Segment là gì? Vai trò của segment trong lĩnh vực marketing
BÀI LIÊN QUAN
Chi tiết các bước xây dựng kế hoạch công trình hiệu quả, thành côngCách lập bảng kế hoạch cá nhân của học sinh, sinh viênHướng dẫn chi tiết cách viết kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong 3 năm tớiSegment là gì?
Segment là gì là một khái niệm mới lạ đối với nhiều người. Chúng ta có thể hiểu segment là việc chia nhỏ từ một khối tổng thể. Bên cạnh đó, các bạn tìm hiểu rõ hơn qua khái niệm segmentation là gì? Segmentation được hiểu là phân khúc thị trường - cách một doanh nghiệp phân chia khách hàng của họ thành nhiều nhóm nhỏ hoặc phân khúc nhỏ có đặc điểm chung. Có rất nhiều cách để chia khách hàng của bạn thành các nhóm. Đây là lý do tại sao định nghĩa phân khúc thị trường của riêng bạn có thể khác với đối thủ cạnh tranh của bạn.
Dưới đây là một vài ví dụ về phân khúc khách hàng để tạo ra các nhóm khách hàng khác nhau:
- VIP: Là những khách hàng mua sắm thường xuyên hoặc chi tiêu nhiều tiền nhất.
- Người dùng hoạt động lâu năm là khách hàng mua sắm định kỳ.
- Khách hàng mới tái kích hoạt và mua hàng, sau đó ngừng hoạt động trong. một khoảng thời gian rồi thực hiện một giao dịch mua khác.
- Khách hàng thường xuyên nhưng ở cấp thấp, mua sắm và chi tiêu ít tiền hơn.
- Khách hàng mới thực hiện giao dịch mua hàng đầu tiên của họ.
- Khách truy cập mới đăng ký danh sách gửi thư của bạn mà không mua hàng.
Vai trò của Segment là gì?
Kết quả của việc phân khúc thị trường là nhà quản trị marketing nhận biết được thị trường sản phẩm của họ có bao nhiêu nhóm khách hàng khác biệt về nhu cầu và mong muốn. Mỗi đoạn thị trường là một nhóm khách hàng có sự đồng nhất về nhu cầu, mong muốn, sở thích và phản ứng giống nhau trước những tác động của các biện pháp marketing.
Từ đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn thị trường mục tiêu là một nhóm hoặc một số nhóm khách hàng phù hợp để tập trung nỗ lực vào dịch vụ phục vụ. Thị trường mục tiêu là các nhóm khách hàng mà đơn vị có lợi thế cạnh tranh khác biệt, có điều kiện phục vụ tốt nhất và có khả năng thu lợi nhuận cao nhất.
Trong thực tế, ngay cả khi doanh nghiệp quyết định hướng vào toàn bộ thị trường chứ không chỉ riêng một đoạn thị trường nào đó, nhưng quyết định này cũng có thể được thông qua sau khi đã tiến hành phân đoạn thị trường.
Vậy nên, phân đoạn thị trường là một khâu không thể thiếu để cho sự thành công của một kế hoạch marketing, cũng như đưa ra các quyết định marketing cụ thể. Đồng thời, các bước này cũng để mô tả quá trình quản trị marketing tiếp theo, sau khi doanh nghiệp đã lựa chọn được thị trường mục tiêu.
Các bước để market segment hiệu quả
Sau khi tìm hiểu rõ segment là gì? Để có thể phân khúc thị trường chuẩn và tiếp thị tới đúng đối tượng mục tiêu khách hàng của doanh nghiệp, bắt buộc cần phải có một quy trình cụ thể. Hãy cùng chúng tôi xem 6 bước hướng dẫn chi tiết để thực hiện phân đoạn thị trường cho doanh nghiệp dưới đây nhé.
Khảo sát thị trường và thu thập dữ liệu
Trước khi bắt tay vào một chiến dịch marketing, việc đầu tiên bạn cần làm là khảo sát nghiên cứu thị trường. Bạn có thể thu thập dữ liệu từ nguồn internet, thông qua các chuyên gia phân tích thị trường, bạn bè đang làm việc trong nghề,… để có thể học hỏi và hiểu chi tiết hơn về thị trường. Từ đó xác định mục tiêu chiến dịch là gì? Đối tượng khách hàng hướng đến là ai?
Tuy nhiên những nguồn thông tin này khá chủ quan và chỉ để tham khảo, nếu có điều kiện bạn cần thực hiện những cuộc khảo sát thị trường trên quy mô đủ lớn để có thể làm đại diện cho thị trường. Thông thường một cuộc khảo sát có từ 100 – 1000 người tùy thuộc thị trường lớn hay nhỏ. Sau khi khảo sát nghiên cứu thị trường bạn đã có thể nắm được đầy đủ dữ liệu cần thiết và có cái nhìn rõ ràng về insight của khách hàng.
Dựa vào các dữ liệu khảo sát thị trường ở bước trên, các chuyên gia sẽ tiến hành phân tích dữ liệu và đưa ra các nhận định về tình hình thị trường hiện tại, xu hướng trong thời gian ngắn hạn và dài hạn. Từ đó xác định được các phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp có thể đáp ứng.
Phân đoạn thị trường
Bạn có thể phân đoạn thị trường theo các phân khúc nhỏ như:
- Xác định phân khúc theo quốc gia, vị trí địa lý: Quan tâm tới khu vực, mã zip, thành phố để có thể thu nhỏ lại phạm vi tiếp cận khách hàng quan tâm tới phân khúc đó.
- Xác định phân tích theo nhân khẩu học: Xác định theo tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, ngôn ngữ giao tiếp, số thành viên trong gia đình,… để có thể tìm được dữ liệu đầy đủ nhất về tệp khách hàng đó.
- Xác định phân khúc theo tâm lý học: Tổng hợp về sở thích, thái độ sống, quan điểm chính trị, đời sống xã hội của các khách hàng mục tiêu.
- Một số phân khúc khác như: mối quan hệ xã hội, lợi ích của khách hàng tìm kiếm,…
Mô tả đặc điểm từng phân khúc thị trường
Khi bạn đã xác định được các phân đoạn thị trường tiềm năng, bước tiếp theo bạn sẽ cần mô tả chi tiết từng phân khúc thị trường có thật sự chuẩn không, nếu đã là một đoạn thị trường chuẩn thì có những đặc điểm gì từ đó có cái nhìn rõ nét nhất, giúp dễ dàng trong việc xác định thị trường mục tiêu sau này.
Một số tiêu chuẩn bạn có thể tham khảo khi mô tả đặc điểm của từng phân khúc thị trường:
- Tính đồng nhất: Những người tiêu dùng trong cùng một phân khúc thị trường phải có ít nhất một điểm chung.
- Tính dị thể: Mỗi phân khúc nên khác với những phân khúc còn lại.
- Tính đo lường: Cần có một nguồn dữ liệu để đo lường phân khúc thị trường.
- Tính ấn tượng: Thị trường cần phải có lợi nhuận để đảm bảo sự chú ý.
- Tính hữu ích: Doanh nghiệp có thể giao tiếp và phân phối sản phẩm đến phân khúc đó.
- Tính đa dạng: Có thể phát triển một chiến dịch tổng hợp đặc biệt cho phân khúc thị trường.
- Tính phản ứng nhanh: Các khách hàng thuộc phân khúc sẽ phản ứng tốt đối với chiến dịch marketing riêng biệt thay vì một chiến dịch quảng cáo chung chung.
Đánh giá sự hấp dẫn của các phân khúc thị trường
Đánh giá phân khúc thị trường được thực hiện sau bước nghiên cứu và phân đoạn thị trường, tư đó xem xét phân khúc nào phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp, sau đó chọn ra thị trường mục tiêu. Khi đánh giá các phân khúc thị trường, người quản trị marketing phải xem xét các yếu tố sau:
- Đối thủ cạnh tranh: Liệt kê các đối thủ đáng gờm có trong cùng một phân khúc, doanh nghiệp cần đưa ra ưu – nhược điểm của mình so với từng đối thủ để xem mình lợi thế cạnh tranh.
- Nguồn lực công ty: Công ty đủ nguồn lực để đảm bảo tranh công trong phân khúc thị trường đó.
- Kích thước phân khúc: Phân khúc này sẽ có tiềm năng phát triển và đủ doanh số của kế hoạch đưa ra không?
- Tốc độ tăng trưởng của từng phân khúc: Đây là phân khúc tiềm năng không, tương lai phân khúc này tăng hay giảm và phát triển theo hướng đi nào, có tốt cho doanh nghiệp của bạn hay không?
- Lợi nhuận của từng phân khúc: Tỷ suất của từng phân khúc có lợi nhuận cao hay thấp?
- Khả năng tiếp cận phân khúc: Dựa vào các kênh truyền thông và phân phối tiếp cận đúng đối tượng khách hàng hay không?
- Phân biệt các phân khúc: Phân khúc có đủ khác biệt để đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ không? Có tiềm năng hơn các đối thủ hay không?
Định thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu là phần thị trường hấp dẫn, phù hợp với khả năng mà doanh nghiệp hướng đến, ở đó tập hợp lượng lớn khách hàng tiềm năng. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là lên chiến lược để thu hút và thỏa mãn khách hàng ở thị trường mục tiêu , từ đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Sau khi đã đánh giá phân khúc thị trường, thì doanh nghiệp hãy cân nhắc để chọn ra những phân khúc hấp dẫn và phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp, đưa ra thị trường mục tiêu và loại những phân khúc kém hấp dẫn hơn.
Định vị thương hiệu
Định vị trên thị trường là tạo cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp hình ảnh riêng, khác biệt và vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng một phân khúc, từ đó mang đến những trải nghiệm tuyệt vời và ấn tượng cho khách hàng.
Kết luận
Với những chia sẻ về segment là gì? Vai trò của segment trong lĩnh vực marketing vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp tìm ra phân khúc thị trường tiềm năng phát triển sản phẩm của mình. Từ đó đem lại lợi nhuận cho công ty. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi
Để cập nhật thêm kiến thức mới nhất hàng ngày về lĩnh vực Bất động sản/Môi giới bđs - Kinh tế tài chính - Đầu tư – Thị trường IPO - Hỏi đáp phát luật - Công nghệ, hãy truy cập Chuyên trang Tin tức của website Meeyland.com.