Quy hoạch đường bộ hứa hẹn tạo ra sự thay đổi mang tính đột phá trong 10 năm tới
BÀI LIÊN QUAN
Cập nhật thông tin, bản đồ quy hoạch Hòa Bình mới nhấtĐất quy hoạch giao thông có được đền bù không? Điều kiện được hưởng đền bù như thế nào?Quy hoạch đường bộ là quy hoạch chuyên ngành đầu tiên được phê duyệt với phạm vi, quy mô và sức ảnh hưởng lớn. Việc phê duyệt quy hoạch này của Chính phủ hứa hẹn sẽ tạo ra sự thay đổi mang tính đột phá cho ngành đường bộ trong 10 năm tới.
Quyết định phê duyệt mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Quyết định số 1454/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 1/9/2021. Đây là quyết định do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký thay Thủ tướng Chính phủ. Đây chính là quy hoạch chuyên ngành đầu tiên đã được phê duyệt căn cứ theo Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14, được đánh giá có sức phạm vi, quy mô và sức ảnh hưởng lớn trong tổng số 37 quy hoạch chuyên ngành quốc gia của cả nước.
Quy hoạch đường bộ là một trong 5 quy hoạch chuyên ngành của giao thông vận tải (cảng hàng không, sân bay; đường sắt; cảng biển; đường thủy nội địa; đường bộ). Lần đầu tiên ghi nhận sự thực hiện đồng thời, có phân công rõ ràng trên cơ sở lợi thế của từng phương thức trên từng hành lang vận tải chính, đảm bảo tính hệ thống cũng như sự kết nối đồng bộ giữa các chuyên ngành của quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải.
Việc xây dựng và thông qua quy hoạch đường bộ đã nhận được nhiều sự quan tâm và chỉ đạo đặc biệt từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trực tiếp là Phó Thủ tướng Lê Văn Thành - Chủ tịch Hội đồng thẩm định 05 quy hoạch ngành giao thông vận tải thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch đường bộ được xây dựng dựa trên nguyên tắc quán triệt văn kiện các kỳ Đại hội Đảng, đặc biệt là Đại hội lần thứ XII, XIII; tuân thủ Luật Quy hoạch; kế thừa quan điểm còn nguyên giá trị của quy hoạch trước đó, phù hợp với lợi thế và đặc thù của lĩnh vực, khắc phục những vướng mắc và hạn chế trong 10 năm vừa qua, đặc biệt là về tính liên kết, đồng bộ.
Xác định công tác lập quy hoạch mạng lưới đường bộ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của ngành GTVT, thế nên Bộ GTVT đã chỉ đạo rất sát sao việc lập nên quy hoạch với nỗ lực cao nhất nhằm đảm bảo về tiến độ và chất lượng.
Định hướng quy hoạch đường bộ
Quy hoạch đường bộ định hướng đến năm 2030 cả nước sẽ hoàn thành xây dựng khoảng 5.000km đường bộ cao tốc và 172 tuyến Quốc lộ với tổng chiều dài 29.795km. Đến năm 2050 sẽ hình thành 41 tuyến với 9.014km cao tốc; quy hoạch đường ven biển vào hệ thống quốc lộ; điều chỉnh điểm đầu, cuối cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ Lạng Sơn cho đến Cà Mau; điều chỉnh về chiều dài cũng như quy mô đối với cao tốc vành đai đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội tùy theo nhu cầu về phát triển đô thị, có thể đi trên cao một số đoạn.
Quy hoạch đã xác định mục tiêu phát triển mạng lưới đường bộ từng bước đồng bộ, một số công trình chất lượng cao, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH và bảo đảm QPAN, nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế, kiềm chế để tiến tới giảm dần tai nạn giao thông cũng như hạn chế sự ô nhiễm môi trường, hình thành hệ thống GTVT sao cho hợp lý giữa các phương thức vận tải, góp phần đưa nước ta vào năm 2030 cơ bản trở thành nước đang phát triển có nền công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
Khối lượng vận chuyển hàng hóa chiếm khoảng 62,80% thị phần, tương đương 2,76 tỷ tấn; hành khách chiếm 90,16% thị phần tương đương 9,4 tỷ lượt hành khách.
Quy hoạch cần được xây dựng hệ thống giao thông công cộng hiện đại kết hợp với việc sử dụng hiệu quả nhiên liệu trong hoạt động giao thông, đặc biệt là giao thông đô thị để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Giải pháp phát triển quy hoạch đường bộ
Về cơ chế, chính sách: cần phải tiếp thu và rà soát những nguồn bất cập, chồng chéo trong những quy định của pháp luật về bảo đảm tính ổn định và thống nhất, đồng bộ để thu hút nhiều nguồn đầu tư, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.
Về nguồn vốn đầu tư: huy động tất cả các nguồn lực để tham gia đầu tư đường bộ cao tốc, cụ thể các dự án chủ yếu triển khai đầu tư theo phương thức đối tác công tư, vốn ngân sách nhà nước sẽ đóng vai trò là "vốn mồi". Bên cạnh đó, việc huy động ngân sách địa phương tham gia vào đầu tư các tuyến cao tốc trên địa bàn cũng sẽ đa dạng thêm nguồn lực đầu tư thay vì chỉ "trông chờ" vào ngân sách trung ương như đã triển khai như trước đây.
Sau khi các mô hình địa phương triển khai việc đầu tư dự án đường bộ cao tốc như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tiền Giang,... được đánh giá thành công thì việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đầu tư cho các địa phương cũng chính là sự đổi mới trong tư duy quản lý cho giai đoạn tới. Hơn cả, cần phải huy động sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị từ trung ương cho đến địa phương và của các cấp, các ngành để đảm bảo tính khả thi của quy hoạch giao thông.
Đây là những giải pháp mang tới hiệu quả cao trong quá trình huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng về đường bộ, đặc biệt là đường bộ cao tốc.
Quy hoạch mạng lưới đường bộ lần này đảm bảo yêu cầu về sự phát triển toàn bộ không gian lãnh thổ quốc gia và hướng tới mục tiêu phát triển vững bền gắn với việc bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai cũng như ứng phó với sự biến đổi khí hậu; phân bổ, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Quy hoạch đường bộ sẽ là động lực để thúc đẩy hoàn thiện hệ thống về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ và hiện đại, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu được đề ra bởi Đảng và Chính phủ.