Sai lầm nào đã đẩy Amazon vào cảnh lỗ ròng 3 tỷ USD, sa thải 10.000 nhân viên trong 9 tháng đầu năm 2022?
Theo Nhịp sống thị trường, thực tế, động thái này thuộc kế hoạch cắt giảm chi phí của hãng cũng như cho thấy sức cầu yếu đi trên thị trường tiêu dùng. Business Insider đã dẫn lời một nhân viên giấu tên của Amazon, đây có thể sẽ là đợt sa thải lớn nhất lịch sử của công ty thương mại điện tử này, tất cả được bắt đầu từ sự nhầm lẫn của toàn ngành công nghệ.
Ai là người thua cược
Trong giai đoạn dịch bệnh Covid - 19, người dân bị giãn cách và buộc phải ở nhà và họ mua hàng trực tuyến, họ sử dụng Internet nhiều hơn và thúc đẩy ngành công nghệ và thương mại điện tử. Những tập đoàn như Amazon, Meta (Facebook) hay Alphabet (Google) trước đó đã ồ ạt tuyển dụng một lượng lớn nhân sự để xử lý nhu cầu công việc tăng cao.
Nhiệt độ giảm xuống âm tại các công ty công nghệ: Sau Meta, Amazon cũng sa thải 10.000 nhân sự vào tuần này
Chỉ trong vòng 1 tháng nay, hàng chục nghìn nhân viên công nghệ bỗng thành người thất nghiệp. CNBC đưa tin, trong tuần này, Amazon có kế hoạch sa thải khoảng 10.000 nhân viên của mảng công nghệ và quản trị doanh nghiệp.Sản phẩm "Made in Viet Nam" xâm chiếm Amazon
Trên Amazon, 5 ngành hàng bán chạy nhất của doanh nghiệp Việt Nam là dụng cụ nhà bếp, đồ gia dụng, may mặc, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, tiện ích gia đình.Chỉ sau 1 năm, tài sản của ông chủ Shopee đã “bay” mất 19 tỷ USD
Sea - công ty mẹ của Shopee đã phải cắt giảm chi phí, nhân sự, thời gian làm việc, đóng cửa hoạt động của họ tại cả châu Âu và châu Mỹ Latin.Tuy nhiên, khi nền kinh tế mở cửa trở lại thì người dân bắt đầu ra đường, các tương tác trực tuyến cũng giảm đi, theo đó các nền tảng cũng không cần quá nhiều nhân viên để xử lý công việc. Kể cả như vậy thì nhiều doanh nghiệp vẫn đang kỳ vọng về thói quen tiêu dùng sẽ thay đổi khi thấy được sự tiện lợi từ công nghệ cũng như thương mại điện tử.
Điều này dẫn tới sự tích trữ hàng hóa của các hãng bán lẻ để đối phó với sự đứt gãy chuỗi cung ứng. Điều này để đánh cược vào đợt bùng nổ tiêu dùng hậu đại dịch. Nhiều tập đoàn đã tăng cường tuyển thêm lao động cùng với hy vọng không bỏ lỡ xu thế tăng trưởng kỳ vọng.
Tuy nhiên, tất cả đều đã lầm, sức cầu yếu trên thị trường đập tan hết những ảo tưởng và kỳ vọng. “Canh bạc” của những tập đoàn công nghệ khiến họ đối mặt rủi ro “tay trắng”. Lạm phát đi cùng rủi ro đã gây ra khủng hoảng kinh tế khiến người dân phải chi tiêu tiết kiệm hơn. Trong khi đó lãi suất tăng cao dẫn tới việc vay tiêu dùng giảm mạnh.
Hậu quả chính là các doanh nghiệp giờ đây đã phải giảm đơn đặt hàng và bắt đầu sa thải nhân viên. Trở lại câu chuyện của Amazon, họ đã lên kế hoạch sa thải nhân viên hợp đồng trong những tuần nay và thời gian tới sẽ sa thải nhân viên chính thức của họ. Tờ WSJ cho biết, bộ phận thiết bị (Devices Unit) của Amazon nhiều khả năng là nơi đầu tiên bị cắt giảm khi họ phải chịu lỗ tới 5 tỷ USD/năm trong vài năm gần đây.
Trong khi tờ New York Times cho biết đợt cắt giảm sắp tới sẽ chiếm 3% tổng nhân viên chính thức của tập đoàn và gần 1% tổng lao động chính thức lẫn lao động hợp đồng trên toàn cầu của thương hiệu. Amazon đã có 1,5 triệu lao động trên toàn cầu tính tới cuối tháng 9/2022.
Với đà sa thải này của họ là tiếp nối sau tuyên bố đuổi việc hơn 11.000 người của Meta. Trước đó, hàng loạt công ty công nghệ như Lyft, Stripe… cũng theo làn sóng cắt giảm nhân sự.
Vào tháng 10/2022, “ông lớn” thương mại điện tử này đã phải tạm dừng việc tuyển dụng nhân sự cho bộ phận bán lẻ, điều chuyển nhân viên nội bộ nhằm tận dụng lao động và cắt giảm chi phí. Tới cuối tháng 9 năm nay, hãng đã cắt giảm tới 78.000 nhân viên chính thức so với quý đầu năm nay.
Cố gắng để tồn tại
WSJ cho biết, việc cắt giảm kỷ lục số lao động ngay trước dịp cuối năm của hãng thương mại điện tử hàng đầu thế giới cho thấy nhiều doanh nghiệp Mỹ rất cố gắng để giảm chi phí nhằm vượt qua được tình trạng khó khăn của nền kinh tế hiện tại.
Brian Olsavsky - Giám đốc tài chính của Amazon đã cảnh báo người tiêu dùng - đối tượng đang chịu ảnh hưởng từ lạm phát tăng cao cùng tình hình tài chính ngày càng trở nên khó khăn hơn với doanh nghiệp này trong quý IV. Bất chấp đây là thời điểm lễ hội cuối năm, thường là giai đoạn giúp họ thu về doanh số cao nhất.
Trở lại với tình hình của bộ phận thiết bị, cựu CEO Jeff Bezos đã sáng lập ra mảng này và cũng là tâm điểm của những cải tiến mới về công nghệ của Amazon. Tờ WSJ còn cho biết thêm, bộ phận này có hơn 10.000 nhân sự, đồng thời đã nhận được phần lớn các khoản đầu tư từ tập đoàn.
Tuy đã nhận được nhiều sự đầu tư nhưng CEO mới Andy Jassy lại cho rằng, bộ phận thiết bị hiện đang làm ăn thua lỗ và nhiều khả năng trở thành tâm điểm sa thải nhân sự trong tuần tới.
WSJ cho biết, Amazon đã tuyển dụng được trên 800.000 lao động vào giai đoạn cuối năm 2019 tới cuối năm 2021 để đáp ứng đà tăng chóng mặt của những đơn hàng trực tuyến. Sự bùng nổ này giúp cho cổ phiếu của Amazon nhanh chóng tăng giá mạnh, dẫn tới ngay cả các chính trị gia phải yêu cầu các tỷ phú như Jeff Bezos tăng khoảng thuế đóng cho chính phủ nhằm hỗ trợ người dân.
Tuy nhiên, “tiệc vui thì sớm tàn”, tình hình kinh tế trong năm 2022 không theo dự kiến đã khiến công cuộc đầu tư ồ ạt hơn, việc đã tuyển hàng loạt nhân viên trước đó trở thành gánh nặng của Amazon. Trong 9 tháng đầu năm nay, hãng này ghi nhận lỗ ròng 3 tỷ USD - một con số rất đáng thất vọng khi so với khoản lãi ròng lên tới 21 tỷ USD vào năm 2020 và 33 tỷ USD vào năm 2021 của họ.
Trước đó, vào năm 2017, Amazon cũng chứng kiến cảnh sụt giảm lợi nhuận kỷ lục. CEO Jassy của Amazon cho hay, kể từ khi nhận vị trí CEO từ nhà sáng lập Jeff Bezos, ông phải cố gắng tập trung cải thiện lợi nhuận cho công ty cũng như thực hiện việc sa thải lượng lớn nhân sự - đây là quyết định rất khó khăn mà vị giám đốc phải đưa ra.