Sắp sửa xây dựng tuyến cáp treo tại khu di tích Chùa Hương
BÀI LIÊN QUAN
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất nộp tiền đấu giá đất trong 10 ngày, thay vì 90 ngàyChoáng trước gia tài của anh "lơ xe" Hồ Quang Hiếu: Mua nhà 23 tỷ, mức cát xê khiến nhiều người bất ngờPhố đi bộ Hà Nội có thể mở cửa trở lại vào cuối tuầnDự án có tổng diện tích sử dụng đất vào khoảng 30,05ha, thuộc địa phận hai xã là: xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình và xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội.
Ngày 16/3, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 357/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư, cùng với đó chấp thuận Nhà đầu tư dự án tuyến cáp treo Hương Bình tại xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình và xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội. Tuyến cáp treo này xây dựng với mục tiêu nhằm kết nối giao thông giữa hai khu di tích thắng cảnh Chùa Long Vân và Chùa Tiên, đồng thời cũng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại khu vực đó.
Toàn tuyến cáp treo có chiều dài là 2,965 km. Trong đó, 1,486km nằm trên địa bàn tỉnh Hoà Bình và 1,497km còn lại thuộc thành phố Hà Nội. Thủ tướng đồng ý chấp thuận xây dựng 10 trụ cột cáp treo trong khu vực bảo vệ I của di tích quốc gia đặc biệt là quần thể Hương Sơn (Chùa Hương).
Dự án có tổng diện tích sử dụng đất vào khoảng 30,05ha. Cụ thể là, 17,19ha nằm trên địa bàn tỉnh hoà Bình sẽ để xây dựng các hạng mục chính như: nhà ga động lực, biệt thự nghỉ dưỡng, các công trình khách sạn, nhà hàng, cổng chào chính, bến thuyền, chòi dịch vụ.
Khoảng 17,86ha còn lại thuộc địa bàn Hà Nội sẽ gồm các hạng mục sau: nhà ga chính và các khu chức năng văn phòng điều hành, quầy bán vé, cửa hàng bán đồ lưu niệm, phòng y tế; Khu đón tiếp và không gian cho khách xếp hàng chờ lên cabin; Khu kỹ thuật – vận hành cáp treo như cabin, phòng kỹ thuật; Các công trình phục vụ tuyến cáp treo, các công trình chòi nghỉ; Đất cây xanh để tạo cảnh quan và làm nơi nghỉ chân cho du khách.
Vốn đầu tư thực hiện dự án lên tới 1.726,339 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động dự án là 50 năm, kể từ ngày được chấp thuận chủ trương đầu tư. Tiến độ thực hiện dự án từ 2022 và dự kiến đưa vào khai thác, vận hành trong quý 4/2024.
Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hướng dẫn, kiểm tra, cũng như giám sát việc đầu tư xây dựng, khai thác, vận hành dự án phải đảm bảo đúng quy định; Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ giám sát việc giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và việc bảo vệ môi trường; yêu cầu tuyệt đối không để xảy ra tiêu cụ, lãng phí, gây thất thoát tài sản nhà nước…
UBND tỉnh Hoà Bình và TP. Hà Nội chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án phải đảm bảo đúng quy định pháp luật; không được để xảy ra các hoạt động làm ảnh hưởng xấu đến nhân dân và làm tổn hại môi trường, gây nên khiếu kiện, khiếu nại và đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư…
Chủ đầu tư là Công ty TNHH Một thành viên Du lịch Thái Bình sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ về các thông tin, số liệu báo cáo và các cam kết trong hồ sơ dự án; yêu cầu chủ đầu tư sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, nguồn lực cần huy động đầy đủ để thực hiện dự án theo đúng tiến độ. Thêm vào đó, cần lựa chọn, sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại, kỹ thuật tiên tiến trong thi công, vận hành cáp treo cần bảo đảm hiệu quả và tuyệt đối an toàn trong khai thác…