Mô hình 3M là gì? Nội dung của mô hình 3M
BÀI LIÊN QUAN
Predictive Modeling là gì? Tại sao doanh nghiệp cần mô hình dự đoánPerceptron là gì? Những thông tin bạn cần biết về mô hình perceptronMô hình quản lý nguồn lực 5 M trong doanh nghiệpMô hình 3M là gì?
Mô hình 3M được coi là một công cụ chuẩn mực hỗ trợ các nhà kinh doanh xác định và đánh giá rõ ràng hơn các cơ hội kinh doanh của mình trên thị trường. Hiểu một cách cụ thể thì mô hình 3M là một phương thức giúp các nhà đầu tư nhận định rõ ràng về cơ hội, lượng hóa ý tưởng kinh doanh cũng như đánh giá được các cơ hội trên thị trường. 3M là từ viết tắt của Market Demand – Market Size – Margin Analysis.
Nội dung của mô hình 3M
Để hiểu rõ hơn về mô hình 3M trong kinh doanh thì cần phải hiểu rõ được từng tiêu chí trong cụm từ này như sau:
Market Demand (Nhu cầu thị trường)
Nhu cầu thị trường là những nhu cầu, mong muốn của khách hàng được đưa ra với một dịch vụ hoặc sản phẩm nào đó họ sẽ có quyền đưa ra những yêu cầu với sản phẩm. Mức độ nhu cầu sẽ được chia ra thành 3 cấp độ chính là cần, mong muốn và nhu cầu. Nhu cầu thị trường được đánh giá cao khi thị trường tăng trưởng 20% hoặc cao hơn. Tuy nhiên, con số này không phải là định mức vì tỷ lệ được coi là tăng trưởng thấp hay cao còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Market Size (Quy mô thị trường)
Quy mô thị trường được hiểu là tổng lượng hàng bán ra hoặc khách hàng tối đa mà doanh nghiệp có thể thống kê được. Tùy vào từng ngành nghề sẽ có cách đo khác nhau nhưng thông thường sẽ tính toán trong khoảng thời gian một năm nhất định. Đặc biệt, trong thời kì hiện nay khi nhu cầu của con người ngày càng tăng cao và hiện đại thì quy mô thị trường cũng trở nên rộng mở hơn. Ví dụ vào những năm 1980, máy tính cá nhân và ổ đĩa đã phát triển mạnh mẽ và len lỏi đến mọi ngõ ngách nhưng đến thời điểm hiện tại thì Internet đã trở thành công cụ thay thế và được rất nhiều người tin tưởng sử dụng.
Nhưng cũng vì điều này nhiều thương vụ sáp nhập hợp tác giữa các công ty, doanh nghiệp lớn diễn ra khiến cho các cửa hàng vừa và nhỏ trở nên lao đao khi quy mô thị trường mở rộng các chi nhánh của những doanh nghiệp này cũng đã xuất hiện để che lấp đi các cửa hàng nhỏ. Vì thế, sự mất cân đối của thị trường diễn ra nhưng mang lại lợi nhuận cao cho những doanh nghiệp có năng lực.
Margin Analysis (Phân tích lợi nhuận biên)
Trên thực tế, mức lãi gộp lớn thì lợi nhuận thu về cũng sẽ cao hơn, nhờ đó doanh nghiệp cũng dễ phát triển hơn. Về cơ bản, tổng thể ngành kinh doanh sẽ được miêu tả thông qua các tiêu chí doanh thu, tỷ lệ tăng trưởng, khả năng phát triển trong tương lai,… đây là những yếu tố tại nên bối cảnh cạnh tranh sản phẩm giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong trường hợp này nên phân tích một cách khách quan để xác định được thị trường muốn hướng đến để có thể tiêu thụ sản phẩm một cách nhanh nhất với số lượng lớn nhất.
Đối với các doanh nghiệp hay công ty mới khởi nghiệp thì mô hình 3M vô cùng quan trọng để dựa vào đó có thể xác định các kế hoạch, hướng đi, cũng như phân tích thị trường một cách chính xác. Thông qua đó sẽ tìm được những tệp khách hàng tiềm năng cho sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất.