Quy hoạch mạng lưới đường sắt - Căn cứ để xây dựng quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành
BÀI LIÊN QUAN
Hiện nay có nên mua đất quy hoạch giao thông hay không?Quyết định phê duyệt quy hoạch đường sắt - 9 tuyến đường sắt mới được quy hoạch với tổng chiều dài 2.362kmTầm nhìn tương lai về quy hoạch mạng lưới đường sắt
Cụ thể, quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, có tầm nhìn đến 2050, mục tiêu đến 2030 như sau:
Về vận tải: Đạt 11,8 triệu tấn trong khối lượng vận chuyển hàng hóa, chiếm 0,27% thị phần; Đạt 460 triệu khách đối với khối lượng vận chuyển, chiến khoảng 1,87% thị phần (trong số đó chiếm 1,87% là của đường sắt quốc gia, tương đương với 21,5 triệu khách). Đạt 7,35 tỷ tấn.km đối với khối lượng luân chuyển hàng hóa, chiếm 1,83% thị phần; Hành khách đạt 13,8 tỷ khách.km, chiếm 3,55% thị phần (trong số đó chiếm 2,22% thị phần của đường sắt quốc gia, tương đương 8,54 tỷ khách.km).
Về kết cấu hạ tầng: Nâng cấp và cải tạo đảm bảo an toàn chạy tàu 7 tuyến đường sắt hiện có với tổng chiều dài lên đến 2.440km; quy hoạch 09 tuyến đường sắt mới với tổng chiều dài là 2.362km. Trong số đó thì triển khai đầu tư hai đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (Hà Nội - Vinh, Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh), ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt có sự kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế đặc biệt ở khu vực Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu, kết nối với TP.HCM và Cần Thơ, kết nối quốc tế với Lào, Campuchia và Trung Quốc phù hợp với những hiệp định vận tải quốc tế cùng như đồng bộ với tiến độ đầu tư của các nước trong khu vực.
Tầm nhìn đến năm 2050: Quy hoạch mạng lưới đường sắt quốc gia bao gồm 25 tuyến với chiều dài là 6.354km. Trong đó: Hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; tiếp tục đầu tư hoàn thành những tuyến đường sắt mới tại khu đầu mối ở Hà Nội, khu đầu mối TP.HCM, đường sắt kết nối khu công nghiệp, cảng biển, khu kinh tế, kết nối các tỉnh ở Tây Nguyên, đường sắt kết nối quốc tế, đường sắt ven biển. Duy trì, nâng cấp và cải tạo những tuyến đường sắt hiện có để đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách cũng như hàng hóa.
Giải pháp phát triển về quy hoạch mạng lưới đường sắt
Tập trung phát triển một cách có trọng tâm, trọng điểm và mang tính đột phá trên những hành lang vận tải chính có nhu cầu vận tải lớn đối với việc phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt. Phát huy thế mạnh về vận tải hàng hóa, hành khách có khối lượng lớn, cự ly từ trung bình cho đến dài. Tập trung khai thác tối đa năng lực các mạng đường sắt hiện có cũng như đầu tư xây dựng một số tuyến đường sắt mới hiện đại, đồng bộ kết nối cửa ngõ cảng biển, những trung tâm kinh tế lớn.
Từng bước đa dạng hóa về nguồn lực đầu tư phát triển trong kết cấu hạ tầng, vận tải đường sắt, phát triển công nghiệp; tập trung nguồn lực nhà nước trong đầu tư kết cấu hạ tầng những tuyến đường sắt; tiếp cận huy động nguồn lực của địa phương, đẩy mạnh sự thu hút những thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào kết cấu hạ tầng, phương tiện, thiết bị, kinh doanh đường sắt.
Xây dựng nền tảng để phát triển nền công nghiệp đường sắt theo hướng hiện đại, đồng bộ với những ngành công nghiệp khác; từng bước tự chủ trong việc bảo trì, sản xuất một số loại vật tư, trang thiết bị cho lĩnh vực về đường sắt; hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tích cực, chủ động liên doanh, chuyển giao công nghệ phát triển công nghiệp đường sắt. Đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa kết cấu hạ tầng với khu công nghiệp đường sắt, trình độ khoa học công nghệ và nguồn nhân lực ở trong nước.
Luôn chủ động đẩy việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong quản lý, xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt để hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như tiết kiệm nguồn năng lượng; sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Không quên việc chủ động phối hợp với các địa phương nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các nội dung của "Quy chế phối hợp", đẩy mạnh sự phối hợp với những lực lượng chức năng địa phương điều tiết chống ùn tắc giao thông; ngăn chặn kịp thời xử lý những hành vi vi phạm hành lang về an toàn giao thông đường sắt,...
Ý nghĩa của việc quy hoạch mạng lưới đường sắt
Quy hoạch mạng lưới đường sắt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần cụ thể hóa những chiến lược phát triển nền kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu về phát triển đất nước trong thời kỳ từ năm 2021-2030 đã được công bố bởi Bộ Giao thông Vận tải.
Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt liên quan đến nội dung quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030 chính là căn cứ và định hướng để Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục tổ chức thực hiện xây dựng những quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành đường sắt.
Với sự quan tâm đến ngành đường sắt của Chính phủ cùng với quyết tâm cao độ về đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ, mong rằng giai đoạn tới đây, ngành đường sắt Việt Nam sẽ có những bước chuyển mình tích cực, phát triển xứng tầm với vị thế và vai trò vốn có của ngành. Bài viết trên đây đã gửi đến bạn những thông tin liên quan đến quy hoạch mạng lưới đường sắt, hy vọng nó sẽ mang đến một cái nhìn tổng quát và toàn diện, giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hình vận tải “đang ngủ quên” này.