Quý 3/2022, Thế Giới Di Động (MWG) đang chịu lỗ tài chính 86 tỷ đồng dù đã tái cấu trúc nợ
BÀI LIÊN QUAN
Biwase báo lãi quý III/2022 tăng 24%: Tỷ lệ thất thoát nước thấp kỷ lụcBCTC quý III/2022 Dược Hậu Giang (DHG) báo lãi kỷ lục, tăng trưởng 30% so với cùng kỳNhiều ngân hàng báo lãi “khủng”, nhưng đà tăng sẽ khó duy trì trong thời gian tớiMới đây, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động (mã chứng khoán: MWG) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 ghi nhận mức doanh thu thuần tăng 31,6% đạt mức 32.012 tỷ đồng và lợi nhuận ròng tăng 15,6% lên mức 906 tỷ đồng. Lũy kế trong 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần cũng như lãi ròng của MWG đạt mức 102.800 tỷ đồng - so với cùng kỳ tăng 18,4% và 3.481 tỷ đồng - so với cùng kỳ tăng 4,3%. Mức tăng trưởng về chỉ số kinh doanh của Thế Giới Di Động phần lớn là do so sánh với mức nền thấp so với hò quý 3/2021 (đây là giai đoạn bị tác động mạnh bởi dịch bệnh COVID-19).
Điều đặc biệt là về tình hình hoạt động tài chính, lỗ tài chính ròng trong quý 3 của Thế Giới Di Động đã tăng lên 85,9 tỷ đồng, từ mức 62,4 tỷ trong quý 2/2022. Ước tính thì thu nhập tài chính ròng nhất quán trong giai đoạn quý 2/2020 và quý 1/2021 đã phản ánh được tác động của một môi trường lãi suất tăng.
Những doanh nghiệp nào đang báo lãi kỷ lục và trả cổ tức gần 100 tỷ USD?
Có thể thấy, lợi nhuận cao kỷ lục của các Big Oil (những gã khổng lồ ngành dầu mỏ) đang trở thành cú hích lớn ở trên Phố Wall.Xuất khẩu phân bón 9 tháng đầu năm đạt 886 triệu USD, loạt doanh nghiệp báo lãi khủng
Tính đến thời điểm ngày 31/10, hầu hết các doanh nghiệp ngành phân bón niêm yết trên sàn chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính của quý 3 năm nay. Đáng chú ý, sau khi lũy kế 9 tháng đầu năm, kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp phân bón đã bỏ xa kế hoạch doanh thu cùng với lợi nhuận của cả năm.Trong khi thời điểm trước đó, Thế Giới Di Động đã rất tích cực đi vay từ các tổ chức tín dụng lớn ở trong và ngoài nước với lãi suất ưu đãi. Công ty cũng cho vay với các công ty chứng khoán trong kỳ hạn ngắn từ 3 - 6 tháng với mức lãi suất là từ 6,4% đến 7%/năm đồng thời cũng nắm giữ trái phiếu với mức lãi suất dao động từ 5% đến 8,65%/năm.
Cũng theo đó, chênh lệch về hai đầu lãi suất đã mang về cho Thế Giới Di Động khoản lợi tài chính lên đến hàng trăm tỷ đồng trong năm 2021 và đã tiếp tục ở mức dương trong quý 1/2022. Mặc dù vậy thì khi bước sang quý 2/2022 chiến lược này lại không còn hiệu quả.
Cũng tương ứng, Thế Giới Di Động cũng có động thái cấu trúc nợ vay nhanh chóng. Ghi nhận cho đến cuối quý 3/2022, tổng tài sản của Thế giới di động là 61.282 tỷ đồng, trong đó tiền cũng như các khoản tương đương ghi nhận là 15.911 tỷ đồng - mức này chiếm 26% tổng tài sản. Trong kỳ, Thế Giới Di Động cũng tiến hành tăng mạnh tiền gửi.
Ở chiều hướng ngược lại thì tổng dư nợ ghi nhận là 22.824,5 tỷ đồng - so với đầu kỳ giảm 7,4%. Trong đó thì nợ ngắn hạn đã giảm mạnh 31,6% xuống còn mức 16.857 tỷ đồng, so với quý trước giảm đến 25%, đặc biệt là nợ vay ngắn hạn cũng được cắt giảm mạnh nhằm hỗ trợ cho việc giảm áp lực từ lãi vay đang tăng.
Và trong báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cũng nhấn mạnh rằng so với đầu kỳ có vẻ đang tích cực tái cơ cấu lại danh mục nợ ở trong kỳ khi công ty tiến hành chuyển đổi một số nợ ngắn hạn sang dài hạn ghi nhận là 5.967,5 tỷ đồng - đây là khoản vay hợp vốn với lãi suất cạnh tranh. Kết quả là đòn bẩy tài chính đã giảm với D/E ghi nhận là 0,98x so với mức 1,21x hồi đầu năm 2022.
Thế Giới Di Động cũng vừa lên tiếng phản đối các tin đồn ở trên mạng xã hội về các khoản đầu tư ngắn hạn. Cụ thể thì Thế Giới Di Động cho biết trong Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 đã công bố vào ngày 28/10/2022 công ty có khoản mục "Đầu tư Tài chính ngắn hạn" với giá trị là 8.846 tỷ đồng, trong đó bao gồm 7.235 tỷ đồng là các khoản tiền gửi ở các ngân hàng uy tín và không có vấn đề về thanh khoản, có thời hạn còn lại là từ 1 cho đến 6 tháng và 1.611 tỷ đồng được ghi nhận là các khoản đầu tư vào trái phiếu ngắn hạn.
Cụ thể trong 1.611 tỷ trái phiếu ngắn hạn bao gồm:
100% trái phiếu mà công ty đã đầu tư đến hạn phải thanh toán trong thời gian từ 1 - 3 tháng tới, hơn thế đây cũng là những trái phiếu có tài khoản đảm bảo cũng như cam kết mua lại từ đơn vị bảo lãnh đúng theo hợp đồng.
Thứ hai là danh mục đầu tư đa dạng từ hơn 10 tổ chức phát hành. Trong đó có đến 80% không liên quan đến ngành bất động sản - đây là trái phiếu của các ngân hàng quốc doanh, doanh nghiệp uy tín ở trong lĩnh vực tài chính, dịch vụ, sản xuất.
Cuối cùng là 100% trái phiếu hoàn toàn không có mối quan hệ nào với các doanh nghiệp hay tập đoàn, các ngân hàng hay các công ty chứng khoán đang được điều tra hay nhắc đến gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng có liên quan đến những sai phạm trong quá trình phát hành trái phiếu.
Thế Giới Di Động có tên đầy đủ đó là Công ty cổ phần Thế Giới Di Động được thành lập vào tháng 3/ 2004. Tên tiếng Anh của Thế Giới Di Động là Mobile World JSC (mã chứng khoán: MWG). Đây chính là một tập đoàn bán lẻ ở thị trường Việt Nam kinh doanh chính trong lĩnh vực điện thoại di động, thiết bị số, điện tử tiêu dùng.
Theo thống kê thị trường bán lẻ thiết bị di động ở Việt Nam vào năm 2014 cho thấy, thị phần của Thế Giới Di Động chiếm đến 25% đồng thời là doanh nghiệp lớn nhất ở trong lĩnh vực kinh doanh này. Vào năm 2018, doanh nghiệp này đã lọt Top 100 nhà bán lẻ lớn nhất châu Á – Thái Bình Dương. Bên cạnh chuỗi cửa hàng điện thoại di động thuộc thegioididong.com. Không những thế, Công ty cổ phần Thế giới di động còn sở hữu chuỗi cửa hàng điện máy Điện máy Xanh, Trần Anh cũng như chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh.