Quy trình công nghệ là gì? Vai trò của quy trình công nghệ trong sản xuất
Quy trình công nghệ là gì?
Quy trình là trình tự thực hiện một loạt các hoạt động đã được đặt ra mang tính bắt buộc phải làm theo nếu không sẽ không đạt được chất lượng tốt nhất theo mục tiêu lý thuyết đã đề ra. Mục tiêu chính là các hoạt động được đặt ra từ đầu để quản trị bao gồm các dạng thức hoạt động trong đời sống con người. Quy trình được sử dụng và áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đến nghiên cứu và đào tạo …
Công nghệ là sự phát minh, thay đổi cũng như cải thiện về chất lượng của các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng trong nghề nghiệp, hệ thống và các phương pháp tổ chức để cải thiện được các giải pháp cũ đã không còn hiệu quả, giải quyết các vấn đề một cách trơn tru, thuận lợi hơn. Công nghệ ở đây có thể là sự tập hợp của các phương pháp, giải pháp, các công cụ gồm máy móc, sự sắp xếp hay những quy trình được vận dụng trong nhà máy. Công nghệ được xây dựng dựa trên một loạt phát minh và cải tiến sử dụng theo nguyên lý và quy trình phù hợp nhất được khoa học nghiên cứu và phát hiện. Công nghệ sẽ thay đổi liên tục để phù hợp với thời cuộc chứ không phải là điều “bất di bất dịch”.
Quy trình công nghệ chính là trình tự, kế hoạch, sắp xếp những bước thực hiện các phương pháp, giải pháp hay quy trình để vận hành máy móc, công cụ hay một phát minh nào đó theo trình tự nhất định để áp dụng vào quá trình chế tạo, sản xuất nhằm hình thành và tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng cao. Quy trình công nghệ chính là một phần quan trọng của quá trình sản xuất trực tiếp được sử dụng trong các nhà máy, phòng nghiên cứu,… để làm thay đổi các trạng thái của đối tượng sản xuất với một thứ tự chặt chẽ, tuần tự tránh sự rối ren bằng công nghệ tiên tiến nhất.
Mục đích của quy trình công nghệ: Quy trình công nghệ giống như một phương thức, cách thức thực hiện một các quá trình khác nhau trong công việc như: hoạt động, phương pháp, trách nhiệm, thời gian, quyền hạn, cơ sở, hạ tầng,… Quy trình công nghệ tồn tại dưới 2 dạng chính như:
Bản vẽ: Đây là những hình vẽ sơ đồ cụ thể bằng hình ảnh minh họa, trình tự thực hiện các bước được mô tả một cách dễ hiểu mà chỉ cần nhìn là biết được các bước thực hiện. Mỗi một hình vẽ và mũi tên sẽ được chú thích rõ ràng về tên gọi để người đọc dễ hình dung.
Văn bản: Đây là việc hiện thực các bước bằng chữ từ khi nhận nguyên vật liệu cho đến khi ra sản phẩm cuối cùng. Quy trình công nghệ bằng các loại văn bản sẽ khiến người thực hiện mất khá nhiều thời gian để đọc và nghiên cứu thì mới có thể hiểu được một cách tường tận rồi bawtst tay vào thực hiện. Tuy nhiên, việc xây dựng bằng văn bản lại nhanh hơn quy trình công nghệ theo hình vẽ.
Một quy trình công nghệ bao gồm bước nào?
Quy trình công nghệ ở mỗi một doanh nghiệp, tổ chức luôn có sự khác biệt lớn, vì còn phải phụ thuộc vào đặc trưng riêng biệt của từng lĩnh vực đó. Sản phẩm hay dịch vụ được đưa ra trên thị trường vô cùng đa dạng và luôn có sự thay đổi để phù hợp với nhu cầu của thị trường. Muốn có được sự tiến bộ và cải tiến thì doanh nghiệp buộc phải sở hữu quy trình công nghệ hiện đại, tiên tiến và đặc trưng, thì mới có thể tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao vừa có tính cạnh tranh lại vừa khiến cho khách hàng hài lòng.
Quy trình công nghệ hiện nay rất nhiều và đa dạng nhưng đối với mỗi lĩnh vực sẽ có một quy trình công nghệ riêng. Vì thế, tính chất riêng của sản phẩm cũng được quy định một cách rõ ràng, khác nhau để góp phần xây dựng thương hiệu trong lòng người tiêu dùng với bối cảnh thị trường cạnh tranh mạnh như hiện nay.
Có thể hiểu một cách đơn giản quy trình sản xuất nước ngọt, nước mắm sẽ khác hoàn toàn với quy trình công nghệ sản xuất bia. Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng không thể giống với quy trình công nghệ sản xuất giấy. Quy trình công nghệ nhân giống lúa mới sẽ khác với quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò giống.
Tầm quan trọng của quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất
Trong thời đại công nghệ phát triển, các nước trên thế giới chú trọng vào chất lượng của sản phẩm thì có một quy trình công nghệ tiên tiến là một điều góp phần vô cùng quan trọng vào quá trình sản xuất. Để một bộ máy vận hành trơn tru cần phải đảm bảo có 4 thành phần cơ bản như sau:
Phần cứng của công nghệ : Công cụ, thiết bị, máy móc, vật liệu là phần đảm nhận vai trò quan trọng được ví như xương sống trong suốt quá trình hoạt động, vận hành máy móc. Tuy nhiên, để có thể hoạt động thì vẫn phải do chính con người lắp đặt và vận hành.
Thông tin, phương pháp: Đây là phần được cung cấp đến người vận hành để họ hiểu được cách khởi động và điều khiển máy móc.
Con người : Con người đóng vai trò chủ chốt tham gia vào quy trình công nghệ nhưng cần phải hết sức cẩn thận để tránh những sai sót cơ bản có thể ảnh hưởng đến cả bộ máy và dây chuyền.
Tổ chức điều hành, phối hợp, quản lý : Cơ quan đầu não của quy trình công nghệ chính là sự điều hành, phối hợp và quản lý máy móc từ phía người quản lý đến người lao động và vận hành máy móc, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại.
Trong quá trình sản xuất việc áp dụng quy trình công nghệ mới, công nghệ hiện đại mang lại các lợi thế cạnh tranh cho nhiều doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình khẳng định vị thế trên thị trường. Những sản phẩm được tạo ra phải đáp ứng được tiêu chuẩn công nghệ , chất lượng đạt tiêu chuẩn thì mới có thể đáp ứng được các nhu cầu của người sử dụng và tăng được sức hút và thúc đẩy doanh số bán hàng. Ngoài ra việc áp dụng quy trình công nghệ cũng giúp giảm bớt chi phí nhân công, giảm thiểu tối đa sức lao động của con người mà năng suất lại tăng cao.
Quy mô doanh nghiệp và năng lực sản xuất của doanh nghiệp không đồng nhất với nhau mà được đánh giá qua hiệu suất của quá trình sản xuất kinh doanh. Nghĩa là một doanh nghiệp nhỏ vẫn hoàn toàn có khả năng được đánh giá là có năng lực sản xuất quy mô lớn.
Để giúp cho hiệu quả của sản xuất doanh nghiệp tăng cao thì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như máy móc, thiết bị, công nghệ tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất. Do đó, mỗi doanh nghiệp muốn bứt phá vươn lên cần phải thường xuyên nâng cấp máy móc, thiết bị hay phải đổi mới loại công nghệ hiện đại để xây dựng được kế hoạch đổi mới công nghệ trong tương lai.
Tình hình áp dụng quy trình công nghệ tại Việt Nam
Hiện nay, tình phát triển kinh tế thế giới cũng như khoa học, công nghệ đã ở một tầm cao mới và đóng vai trò cực kì quan trọng trong quá trình nâng cao năng suất lao động. Đặc biệt, quá trình sản xuất áp dụng công nghệ sẽ giảm thiểu sức người mà sản phẩm làm ra lại có chất lượng cao và nhanh hơn. Trong khi thế giới đang chú trọng vào việc sản nâng cao công nghệ thì Việt Nam cũng đang cố gắng để đạt được các thành tựu nhằm theo kịp sự phát triển của thế giới.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước đang tích cực đầu tư và nghiên cứu, tiếp thu nhấn chuyển giao các dây chuyền, công nghệ khoa học mới để nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một quốc gia chậm thích nghi với các nền khoa học công nghệ hiện đại, ngoài ra chúng ta vẫn còn hạn chế về nguồn nhân lực nên việc áp dụng các quy trình công nghệ vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn.
Một số sản phẩm của nước ta hiện nay cũng đã áp dụng được các ứng dụng khoa học công nghệ và cải thiện hơn thời gian trước đây rất nhiều nhưng vẫn không đủ để nhận định rằng Việt Nam đang ứng dụng hầu hết là các công nghệ hiện đại trên thế giới. Có một thực tế việc đầu tư vào khoa học công nghệ cần đến tiềm lực kinh tế lớn, những kĩ sư nghiên cứu giỏi mà đây là điều Việt Nam còn thiếu rất nhiều. Nhiều chuyên gia đánh giá, để Việt Nam có thể tiếp bước và sánh vai với các cường quốc năm châu thì cần rất nhiều sự nỗ lực đổi mới trong tương lai.
Song, không thể phủ nhận việc quy trình công nghệ của chúng ta đang cố gắng tiến sâu vào quá trình hội nhập, giao lưu với nền khoa học công nghệ hiện đại của thế giới và các nước trong khu vực. Việt Nam vẫn đang cố gắng để học tập kinh nghiệm và tiếp thu thành tựu của các quốc gia dẫn đầu về công nghệ để giảm thiểu tối đa các chi phí nghiên cứu, nhằm phục vụ tốt cho sự phát triển của kinh tế – xã hội của người dân.
Nhiều quy trình công nghệ trên thế giới đã được chuyển giao cho Việt Nam một cách hiệu quả như công nghệ sản xuất ô tô, lĩnh vực y tế, lĩnh vực nông nghiệp… Tuy nhiên, Việt Nam tiếp thu một cách có chọn lọc để kết hợp với các thành tựu trong nước mang đến bản sắc riêng cho khoa học công nghệ nói chung và quy trình công nghệ nói riêng.
Quy trình công nghệ muốn đảm bảo được tính chính xác, có hiệu quả thì cần phải nghiên cứu một cách kĩ lưỡng trước khi đưa vào áp dụng trong các lĩnh vực. Muốn phát triển được thì mỗi quốc gia đều phải có nền công nghệ tiên tiến hiện đại và có tổ chức, trật tự.