lập doanh nghiệp theo quy định hoặc không đủ số người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản theo quy định hoặc chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng theo quy định. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, dịch vụ sàn giao dịch bất động sản hoặc cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Sàn giao dịch bất động sản không có quy chế hoạt động hoặc hoạt động sai quy chế được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc hoạt động không có tên, địa chỉ theo quy định hoặc thay đổi tên, địa chỉ hoạt động nhưng không thông báo đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Các trường hợp trên sẽ bị phạt tiền từ 120 - 160 triệu đồng.

Xuân Hồng
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Khu du lịch là gì? Điều kiện xét thành khu du lịch các cấp

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

Chung cư tiếp tục dẫn đầu giao dịch trên thị trường bất động sản

Ồ ạt bỏ cọc sau khi trúng giá cao: Chuyên gia đề xuất "thuốc đặc trị"

Đưa tình trạng ngập úng vào tiêu chí định giá đất: Một số “khu nhà giàu” có trở nên bớt "nóng"?

“Tắc” hồ sơ đất đai: Ai sẽ chịu trách nhiệm?

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

Đất RSX là gì? Điểm đặc biệt trong quy định sử dụng đất RSX

Tin mới cập nhật

Khu du lịch là gì? Điều kiện xét thành khu du lịch các cấp

4 giờ trước

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

2 ngày trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

2 ngày trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

2 ngày trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

2 ngày trước