Đua nhau sử dụng xe điện, dân chung cư lấy đâu ra trạm sạc?
Theo Tri thức trẻ, bà Jules Stewart sau khi có được chiếc xe điện đầu tiên của mình thì vấn đề cấp bách phải giải quyết là hỏi quản lý chung cư phía bắc Sydney về việc bà cần lắp đặt một trạm sạc điện dưới hầm để xe tòa nhà. Mong muốn của bà khá đơn giản là chỉ cần một phích cắm sạc qua đêm là đủ.
VinFast "bắt tay" với Petrolimex để lắp đặt các trạm sạc xe điện
Theo đó, lễ ký thỏa thuận với VinFast được xem là bước đi đầu tiên trong quá trình hợp tác giữa Petrolimex và VinGroup theo Thỏa thuận hợp tác toàn diện đã được ký kết cùng nhau vào ngày 08/11/2018.Ngành xe điện toàn cầu và "cơn ác mộng" khủng hoảng lithium
Lithium vốn không phải kim loại quý hiếm, nhà sản xuất xe điện phải tìm kiếm khắp mọi nơi để có thể tìm nguồn cung cấp trong khi nhiều nhà khai thác đều muốn tăng mạnh khai thác. Vậy khó khăn nằm ở đâu khi cơn khủng hoảng lithium vẫn diễn ra đầy mạnh mẽ và chưa sớm kết thúc?Châu Âu và Bắc Mỹ rót hàng chục tỷ USD vào thị trường pin xe điện, đe doạ vị thế của Trung Quốc
Tính tới thời điểm hiện tại, Trung Quốc được xem là thị trường xe điện lớn nhất cũng là thị trường pin xe điện số một thế giới.“Chiếc xe sử dụng cổng sạc 240V, là loại bình thường. Tôi nghĩ rằng chủ tòa nhà sẽ đáp ứng bởi cuối cùng thì hầm gửi xe này cũng có một ổ sạc cho xe điện, thứ mà trước nay chưa từng có” - Bà Stewart nói. Tuy nhiên, kể từ khi đưa ra yêu cầu này vào tháng 12/2021 đến nay thì bà Stewart vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào từ phía quản lý tòa nhà.
Theo tờ The Guardian, người phụ nữ này đang sống trong một tòa chung cư đã xây dựng cách đây 60 năm. Phía quản lý tòa nhà sẽ phải xin ý kiến ban quản lý khu dân cư về việc lắp đặt ổ cắm sạc xe trước khi được sự cho phép của chủ sở hữu chung cư.
Báo cáo của Australasian Strata Insights vào năm 2020 của Trung tâm Nghiên cứu Tương lai Thành phố UNSW chỉ ra rằng, toàn quốc gia này đang có 340.601 khu chung cư với hơn 2,2 triệu cư dân. Tuy nhiên, đa số đều không thể tự giải quyết những vấn đề phát sinh của mình.
Cụ thể, chủ sở hữu căn hộ có quyền bỏ phiếu trong ban quản lý tòa nhà, nhưng nhiều trường hợp sẽ xảy ra các mâu thuẫn giữa những hộ dân, nhất là với các kiến nghị yêu cầu giảm lượng khí thải đang đòi hỏi thêm nhiều chi phí hơn. “Các nhà đầu tư thì chỉ hướng đến lợi nhuận, lợi ích về tài chính luôn được đặt lên hàng đầu” - Giáo sư Sherry nói.
Trở lại với tòa chung cư Zinc tại Alexandria, Sydney là một ví dụ cho mọi sự nỗ lực cải thiện cơ sở vật chất của ban quản lý dự án này. Nathan Hage - Nhân viên tòa nhà cho biết khi Zinc xây dựng từ năm 2005, các nhà phát triển đã không chú trọng vào tính bền vững. Tuy nhiên, suốt 2 thập kỷ qua, tòa nhà này đã thực sự thay đổi. Hiện tòa nhà đã được trang bị 10 bộ sạc xe điện dưới tầng hầm, công suất tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu của cư dân. Bên cạnh đó, 24kW công suất điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà cùng 70kW điện khác sẽ được lắp trong thời gian tới…
Hage cho biết, việc thành công nhất đối với những sự thay đổi này là ông thuyết phục được các hộ gia đình cùng hướng về một mục đích. “Việc bạn làm sẽ nhận được những sự ủng hộ từ nhiều phía nếu việc đó đem lại lợi ích cho tất cả mọi người” - ông Hage nói.
Tuy nhiên, theo Brent Clark - CEO Wattblock - Một công ty chuyên tư vấn về tính bền vững của chung cư, cho rằng không phải lúc nào công việc cũng đạt được mục đích. Ông cho biết các ủy ban quản lý tòa nhà là một nguyên nhân cốt lõi khiến quá trình chuyển đổi sang sử dụng xe điện bị trì hoãn.
“Tầng lớp nhân dân là cấp thứ 4 trong chính phủ. Trước đó chúng ta có cấp liên bang, tiểu bang, địa phương. Các tòa chung cư sẽ không thể thay đổi nếu thiếu sự trợ giúp và nhất quán từ các cấp thứ nhất, thứ hai và thứ ba để đẩy nhanh quá trình điện khí hóa” - ông Clark nhấn mạnh.
Theo Clark, trong số này, những cư dân tại các tòa nhà cao tầng cũ chính là đối tượng phải chịu nhiều ảnh nhất. Bởi, ở mỗi nơi sẽ đưa ra những nhu cầu khác nhau, tuy nhiên riêng với những tòa nhà cũ sẽ buộc phải tăng ít nhất là gấp đôi hoặc gấp ba công suất để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng hiện đại của người thuê.
“Quả bom nổ chậm” đến từ các trạm sạc xe điện
Dale Cohen - Thư ký tại ủy ban nhân dân Richmont nhận định, tại vùng ngoại ô Pyrmont (Sydney), nếu nỗ lực điện khí hóa trong những dự án chung cư bị trì hoãn quá lâu thì vấn đề sẽ ngày càng cấp bách và đội thêm chi phí phát sinh.
Ông Cohen hiện cũng đã sở hữu một chiếc xe điện thương hiệu Tesla. Vào năm 2017, ông Cohen có mua được một chiếc xe bán điện Mitsubishi plug-in hybrid (xe sử dụng song song điện chạy bằng pin và xăng/dầu để cung cấp năng lượng). Khi đó, ông đã kiến nghị với ban quản lý tòa nhà về việc lắp đặt thêm hệ thống hỗ trợ sạc điện dưới hầm để xe.
Ông đã đặt ra rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này như: Sẽ như thế nào nếu người dân ngày càng sử dụng nhiều xe điện hơn? Điều gì sẽ xảy ra nếu mọi người sạc điện xe cùng một lúc? Công suất của tòa nhà có đủ phục vụ nhu cầu này hay không? Chi phí như thế nào? Họ sẽ làm điều này ra sao?...
Sẽ mất vài năm để tìm ra câu trả lời
Một trong những thách thức và cũng ngáng đường cho việc sử dụng xe điện là sự ủng hộ của ủy ban quản lý dân cư, tuy nhiên đến nay chúng đang được nới lỏng dần. Được biết, chính phủ bang New South Wales đã hạ thấp hơn ngưỡng biểu quyết của chủ sở hữu từ 75% xuống còn 50% để thể hiện sự “tôn trọng” hơn với ý kiến của các chủ căn hộ.
“Để thực hiện một thay đổi lớn và điện khí hóa mọi thứ trong tòa nhà, chúng tôi sẽ tốn hơn 500.000 USD. Ngoài ra, 100% các hộ dân phải có xe điện thì mục tiêu trên mới được thực hiện. Trước đây, tôi từng nói rằng dưới tầng hầm có một “quả bom nổ chậm”. Đến giờ tôi vẫn nghĩ vậy” - Cohen nói.
Theo thông tin từ Cohen, kế hoạch đang được triển khai theo từng giai đoạn, đồng thời cũng cho phép ô tô điện được để trong hầm gửi xe của các tòa nhà khi nhu cầu tăng lên. Dự án này dự kiến sẽ tiêu tốn hơn 100.000 USD. “Đã đến lúc các chung cư phải xác định thiết bị sạc xe điện là thứ thiết yếu” - Chris Duggan - Giám đốc điều hành Hiệp hội Cộng đồng Strata Australasia nhận định.