Sau nhiều năm tăng trưởng, các “ông lớn” thương mại điện tử Trung Quốc phải nếm mùi chua chát
BÀI LIÊN QUAN
Shopee vẫn độc chiếm top 1 công ty TMĐT phổ biến nhất mạng xã hội tháng 7TikTok tham vọng tiến công mạnh vào thị trường TMĐT béo bở ở Việt NamTham vọng TMĐT của TikTok tại thị trường Anh lao đao khi nội bộ "sóng gió"Tình hình kinh tế vĩ mô kém thuận lợi đã khiến cho người tiêu dùng Trung Quốc thắt lưng buộc bụng
Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, WSJ cho biết, tình hình kinh tế vĩ mô kém thuận lợi đã khiến cho người tiêu dùng Trung Quốc thắt lưng buộc bụng và kéo theo sự sụt giảm mạnh về doanh thu của các ông lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Quý 2/2022, Alibaba đã ghi nhận đợt sụt giảm doanh thu lần đầu tiên. Trong khi đó, JD.com đã chứng kiến giai đoạn tăng trưởng chậm nhất trong lịch sử, sau khi các lệnh phong tỏa cùng các hình thức kiểm soát dịch bệnh COVID-19 khác tại Trung Quốc làm gián đoạn chuỗi cung ứng.
Hành trình khởi nghiệp của nhà sáng lập sàn TMĐT nông sản FoodMap: Xuất phát điểm là hồng treo gió đến bản đồ nông - đặc sản Việt song hành cùng nông dân cả nước
Được biết, mục tiêu đầu tiên của Founder Phạm Ngọc Anh Tùng - FoodMap chính là dùng công nghệ, cụ thể là tự động hóa và áp dụng vào công việc kinh doanh nông sản để giúp cho người nông dân Việt không những bán được hết hàng mà còn bán được với giá cao nhất. Mục tiêu thứ hai chính là hỗ trợ nông sản lên ngôi tại sân nhà đồng thời làm bàn đạp tranh đấu sòng phẳng ở sân khách.Shopee vẫn độc chiếm top 1 công ty TMĐT phổ biến nhất mạng xã hội tháng 7
Theo ghi nhận, ba vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng các công ty Thương mại điện tử phổ biến nhất trong tháng 7 không có sự thay đổi so với hồi tháng 6 nhưng chỉ duy nhất Shopee là công ty tăng điểm, trong khi đó cả Lazada và Thế giới di động đều tụt điểm.Các nhà phân tích cũng kỳ vọng tình hình kinh doanh của các sàn thương mại điện từ sẽ có phần sáng sủa hơn trong quý này nhưng vẫn còn nhiều yếu tố bất định khi Trung Quốc vẫn kiên quyết thực hiện chính sách Zero COVID. Và với quy mô tiêu dùng trực tuyến 6,1 nghìn tỷ USD trong năm 2021 thì Trung Quốc được xem là thị trường thương mại điện tử lớn nhất trên thế giới. Đại dịch cũng đã thúc đẩy sự phát triển của ngành này nhưng tốc độ cũng dường như đã chậm lại. Insider Intelligence cũng đưa ra dự đoán doanh số thương mại điện tử tại Trung Quốc sẽ chỉ tăng 9,1% vào năm 2202 - đây được xem là mức tăng chậm nhất kể từ năm 2009 và cũng chậm hơn so với mức tăng dự đoán của Mỹ là 9,4%.
Trong quý 2/2022, Alibaba đã ghi nhận giảm doanh thu (0,1%) lần đầu tiên kể từ khi nó thực hiện việc IPO vào năm 2014 và phần lớn do kinh doanh ở thị trường Trung Quốc đã ghi nhận mức giảm là 1%.
CEO Alibaba - ông Daniel Zhang cho biết các lệnh hạn chế bởi dịch bệnh COVID-19 đã làm ảnh hưởng đến doanh số bán hàng ở trên các sàn thương mại điện tử chính của Alibaba chính là Taobao và Tmall.
Ông Daniel Zhang chia sẻ: “Mặc dù chúng tôi đang thấy có các dấu hiệu phục hồi trong nhu cầu tiêu dùng nhưng tôi nghĩ vẫn cần thời gian để niềm tin của người tiêu dùng thực sự quay trở lại”.
Còn đối thủ của Alibaba là JD.com cũng đã ghi nhận đợt tăng trưởng doanh thu chậm nhất là 5,4% trong quý 2/2022 kể từ khi trở thành công ty đại chúng vào năm 2014.
Ngoại lệ nhất chính là Pinduoduo Inc - đây chính là sàn thương mại điện tử chuyên bán đồ giảm giá. Được biết, doanh thu của Pinduoduo Inc tăng 36% khi người tiêu dùng muốn tìm kiếm các cơ hội mua sắm tốt hơn bởi nền kinh tế đi xuống. Tuy nhiên, doanh thu 4,7 tỷ đồng của Pinduoduo Inc vẫn mới chỉ tương đương khoảng 15% những gì mà Alibaba có được. Pinduoduo Inc cũng thừa nhận việc giảm giá sâu đang phát huy tác dụng trong việc thu hút khách hàng.
Quý 2/2022, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức độ chậm nhất
Lúc này, người tiêu dùng Trung Quốc lúc này đang phải đối mặt với vấn đề tiền lương tăng chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao, lạm phát cũng tăng cao. Và trong quý 2/2022, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức độ chậm nhất trong thời gian 2 năm qua.
Và dù doanh thu bán lẻ của Trung Quốc đã tăng trở lại từ đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng vẫn thấp hơn so với tốc độ tiền đại dịch, ghi nhận ở mức 2,7% vào hồi tháng 7 là 3,1% vào hồi tháng 6. Và trong gần 2 thập niên, doanh số bán lẻ Trung Quốc luôn tăng với tốc độ trung bình mỗi tháng là 12%.
Còn các nhà kinh tế học cũng kỳ vọng chi cho tiêu dùng tại Trung Quốc vẫn chưa diễn biến tích cực bởi các gói kích thích vẫn chỉ đang nhắm đến chi cho hạ tầng. Trong khi đó, chính sách Zero COVID vẫn chưa được nới lỏng. Mặc dù vậy, thương mại điện tử vẫn có kết quả tốt hơn so với bán lẻ truyền thống. Theo dữ liệu cho thấy, mặc dù sút giảm trong tháng 4 nhưng doanh số bán hàng trực tuyến tăng 11% trong quý 2 năm nay.
Anh Ma Enbiao - đây là một công dân Thượng Hải 36 tuổi nói rằng gia đình anh đang tiết kiệm nhiều hơn và tích trữ lương thực cho tương lai có nhiều yếu tố bất định. Cũng theo đó, trung tâm tài chính này đã trải qua hai tháng phong tỏa vào mùa xuân năm 2022 khiến cho nhiều người gặp khó khăn trong việc mua nhu yếu phẩm.
Anh chàng này mặc dù yêu thích các thiết bị máy ảnh và nhà thông minh cho biết bản thân không mua bất kể một thiết bị điện tử nào trong năm 2022 và đang ra ngoài ăn ít hơn. Anh chia sẻ: “ôi đang “hạ cấp” lối sống của mình”.
Và khi người tiêu dùng có tâm lý chuẩn bị cho các đợt phong tỏa mới thì tăng trưởng mua sắm trực tuyến đối với các mặt hàng gia dụng và thực phẩm cũng vượt qua các mặt hàng may mặc. Dù vậy thì tốc độ tăng trưởng vẫn chậm hơn so với năm ngoái. Ngành hàng tăng trưởng nhanh nhất của JD.com chính là siêu thị ghi nhận tăng trưởng hàng hơn 25% trong quý 2 so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhằm kích thích tiêu dùng, tuần trước, Chính phủ Thượng Hải đã phân phối 200 triệu nhân tệ (tương đương 29 triệu USD) giá trị chiết khấu trên các kênh số. Anh Ma cũng nhận được 3 phiếu chiết khấu với giá trị 100 nhân dân tệ. Anh đã dùng tất cả để mua đồ ăn và nhu yếu phẩm.
Ngoài ra, thực phẩm và đồ thiết yếu, người Trung Quốc cũng chi tiêu nhiều hơn cho cho chăm sóc cá nhân và chăm sóc thú cưng, hoạt động ngoài trời và sắm sửa nhà cửa.
Và trên các nền tảng của Alibaba, doanh số ngành hàng thời trang và phụ kiện chịu ảnh hưởng nặng nề trong quý 2/2022. Thay vào đó, nhu cầu cho ngành hàng chăm sóc sức khỏe, thú cưng cùng hoạt động ngoài trời tăng mạnh.
Còn JD.com cũng đã ghi nhận tăng trưởng 2 con số ở mảng sức khỏe và thể dục thể thao trong quý 2/2022. Dù vậy, nhu cầu ngành hàng điện tử cũng gần như đi ngang.
Fitch Ratings đã ước tính doanh số thương mại điện tử sẽ chiếm 29% tổng doanh số bán lẻ tại Trung Quốc trong 2022. Dù thế thì tăng trưởng có thể sẽ chậm lại khi mà quốc gia này tiến hành nới lỏng các lệnh hạn chế vì dịch bệnh, người dùng trở lại các hình thức mua sắm trực tiếp nhiều hơn.