meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

SO là gì? Những điều bạn cần biết khi làm trong ngành xuất nhập khẩu

Thứ năm, 05/10/2023-17:10
Trong xuất nhập khẩu, để xác nhận nơi đặt hàng, kiểm tra hàng hóa theo quy định ta cần một loại chứng từ gọi là S/O. Vậy SO là gì? Ý nghĩa của SO trong nhập khẩu cụ thể ra sao? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.

Tìm hiểu chung về ngành xuất nhập khẩu

Ngành xuất nhập khẩu là gì?

Ngành xuất nhập khẩu (Import – Export) được biết đến là hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại quốc tế. Hoạt động này đề cập đến quá trình hợp tác, giao dịch giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau, giúp cho hàng hóa của các quốc gia được lưu thông và mang lại cơ hội mở rộng thị trường cho quốc gia đó.

Bên cạnh đó xuất nhập khẩu còn tạo nên các mối quan hệ kinh doanh mật thiết giữa các quốc gia với nhau. Đồng thời đẩy mạnh nền kinh tế trong nước phát triển, tạo việc làm cho người lao động.

Đây chính là khâu cơ bản nhất của hoạt động ngoại thương và đóng vai trò quan trọng tác động đến nhiều ngành nghề khác của quốc gia đó. Ngoài ra, xuất nhập khẩu cũng giúp thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.





Ngành xuất nhập khẩu góp phần đẩy mạnh lưu thông hàng hóa trong nước
Ngành xuất nhập khẩu góp phần đẩy mạnh lưu thông hàng hóa trong nước

Những công việc khi làm ngành xuất nhập khẩu

Nhân viên xuất nhập khẩu là người kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước hoặc ngoài nước với nhau, giúp hàng hóa lưu thông một cách dễ dàng, thuận lợi và nhanh chóng hơn. Những công việc phải làm trong ngành xuất nhập khẩu bao gồm:

  • Làm việc trực tiếp với khách hàng, thực hiện đàm phán và ký kết hợp đồng
  • Nhận hợp đồng và tiến hành hoàn tất thủ tục cũng như chứng từ xuất nhập khẩu
  • Nhận tiền thanh toán của khách hàngbằng nhiều hình thức khác nhau
  • Hoàn thiện thủ tục hải quan để việc xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra suôn sẻ nhất
  • Tiếp nhận hồ sơ hàng hóa và số lượng hàng hóa trong quá trình làm hồ sơ
  • Quản lý đơn hàng và hợp đồng, duy trì lượng khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới

SO là gì?

SO là viết tắt của Shipping Order, có nghĩa là đơn hàng vận chuyển dùng để xác nhận rằng người vận chuyển đã đặt một chỗ trên tàu. Shipping Order do hãng tàu cấp cho người gửi hàng. Có đơn vận chuyển thì người ta sẽ có thể xác nhận vị trí đặt hàng, kiểm tra hàng hóa tại  ga, container, bến tàu để nhận một số lượng hàng hóa theo quy định.





Giải đáp câu hỏi: “SO là gì?”
Giải đáp câu hỏi: “SO là gì?”

Ý nghĩa của SO trong xuất nhập khẩu

Vậy bạn có biết ý nghĩa của S/O là gì trong xuất nhập khẩu? Thông thường, S/O sẽ được đơn vị chuyên cung ứng dịch vụ vận chuyển phát hành để đưa đơn hàng tới đúng tay khách hàng. Bởi chỉ khi có thông tin của đơn hàng vận chuyển, chúng ta mới có thể kiểm tra được các thông tin như điểm gửi, điểm đến, nơi lưu trữ,…

Một Shipping Order sẽ bao gồm các thông tin sau: sản phẩm đặt hàng, địa chỉ và tên người giao nhận, số lượng hàng hoá, số chuyến tàu đi, thời gian bắt đầu vận chuyển, thời gian nhận hàng. Đồng thời còn có thông tin về loại kiện hàng và số kiện hàng được ghi trên đó

Trong đơn đặt hàng vận chuyển cũng có một khoảng trống để khách hàng có thể ký tên lên đó và được đính kèm với lô hàng để người nhận có thể xác minh được những mặt hàng đã nhận. Tóm lại, một S/O sẽ gồm những thông tin cơ bản về hàng hoá để đơn vị vận chuyển hoặc đơn vị giao nhận có đủ thông tin nhằm giao sản phẩm tới đúng tay khách hàng.





SO bao gồm những thông tin cơ bản nhằm đảm bảo quá trình vận chuyển chính xác với yêu cầu khách hàng
SO bao gồm những thông tin cơ bản nhằm đảm bảo quá trình vận chuyển chính xác với yêu cầu khách hàng

Những kiến thức bạn nên có khi làm trong ngành xuất nhập

Trên đây là những điều bạn cần biết về SO bao gồm khái niệm SO là gì? Một SO bao gồm những gì? Ngoài ra còn một số kiến thức mà bạn nên biết về ngành xuất nhập khẩu để có thể mang lại hiệu quả cao cho công việc của mình.

Nắm vững được quy trình và chính sách xuất nhập khẩu

Một nhân viên trong ngành xuất nhập khẩu cần nắm rõ chính sách cũng như quy trình đối với từng mặt hàng, dịch vụ kinh doanh chính của công ty mình. Họ cần biết loại hàng nào được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu? Điều kiện về hạn ngạch, giấy phép, chứng từ,... cần thiết để xuất nhập khẩu loại hàng hóa đó là gì? Ngoài ra, nhân viên xuất nhập khẩu còn cần nắm rõ quy trình xuất nhập khẩu cơ bản nhất được diễn ra như nào.





Nhân viên làm trong ngành xuất nhập khẩu cần hiểu rõ khái niệm “SO là gì?”
Nhân viên làm trong ngành xuất nhập khẩu cần hiểu rõ khái niệm “SO là gì?”

Hình thức giao nhận vận tải

  • Với giao nhận vận tải trong nước: Cần nắm rõ mục đích, cách vận hàng và các loại phương tiện cùng chi phí liên quan. Ngoài ra, nhân viên xuất nhập khẩu còn cần tìm hiểu những danh mục cảng biển và cảng sông ở Việt Nam.
  • Với giao nhận vận tải quốc tế: Cần nắm rõ các loại phương tiện vận tải và những chi phí, phụ phí liên quan. Đồng thời biết được danh sách sân bay, cảng biển ở các quốc gia liên kết, lưu ý đến các hình thức vận tải quốc tế, chứng từ vận tải quốc tế như SI, BL, CO, booking, AWB,...

Hiểu biết về thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là kiến thức được coi là cơ bản và là nền tảng khi tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu. Một số phương thức cũng như công cụ để thanh toán quốc tế hiện nay, những ưu điểm và khó khăn mà những phương thức đó mang lại cũng là điều bạn nên tìm hiểu và nắm được.

Nắm rõ về những thủ tục hải quan

Những điều bạn cần biết về thủ tục hải quan bao gồm:

  • Các chính sách liên quan về hải quan, pháp luật, các thông tư, nghị định cùng các mức xử phạt hành chính nếu có sai sót xảy ra
  • Cách áp mã hàng hóa (HS code) và cách tính thuế xuất nhập khẩu, tính trị giá hải quan
  • Nắm rõ những quy định thông quan tại các khu vực như chi cục, cửa khẩu, sân bay,...
  • Biết được những nguyên lý cơ bản trong việc làm quyết toán, hoàn thuế, VAT, VNK,...




Thủ tục hải quan điều mà người làm trong ngành xuất nhập khẩu phải hiểu rõ
Thủ tục hải quan điều mà người làm trong ngành xuất nhập khẩu phải hiểu rõ

Những chứng từ phục vụ cho việc xuất nhập khẩu

Chứng từ xuất nhập khẩu là những giấy tờ vô cùng quan trọng trong xuất nhập khẩu, có giá trị trước pháp luật. Bạn phải biết hoàn thiện các chứng từ xuất nhập khẩu thanh toán tùy theo từng phương thức thanh toán khác nhau mà khách hàng lựa chọn. Ngoài ra, bạn cần phải biết xin giấy phép chuyên ngành, kiểm định, kiểm tra chất lượng, an toàn và công bố có phù hợp với quy định hay không.

Biết cách giao dịch và đàm phán

Bạn cần phải biết đàm phán một cách chuyên nghiệp, hiệu quả, thành công và có lợi nhất cho doanh nghiệp của mình bao gồm cả giao dịch offline và trực tiếp gặp gỡ. Hiểu rõ những điều khoản và hình thức, các lưu ý trước khi ký kết hợp đồng với bất kỳ đối tác nào, bởi hợp đồng rất quan trọng nếu không cẩn thận sẽ rất dễ gây thiệt hại cho doanh nghiệp.





Yếu tố tiên quyết để trở thành nhân viên xuất sắc trong ngành xuất nhập khẩu là kỹ năng đàm phán
Yếu tố tiên quyết để trở thành nhân viên xuất sắc trong ngành xuất nhập khẩu là kỹ năng đàm phán

Khả năng ngoại ngữ

Kiến thức về ngoại ngữ là vô cùng cần thiết, bạn cần phải thông thạo ít nhất một thứ tiếng thứ hai như tiếng Anh để có thể thực hiện những giao dịch với khách hàng. Nếu bạn biết thêm được những ngôn ngữ khác nữa chính là một lợi thế vô cùng lớn.

Lời kết

Ngành xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước vì thế mà việc tìm hiểu về ngành này là rất cần thiết. Hy vọng những chia sẻ trên của chúng tôi về thắc mắc “SO là gì?” sẽ giúp ích cho công việc của các bạn.

Để cập nhật thêm kiến thức mới nhất hàng ngày về lĩnh vực Bất động sản/Môi giới bđs - Kinh tế tài chính - Đầu tư – Thị trường IPO - Hỏi đáp phát luật - Công nghệ, hãy truy cập Chuyên trang Tin tức của website Meeyland.com.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

18 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

18 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

18 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

18 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước