Shopee bỏ xa các đối thủ Tiki, Lazada và Sendo về lượng truy cập
BÀI LIÊN QUAN
Đề xuất sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho người bánBất động sản thương mại được dự báo sẽ sớm sôi động trở lạiNhà phố thương mại liên tục tăng giá bán dù ế ẩm khách thuêVài năm trở lại đây mạng Internet tại thị trường Việt Nam chiếm ưu thế khi người dùng ngày càng gia tăng, nhu cầu mua sắm trực tuyến cũng trở thành xu hướng tất yếu của thị trường. Theo số liệu thống kê, Việt Nam có 70,3% người sử dụng Internet và 49,3 triệu người đăng kí tham gia mua sắm trực tuyến.
Theo dự báo của e-Conomy SEA 2021, nền kinh tế kỹ thuật số Việt Nam sẽ tăng trường khoảng 31% lên 21 tỷ USD và đến năm 2025 có thể đạt được 57 tỷ USD nếu vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng như hiện nay. Chỉ trong vỏn vẹn 5 năm qua, doanh thu thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng gấp đôi với con số ấn tượng. Nếu năm 2016, doanh thu của thương mại điện tử là 5 tỷ USD thì đến năm 2019 con số này đã đạt mốc 10 tỷ USD. Đặc biệt, Việt Nam cũng là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á đạt mức tăng trưởng 2 con số ở ngành thương mại điện tử.
Một thị trường tiềm năng như Việt Nam đã mở ra cơ hội cực lớn với các doanh nghiệp thương mại điện tử nhưng đồng thời đó cũng là thách thức khi sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Các ông lớn như Shopee, Lazada, Tiki, Amazon… gia nhập thị trường Việt Nam với mong muốn sẽ kiếm được doanh thu lớn. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh giành thị phần đã đốt không ít tiền của các hãng này nên họ đã liên tục báo lỗ vì phải đầu tư tiền quảng cáo.
Tuy nhiên, nếu xét về lượng truy cập thì các doanh nghiệp vẫn đạt được những con số ấn tượng. Dẫn đầu trong bảng thống kê chính là lượng truy cập của Shopee với tổng lượng truy cập đạt 89 triệu. Màu cam đặc trưng của Shopee đã trở nên phổ biến và chiếm ưu thế trên các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram và Tiktok…
Đối với các sàn thương mại điện tử khác cũng ghi dấu với những con số nhưng so với Shopee thì vẫn chưa là gì. Tổng lượng truy cập của Lazada đạt 20,6 triệu lượt xếp vị trí thứ 4, theo sau là Tiki với 17,8 triệu lượt truy cập và Sendo tụt hạng với 5 triệu lượt truy cập chỉ xếp ở vị trí thứ 11. Như vậy tổng lượt truy cập của Tiki, Lazada và Sendo cộng lại cũng chưa bằng được một nửa tổng lượng truy cập của Shopee.
Điều này cũng khá dễ hiểu khi Shopee có công ty mẹ ở nước ngoài với tiềm lực tài chính rất lớn, nên đương nhiên việc đầu tư tiền quảng cáo hay giành thị phần sẽ dễ dàng hơn so với các sàn thương mại điện tử còn lại. Bên cạnh đó, một lý do nữa khiến nhiều người chọn dùng sàn thương mại điện tử Shopee là vì giao diện bắt mắt, thân thiện và dễ sử dụng hơn.
Trong khi Shopee đang được ưa chuộng thì Tiki lại khá chật vật trong việc đàm phán để gia tăng vốn. Có nguồn tin cho biết, Tiki đang muốn hợp tác với Shinhan Bank để có được số vốn đầu tư mới trị giá 40 triệu USD. Trước đó, Tiki cũng từng huy động 1000 tỷ đồng trái phiếu phát hành riêng lẻ để bổ sung dòng tiền. Cuối năm 2021, Tiki cũng huy động thành công được 258 triệu USD từ AIA Insurance Inc. nhằm mở rộng thị phần, đầu tư thêm vào việc nâng cấp công nghệ và sắp tới là phục vụ việc IPO.
Về phía Sendo tình hình buôn bán cũng không được khá hơn khi từ cuối năm 2020 công ty này thông báo chưa có thêm vòng gọi vốn thành công nào. Từng có thông tin Sendo muốn sáp nhập cùng với Tiki nhưng thương vụ này lại thất bại.
Nguyên nhân của việc các sàn thương mại điện tử liên tục báo lỗ
Năm 2021 là một năm khó khăn với các ngành kinh doanh nhưng lại là một năm đầy cơ hội với các sàn thương mại điện tử, khi dịch bệnh kéo dài có lệnh giãn cách xã hội nhu cầu mua sắm của người dân qua các sàn thương mại điện tử tăng cao. Tuy nhiên, điều đó cũng chỉ diễn ra trong thời gian đầu còn về sau sức mua sắm của người dân đã giảm do tình hình kinh tế khó khăn.
Trên thực tế, các sàn thương mại điện tử để thúc đẩy nhu cầu mua sắm đã thường xuyên phải mở ra các đợt khuyến mãi hấp dẫn, do vậy biên độ lợi nhuận cũng giảm đáng kể chỉ dao động từ 5 – 10% hoặc có thể thấp hơn mức đó. Ngoài ra, việc phải “đốt tiền” cho hệ thống vận hành, chi phí quảng cáo truyền thông, tiếp thị bán hàng đã khiến cho lợi nhuận thu về khổng thấm vào đâu. Cho dù các hang đã hết sức tiết kiệm chi phí nhưng đó là những khoản tiền bắt buộc phải chi để có thể giữ được khách hàng và thị phần trên thị trường.
Một lý do nữa khiến các sàn thương mại điện tử liên tục báo lỗ chính là việc các đối thủ cạnh tranh xuất hiện quá nhiều. Ngoài những đối thủ là các sàn thương mại điện tử, còn có các đối thủ là công ty công nghệ, hay các cá nhân cũng đang thúc đẩy việc bán hàng… Như vậy, người mua sẽ có thêm nhiều lựa chọn và vì thế lượng khách hàng của các sàn thương mại điện tử đương nhiên giảm đi rất nhiều.
Khó khăn, rủi ro nhưng các nhà đầu tư vẫn không ngại rót tiền vào ngành thương mại điện tử
Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada… không tính toán những bài toán kinh doanh thông thường mà bài toán của họ chính là tài chính lâu dài. Mặc dù kết quả kinh doanh không tốt nhưng nếu được lên sàn và bán được cổ phiếu, cổ phiếu tăng giá thì con số họ thu về sẽ giải quyết được mọi vấn đề.
Lí do thứ hai khiến các nhà đầu tư vẫn rót tiền vào các sàn thương mại điện tử là vì họ có một tệp khách hàng rất lớn và những người này là những người thật sự có nhu cầu mua sắm. Vì thế, một số quỹ hay doanh nghiệp vẫn tìm cách đầu tư với mục đích sử dụng các tệp khách hàng đó cho mục tiêu khác. Ví dụ cụ thể nhất chính là việc Alibaba đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ cho Lazada để đưa hàng Trung Quốc tiếp cận với thị trường Việt Nam thông qua việc người dung có thể mua hàng từ các kho hàng trực tiếp của họ.
Hay đối với Vinmart họ phát triển sàn thương mại Adayroi cũng không quan tâm đến lợi nhuận mà quan trọng là họ muốn hoàn thành hệ sinh thái khép kín của mình. Adayroi sẽ gửi tới khách hàng những sản phẩm độc quyền của Vin mà những ai sử dụng dịch vụ của Vingroup sẽ đều cảm thấy tiện lợi hơn nếu mua sắm trên Adayroi.
Ngoài ra, các sàn thương mại điện tử cũng là một thước đo chuẩn xác cho hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Thông qua đó, các nhà đầu tư có thể hoạch định các sản phẩm mà người tiêu dùng quan tâm để mở rộng thị phần của sản phẩm đó trên thị trường.
Doanh nghiệp Việt Nam liệu có thể tham gia vào cuộc đua với các sàn thương mại điện tử nước ngoài?
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam việc tham gia vào cuộc đua này quả thật sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Vì các thương hiệu nước ngoài đã tạo dựng được thành công và trở thành gương mặt quen thuộc với các khách hàng. Cho nên khi muốn mua một thứ gì đó khách hàng sẽ nghĩ ngay đến các trang mua bán đã quen mặt với họ. Đồng thời, sự phong phú, đa dạng trong việc đưa các mặt hàng lên sàn thương mại điện tử cũng sẽ thu hút được nhiều người dung hơn.
Vì thế, nếu muốn tham gia vào thị trường này các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghiên cứu hết sức kĩ lưỡng. Từ việc áp dụng các công nghệ và nền tảng thông minh như: AI, Plat From, CRM, ERP, Affiliate… nhằm nâng cao năng suất bán hàng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần chọn mô hình kinh doanh thông minh để thích nghi với thị trường ngày càng khốc liệt. Để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất các doanh nghiệp cũng cần phải tham khảo mô hình liên kết các chuỗi giá trị cung ứng, tạo một chu trình khép kín giảm tối đa chi phí đầu tư.
Thị trường thương mại điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến và sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai. Đây là “miếng bánh” cho các doanh nghiệp đầu tư nhưng cũng là thách thức lớn nên cần đến những chiến lược đầu tư kinh doanh thông minh, hiệu quả.