meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quý II/2022, dệt may TNG ước đạt lợi nhuận tăng 30% so với cùng kỳ

Thứ tư, 20/07/2022-23:07
Trong nửa đầu năm nay, Dệt may TNG ghi nhận doanh thu 3.242 tỷ đồng, tăng 36,8% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng 50,8% so với cùng kỳ và đạt 125,3 tỷ đồng. Theo lãnh đạo công ty, lợi nhuận tăng trưởng là nhờ đầu tư bổ sung thêm máy móc thiết bị tự động cùng ứng dụng phần mềm tự phát triển để soát sản xuất theo mốc giờ đến từng người lao động.

Mới đây, Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (HNX: TNG) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm. Cụ thể, doanh thu của Dệt may TNG trong nửa đầu năm nay là 3.242 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 36,8%. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế là 125,3 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 đã tăng 50,8%. Về vấn đề xuất khẩu, thị trường trọng điểm của Dệt may TNG tiếp tục là Bắc Mỹ khi nơi này chiếm tới 54,4% tỷ trọng xuất khẩu. Ngay sau Bắc Mỹ là thị trường EU chiếm 32% và thị trường châu Á chiếm 5,1%. 

Năm 2022, Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (HNX: TNG) đặt mục tiêu doanh thu 5.990 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện năm 2021. Lãi sau thuế năm nay đạt mục tiêu là 279 tỷ đồng, tăng 20,2% so với thực hiện năm trước. Mức cổ tức tối thiểu năm nay đạt 16%. Như vậy, chỉ sau 6 tháng đầu năm nay, Dệt may TNG đã hoàn thành được 54,1% kế hoạch doanh thu và 44,8% chỉ tiêu lợi nhuận năm. Dựa trên kết quả 6 tháng đầu năm, ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG khẳng định, chắc chắn doanh nghiệp sẽ hoàn thành và vượt kế hoạch năm.


Về vấn đề xuất khẩu, thị trường trọng điểm của Dệt may TNG tiếp tục là Bắc Mỹ khi nơi này chiếm tới 54,4% tỷ trọng xuất khẩu; ngay sau Bắc Mỹ là thị trường EU chiếm 32% và thị trường châu Á chiếm 5,1%
Về vấn đề xuất khẩu, thị trường trọng điểm của Dệt may TNG tiếp tục là Bắc Mỹ khi nơi này chiếm tới 54,4% tỷ trọng xuất khẩu; ngay sau Bắc Mỹ là thị trường EU chiếm 32% và thị trường châu Á chiếm 5,1%

Trước đó, trong quý đầu năm nay, Dệt may TNG ghi nhận doanh thu 1.260 tỷ đồng, lãi sau thuế 46 tỷ đồng. Như vậy, chỉ tính riêng trong quý 2 năm nay, doanh thu này đã đạt 1.983 tỷ đồng doanh thu, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế là 79,3 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã tăng 30%. Trong tháng 4/2022, doanh thu của Dệt may TNG đã tăng 52% so với tháng 4 năm 2021 và đạt 551,2 tỷ đồng. Sau khi lũy kế 4 tháng đầu năm, doanh thu của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG là 1.809,5 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng 42% so với thực hiện trong cùng kỳ năm 2021. Xét về cơ cấu, doanh thu xuất khẩu của Dệt may TNG trong nửa đầu năm nay chiếm chủ yếu khi chiếm đến 98,125 tổng doanh thu. Trong khi đó, 1,88% còn lại là đến từ doanh thu nội địa.

Theo lãnh đạo công ty, nguyên nhân giúp cho lợi nhuận của Dệt may TNG tăng trưởng trong thời gian qua là do doanh nghiệp đã bổ sung thêm máy móc thiết bị tự động và ứng dụng phần mềm tự phát triển để soát sản xuất theo mốc giờ đến từng người lao động. Chính vì thế, năng suất lao động của người lao động đã được gia tăng đáng kể trong khi chi phí sản xuất lại được tiết kiệm kha khá.

Ngoài ra, nhu cầu mua hàng cùng với tình trạng khan hiếm container trong thời gian qua đã được cải thiện đáng kể. Việc hàng hóa xuất khẩu không còn bị ách tắc đã thúc đẩy doanh thu của Dệt may TNG tăng lên và tăng trưởng ấn tượng. Phía lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, giá vốn hàng bán giảm trong khi chi phí bán hàng giảm nhờ Dệt may TNG áp dụng phần mềm trong công tác chuẩn bị sản xuất, máy móc thiết bị, vấn đề thu hồi công nợ khách hàng cải thiện. Dự kiến trong tháng 7 năm nay, doanh thu của toàn công ty ước đạt con số 690 tỷ đồng.


Phía lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, giá vốn hàng bán giảm trong khi chi phí bán hàng giảm nhờ Dệt may TNG áp dụng phần mềm trong công tác chuẩn bị sản xuất, máy móc thiết bị, vấn đề thu hồi công nợ khách hàng cải thiện. Ảnh minh họa
Phía lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, giá vốn hàng bán giảm trong khi chi phí bán hàng giảm nhờ Dệt may TNG áp dụng phần mềm trong công tác chuẩn bị sản xuất, máy móc thiết bị, vấn đề thu hồi công nợ khách hàng cải thiện. Ảnh minh họa

Mới đây, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Thời đã tham gia chương trình “Talkshow chọn danh mục – kỳ 8: Dấu hỏi lạm phát” do Báo Đầu Tư tổ chức đã chia sẻ nhiều thông tin quan trọng. Theo như chia sẻ của vị chủ tịch này, tại thời điểm hậu dịch bệnh Covid-19, giá cả hàng hóa liên tục gia tăng, lạm phát cũng tăng theo gây áp lực lên mọi mặt đời sống và nền kinh tế, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực nói chung và dệt may nói riêng. Điều đáng nói, giá cả tăng đột biến đã khiến cho chi phí đầu vào tăng lên đáng kể. Chỉ có những doanh nghiệp lớn có nền tảng ổn định, có được sự tích lũy cùng với năng suất lao động ấn tượng thì mới có thể bù đắp được phần nào. 

Sau khi xét chung toàn ngành, ông Nguyễn Văn Thời cho biết, trong năm nay ngành dệt may dự kiến sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu rơi vào khoảng 43 tỷ USD, so với năm trước đã tăng khoảng 10%. Với tình hình lạm phát như thời điểm hiện tại, dù mức tăng trưởng vẫn đạt mức khoảng 5% nhưng mục tiêu trên để có thể đạt được không hề dễ dàng một chút nào. Cũng theo ông Nguyễn Văn Thời, tính đến thời điểm hiện tại, các đơn hàng của Dệt may TNG đã đủ cho đến tháng 8 năm nay. Doanh thu trong 6 tháng ước đạt hơn 3.200 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2021 và lợi nhuận tăng trên 50% so với cùng kỳ và ước đạt khoảng 125 tỷ đồng.


Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Thời đã tham gia chương trình “Talkshow chọn danh mục – kỳ 8: Dấu hỏi lạm phát” do Báo Đầu Tư tổ chức đã chia sẻ nhiều thông tin quan trọng
Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Thời đã tham gia chương trình “Talkshow chọn danh mục – kỳ 8: Dấu hỏi lạm phát” do Báo Đầu Tư tổ chức đã chia sẻ nhiều thông tin quan trọng

Theo lãnh đạo của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, tính đến tháng 6 và 7 năm nay, tình hình đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may vẫn rất tốt nhưng qua giai đoạn tháng 8 đến tháng 12, tình hình đơn hàng sẽ có sự phân hóa rõ ràng giữa các doanh nghiệp lớn, uy tín và các doanh nghiệp vừa nhỏ. Bên cạnh đó, việc thị trường Mỹ cùng với EU tiến hành gia tăng lãi suất cộng thêm sức mua từ thị trường giảm. Điều này kéo theo đơn hàng từ các thị trường này cũng sẽ giảm theo đáng kể. Tuy nhiên, mức giảm này giữa các doanh nghiệp là không giống nhau và cũng không đồng đều.

Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch Dệt may TNG lý giải rằng, khi số lượng đơn hàng giảm sẽ tập trung vào những doanh nghiệp lớn và những doanh nghiệp uy tín. Bản thân TNG hiện đang đăng ký với khoảng 4 đến 5 khách hàng lớn ở nhiều thị trường gồm Mỹ, Pháp, Colombia, tình hình đơn hàng tính đến hiện tại vẫn ổn định.


Theo lãnh đạo của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, tính đến tháng 6 và 7 năm nay, tình hình đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may vẫn rất tốt nhưng qua giai đoạn tháng 8 đến tháng 12, tình hình đơn hàng sẽ có sự phân hóa rõ ràng giữa các doanh nghiệp lớn, uy tín và các doanh nghiệp vừa nhỏ. Ảnh minh họa
Theo lãnh đạo của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, tính đến tháng 6 và 7 năm nay, tình hình đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may vẫn rất tốt nhưng qua giai đoạn tháng 8 đến tháng 12, tình hình đơn hàng sẽ có sự phân hóa rõ ràng giữa các doanh nghiệp lớn, uy tín và các doanh nghiệp vừa nhỏ. Ảnh minh họa

Đối với thị trường Nga, giá trị đơn hàng năm 2021 của Dệt may TNG rơi khoảng 10 triệu USD, đến năm nay giá trị đơn hàng dự kiến là 20 triệu USD. Thời điểm cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine diễn ra, 4 container hàng chở đi của doanh nghiệp đã bị trả về. Tuy nhiên đến tháng 3 năm nay, tình hình giao hàng và thanh toán của Dệt may TNG đã được thông suốt trở lại. Tính tới thời điểm hiện tại, ông Thời đánh giá thị trường Nga đang rất ấn tượng, các đối tác cũng đang đặt vấn đề nâng giá trị đơn hàng lên mức 30 triệu USD và chuẩn bị có thêm 1 khách hàng mới.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

1 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

1 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

1 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

1 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

1 ngày trước