meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Scamper là gì? Việc ứng dụng mô hình Scamper vào trong đổi mới sáng tạo

Thứ sáu, 31/03/2023-00:03
Trong kinh doanh, việc tìm ra những ý tưởng mới để sáng tạo và xây dựng đường lối phát triển cực kì quan trọng, việc vận dụng mô hình Scamper đã trở nên phổ biến từ đây khi nhu cầu tìm ý tưởng của các doanh nghiệp tăng cao.  

Scamper là gì?

Scamper là một mô hình chuyên về kĩ năng tư duy tổng hợp do Michael Mikalko sáng tạo ra. Mô hình này được áp dụng một cách hiệu quả vào trong các doanh nghiệp để tìm ra những ý tưởng kinh doanh mới mẻ hay những sự sáng tạo trong công việc nhằm cải thiện kết quả của doanh nghiệp.  Mô hình Scamper được xem như giải pháp tối ưu hình thành trên cơ sở tổng hợp những ý tưởng tốt xuất hiện qua các bước triển khai, Scamper hình thành dựa trên nguyên tắc chung là thúc đẩy đặt sự việc dưới nhiều góc nhìn khác nhau để hình thành được các ý tưởng mới phù hợp với từng phương pháp cụ thể.

Vậy mô hình Scamper bao gồm những gì? Ví dụ dễ hiểu nhất là một nhà sản xuất về máy tính và máy in đang cần tìm những sản phẩm mới để bán ra thị trường thì khi áp dụng mô hình Scamper sẽ có những định hướng như sau: 

- Substitute: Lựa chọn và sử dụng nguyên vật liệu công nghệ cao để có thể tạo ra các sản phẩm chất lượng.

- Combine: Thử tích hợp máy tính với máy in, máy in với máy quét để giảm thiểu tối đa các công đoạn và sự cồng kềnh.

- Adapt: Sử dụng mực in chất lượng và giấy tốt để cho ra sản phẩm tốt nhất. 

- Modify: Đa dạng hóa các kiểu dáng, kích thước cũng như thiết kế của các loại máy móc. 

- Put to other uses: Sản phẩm cũng có thể tích hợp thành máy photo, máy fax.

- Eliminate: Hạn chế tiếng ồn từ máy, màn hình màu hoặc mực màu, …

- Reverse: Nên chọn thêm các phụ kiện để kê máy cũng như ghế ngồi…


Scamper là một mô hình chuyên về kĩ năng tư duy tổng hợp do Michael Mikalko sáng tạo ra, mô hình này được áp dụng một cách hiệu quả vào trong các doanh nghiệp để tìm ra những ý tưởng kinh doanh mới mẻ
Scamper là một mô hình chuyên về kĩ năng tư duy tổng hợp do Michael Mikalko sáng tạo ra, mô hình này được áp dụng một cách hiệu quả vào trong các doanh nghiệp để tìm ra những ý tưởng kinh doanh mới mẻ

Cách sử dụng mô hình Scamper một cách hiệu quả

Muốn biết được cách sử dụng mô hình Scamper hiệu quả thì cần phải biết được các sử dụng của từng thành phần cấu tạo nên mô hình này cụ thể như sau:

SUBSTITUE - Thay thế một điều gì đó 

Thay thế là một phương pháp rất cần thiết để phát triển những ý tưởng khác nhau tương ứng với bất cứ trường hợp nào cũng có thể xảy ra. Đừng bao giờ phụ thuộc vào một cách mà hãy nghĩ thành nhiều cách để thay đổi và xoau chuyển thành mỗi kiểu khác nhau. Ví dụ như nhà khoa học Paul Ehrlich liên tục thay thế một màu này bằng một màu khác để tìm ra màu chính xác nhuộm rĩnh mạch cho chuột thí nghiệm. Đối với phương pháp này có thể thay thế sự vật, địa điểm, con người, ý tưởng và thậm chí cảm xúc. Muốn thực hiện được điều này có thể đặt ra một số câu hỏi như sau:

Những câu hỏi sau đây có thể giúp bạn làm điều này:

- Trong hệ thống có thể thay thế hay hoán đổi bộ phận nào?

- Những nhân sự nào có thể thay thế?

- Qui tắc nào có thể thay đổi được?

- Những nguyên vật liệu khác có thể thay thế được không

- Các quy trình, thủ tục có thể thay thế vị trí cho nhau không? 

- Ý tưởng này có thể dùng được tại địa điểm khác không? 

COMBINE - Kết hợp với một điều gì khác

Để tạo ra những điều mới mẻ thì việc kết hợp suy nghĩ sáng tạo với những ý tưởng và đối tượng trước đó không liên quan sẽ mang đến những điều mới mẻ. Đây là quá trình tổng hợp được các chuyên gia nhận định là bản chất của sự sáng tạo. Ở giai đoạn này, cần phải đặt những câu hỏi như sau để tìm ra đáp án: 

- Ý tưởng hoặc thành phần nào có thể kết hợp lại với nhau 

- Liệu có thể kết hợp các mục đích của đối tượng hay không?

- Những yếu tố nào có thể kết hợp để tăng hiệu quả?

- Những vật liệu nào có thể kết hợp với nhau? 

ADAPT - Thích ứng một điều gì đó

Nếu muốn sáng tạo và có sự độc đáo bắt buộc chúng ta phải làm quen với những ý tưởng của người khác, đó chính là nền tảng để có thể nghiên cứu và làm mới bản thân thay vì chỉ biết chú trọng vào bản thân với những ý tưởng dần đi theo lối mòn. Trong giai đoạn này hãy đặt ra câu hỏi: 

- Đối tượng được xem xét giống với đối tượng nào không?

- Trong tình huống khác có thể thay thế đối tượng khác gần giống không? 

- Có thể đề xuất ý tưởng khác không? 

- Những điều gì và khía cạnh nào có thể vay mượn để biến thành của mình? 

- Những ý tưởng nào có thể hợp nhất với nhau? 

- Quá trình nào có thể được áp dụng phù hợp nhất? 

MAGNIFY/MODIFY - Tăng cường/Điều chỉnh

Một cách đơn giản để nghĩ ra ý tưởng mới là hãy chọn đối tượng khác rồi điều chỉnh thêm những điều mới thay vì giữ nguyên như cũ. Với một đối tượng mới thì sẽ có những góc nhìn và cách phát triển mới.

- Trong các yếu tố nên điều chỉnh yếu tố nào? 

- Nên tăng và giảm cường độ của yếu tố nào? 

- Yếu tố nào có thể lặp lại và tạo ra những bản sao?

- Yếu tố nào có thể bổ sung thêm hoặc sử dụng những yếu tố có tính chất mạnh hơn?

Trong sự sáng tạo bạn sẽ thấy rất nhiều khía cạnh thú vị của vấn đề và hãy điều chỉnh mọi vấn đề cho phù hợp với cảm xúc bằng cách đặt những câu hỏi như sau:

- Có thể thay đổi vấn đề theo chiều hướng nào để tốt hơn? Điều chỉnh vấn đề ra sao và theo hướng mới được không? 

- Liệu thay đổi một trong số các bộ phận như màu sắc, ý nghĩa, chuyển động, âm thanh hay mùi hương có được không? 

- Trong từng bước có thể thay đổi những khâu nào và có làm biến đổi khác tính chất của sự việc không? 

- Có thể nhìn nhận vấn đề hoặc xoay chuyển theo hướng khác hay không? 


Một cách đơn giản để nghĩ ra ý tưởng mới là hãy chọn đối tượng khác rồi điều chỉnh thêm những điều mới thay vì giữ nguyên như cũ
Một cách đơn giản để nghĩ ra ý tưởng mới là hãy chọn đối tượng khác rồi điều chỉnh thêm những điều mới thay vì giữ nguyên như cũ

PUT TO OTHER USES - Đặt vào những ứng dụng khác

Bất cứ một hoạt động nào của đối tượng sẽ chỉ có ý nghĩa khi bối cảnh xung quanh tốt. Việc thay bối cảnh cũng có thể thay đổi được ý nghĩa của sự việc vì thế hãy đặt ra những câu hỏi như sau để giải quyết vấn đề:

- Các đối tượng có thể áp dụng vào mục đích khác không? 

- Có thể thay thế các đối tượng không? 

- Trẻ em và người già là nhóm đối tượng như thế nào?

- Có thể đánh giá đối tượng theo cách khách không? 

- Các ý tưởng đề ra có thể sử dụng trong lĩnh vực khác không? 

ELIMINATE - Loại bỏ

Đôi khi loại trừ một số vấn đề không cần thiết cũng cho ra những ý tưởng mới, việc giảm bớt này sẽ thu hẹp được phạm vi và chú trọng vào vấn đề cần được nhấn mạnh cũng như tính chất, chức năng của sự việc. Do đó, cần phải đặt ra những câu hỏi để giải quyết được vấn đề: 

- Đối tượng có thể đơn giản hóa như thế nào?

- Có thể loại bỏ bộ phận trong quá trình làm việc để hoàn thiện toàn bộ hệ thống? 

- Bộ phận nào không cần thiết? 

- Những quy tắc nào có thể loại bỏ khỏi quy trình? 

- Nếu thực hiện với quy mô nhỏ hơn thì sao? 

- Những tính chất nào có thể thay thế hoặc giảm thiểu? 

- Có thể tách hệ thống thành các bộ phận khác nhau không? 

REARRANGE/REVERSE - Tái cấu trúc/đảo ngược

Đối với sự sáng tạo sẽ có rất nhiều lần phải sắp xếp lại chúng thành một nhóm thành những gì đã biết hoặc chưa biết, nhờ vào đó mà đưa ra được những lựa chọn lý tưởng về sản phẩm và dịch vụ. Bên cạnh đó, còn có thể lật ngược vấn đề để hiểu được các mặt khác nhau của vấn đề, đôi khi nhìn vào mặt trái của sự việc cũng là một cơ sở để tìm ra được những ý tưởng sáng tạo mới mà không phải ai cũng làm được. Trong giai đoạn này cần đặt một số câu hỏi như sau: 

- Liệu có thể sử dụng phương án cấu trúc khác tốt hơn phương án hiện hành?

- Trong hệ thống có nên hoán đổi bộ phận này với bộ phận khác không?

- Có thể hoán đổi hay kết hợp giữa tác nhân và hệ quả?

- Có thể thay đổi nhịp điệu hay lịch trình của kế hoạch hay không?

- Các yếu tố tích cực và tiêu cực có thể hoán đổi cho nhau không? 

- Xem xét vấn đề và sự việc theo chiều hướng ngược lại?


Đối với sự sáng tạo sẽ có rất nhiều lần phải sắp xếp lại chúng thành một nhóm thành những gì đã biết hoặc chưa biết, nhờ vào đó mà đưa ra được những lựa chọn lý tưởng về sản phẩm và dịch vụ
Đối với sự sáng tạo sẽ có rất nhiều lần phải sắp xếp lại chúng thành một nhóm thành những gì đã biết hoặc chưa biết, nhờ vào đó mà đưa ra được những lựa chọn lý tưởng về sản phẩm và dịch vụ

Scamper là mô hình rất phổ biến trong kinh doanh nhưng không phải doanh nghiệp, tổ chức nào cũng vận dụng mô hình này vào công việc một cách chính xác. Vì thế, cần phải hiểu hết ý nghĩa của từng thuật ngữ trong cụm từ này. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Top những tòa nhà cao nhất Việt Nam – công trình biểu tượng mang dấu ấn của các thành phố lớn

Hà Nội: Lộ diện nhà đầu tư đăng ký thực hiện Khu đô thị mới Mê Linh

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Tin mới cập nhật

Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại Top công nghiệp 4.0 Việt Nam

1 ngày trước

Người dân lại gặp khó với vàng

1 ngày trước

Tiên phong chuyển đổi số bất động sản, Meey Group ghi danh ấn tượng tại Dot Property Vietnam Awards 2024

2 ngày trước

Chuyển tiền nhầm vào tài khoản bị trích nợ tự động: Người nhận phải có trách nhiệm hoàn trả lại

2 ngày trước

Tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế: Góc nhìn của chuyên gia

2 ngày trước