meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sắp trở thành phương tiện của mọi nhà, nhưng có một lý do khiến sử dụng xe điện còn tốn kém hơn cả xe xăng

Thứ bảy, 25/06/2022-16:06
Giá xăng tăng, người dân bắt đầu chuyển sang dùng xe điện. Thực tế, doanh số bán hàng của loại phương tiện này đang tăng chóng mặt và có xu hướng trở thành phương tiện "quốc dân". Tuy nhiên có khá nhiều vấn đề phát sinh khi sử dụng xe điện và việc sửa chữa thì không phải nơi nào cũng đáp ứng được.

Theo Tri thức trẻ, phương tiện di chuyển sử dụng điện đang rất được ưa chuộng sau những đợt tăng giá xăng ngày càng cao. Khảo sát gần đây của AutoTrader tại Canada cho thấy, cứ 2 trong số 3 người muốn mua xe sẽ cân nhắc tới việc sử dụng xe điện. Năm 2020, số lượng xe điện chỉ chiếm 3,2% tổng doanh số bán xe tại quốc gia này. Sang năm 2021, con số này tăng lên 5,6%. 


Việc sửa chữa xe điện trong tương lai có thể khó tiếp cận và rất tốn kém
Việc sửa chữa xe điện trong tương lai có thể khó tiếp cận và rất tốn kém

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong ngành cho biết việc sửa chữa xe điện trong tương lai có thể khó tiếp cận và rất tốn kém. Để khắc phục vấn đề này thì bắt buộc các nhà sản xuất ô tô điện phải cung cấp thông tin cho các thợ sửa xe tự do.

Bà Emily Chung - Một thợ cơ khí tự do đồng thời sở hữu AutoNiche tại Markham, Ont cho hay, cửa hàng bị hạn chế thông tin về cách sửa chữa một số bộ phận của xe điện hiện nay. Thông thường, các nhà sản xuất xe điện sẽ hướng dẫn khách hàng tìm tới cửa hàng, đại lý chính hãng để bảo dưỡng.

"Động cơ của các xe chạy bằng nhiên liệu như xăng, dầu cơ bản là giống nhau. Chúng tôi biết những kiến thức cơ bản, chỉ có một vài chi tiết nhỏ cần đặc biệt lưu ý hơn. Tuy nhiên, động cơ của xe điện lại được các nhà sản xuất thiết kế theo những cách khác nhau và không theo một tiêu chuẩn nhất định nào" - Emily Chung giải thích.

Những thợ sửa xe tự do có thể bảo dưỡng xe điện theo cách cơ bản nhất, ví như thay phanh, lốp… tuy nhiên họ vẫn thiếu những nền tảng để xử lý được các hệ thống điện cao áp phức tạp. "Sửa xe điện mà không có thông tin chính xác thì chả khác gì phải phẫu thuật cho một cơ thể mà tôi không biết các cơ quan được sắp xếp như thế nào" - Bà Emily Chung nói.


Các nhà sản xuất muốn giữ thông tin về sản phẩm của mình là điều chính đáng
Các nhà sản xuất muốn giữ thông tin về sản phẩm của mình là điều chính đáng

Việc các nhà sản xuất không muốn chia sẻ thông tin công khai về các sản phẩm thì sẽ khiến người tiêu dùng có ít sự lựa chọn hơn hoặc phải tốn nhiều chi phí hơn khi đưa xe đi bảo dưỡng định kỳ hàng năm. Nhất là với những ai ở vùng nông thôn lại càng khó khăn nếu họ cứ phải mang xe tới đại lý chính hãng.

Tuy nhiên, nhà sản xuất muốn giữ thông tin đó cũng là điều chính đáng. Ông Peter Frize - Giáo sư kỹ thuật cơ khí và ô tô tại Đại học Windsor ở Ontario phân tích, ô tô đang ngày càng hiện đại và công nghệ hóa, chỉ cần dựa vào phần mềm là có thể điều khiển toàn bộ chức năng trên xe từ điều hòa không khí đến ga. Hơn nữa, tính năng an toàn hay tự lái lại càng làm phức tạp hóa hệ thống của xe.

Ông Frize cho hay: "Số lượng mã trong phần mềm của một chiếc xe điện thông thường còn lớn hơn nhiều so với tàu con thoi. Nếu sửa sai một trong số những mã này sẽ khiến chiếc xe hỏng nặng hơn như nhiều khả năng chúng sẽ tăng tốc ngoài ý muốn, hiệu suất phanh giảm hay mất độ nhạy tay lái…" Trong trường hợp chiếc xe là nguyên nhân gây tai nạn thì có thể các nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nghiệm.

Các thành viên trong Quốc hội Canada đề xuất luật về quyền sửa chữa. Thực tế đang có rất nhiều người muốn biết về việc ai được phép sửa chữa các sản phẩm đã được người dùng mua và sở hữu lâu dài.

Đối với những công ty công nghệ như Apple cũng gây ra nhiều tranh cãi khi không chia sẻ thông tin chi tiết của các thiết bị như máy tính, điện thoại trong nhiều năm qua. Đầu năm 2022, nhà sản xuất này bắt đầu cung cấp sách hướng dẫn có ghi đầy đủ số liệu, thông tin của sản phẩm cũng như các bộ phận riêng để người dùng có thể chủ động sửa một số thiết bị nhất định.

Chuyên gia cho rằng đây có thể là một vấn đề khó nhằn mà các chủ xe phải giải quyết. Tại Canada không quy định về việc các nhà sản xuất ô tô điện phải chia sẻ thông tin, công cụ chẩn đoán với bên thứ ba.

Tuy năm vào năm 2009, các bên liên quan trong lĩnh vực dịch vụ ô tô và các nhà sản xuất đã thống nhất một thỏa thuận. Theo đó, các công ty sản xuất cần cung cấp số liệu và công cụ cho các thợ sửa bên ngoài để tiến hành bảo dưỡng chiếc xe. Tuy nhiên, những đơn vị sửa xe ngoài sẽ phải trả tiền để có được thêm thông tin.


Người tiêu dùng chính là đối tượng chịu thiệt hại nhất
Người tiêu dùng chính là đối tượng chịu thiệt hại nhất

Nhưng các thỏa thuận không đề cập nhiều tới yếu tố kỹ thuật số hiện đại của các phương tiện. "Thỏa thuận này cần được sửa đổi hoặc nêu ra một giải pháp lâu dài, bởi hiện tại, các tập đoàn lớn như Tesla thậm chí không tham gia vào các thỏa thuận này", Brian Masse - Một thành viên của Nghị viện tại Windsor West, Ontario nói.

Brian Masse đã đề xuất luật về quyền sửa chữa ô tô vào đầu năm 2022. Ông yêu cầu các nhà sản xuất lớn chia sẻ về thông tin phần mềm, các kỹ năng bảo dưỡng sản phẩm của họ. Theo nghị sĩ, luật này có ý nghĩa quan trọng đối với sự an toàn của cộng đồng. Bởi sẽ có người chấp nhận vứt bỏ khi phương tiện của họ không được thợ bên ngoài sửa chữa. 

Thực tế, Tesla có cung cấp "hộp công cụ" của hãng cho các bên thứ 3 cung cấp dịch vụ sửa chữa với một khoản phí. Trong đó đã hướng dẫn bảo dưỡng và sơ chế đồ mạch điện miễn phí. Tuy nhiên, các công ty sẽ công khai lượng thông tin khác nhau. Theo bà Emily Chung, mối lo ngại của các nhà sản xuất về tính an toàn và bảo mật sản phẩm là hợp lý, nhưng các bên có thể phối hợp với nhau để tìm ra giải pháp tốt nhất.

Bà Chung muốn có điều luật quy định các nhà sản xuất ô tô cung cấp thêm thông tin về xe điện cho các thợ sửa chữa tự do. Nếu không có những thông tin chính xác thì người tiêu dùng sẽ gánh chịu khá nhiều chi phí. "Chúng tôi không muốn gây rắc rối thêm cho sự việc và khiến những chiếc xe rơi vào tình trạng không an toàn. Chung quy lại, người tiêu dùng chính là đối tượng chịu thiệt hại nhất vì những vấn đề này" - Bà Chung nhận định.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

5 giờ trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

2 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

2 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

2 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

3 ngày trước