Phó tổng IMF nhận định: Việt Nam bước vào năm 2023 đầy thử thách
BÀI LIÊN QUAN
Chuyên gia FinPeace: Năm 2023, thị trường chứng khoán không chỉ xuống bởi yếu tố vĩ mô mà còn bởi yếu tố niềm tinChuyên gia lý dự báo đất nền vẫn tụt dốc không phanh trong thời gian tớiChuyên gia David Jackson: Năm 2023 sẽ là một năm nhiều thử thách đối với thị trường bất động sản nói chung và thị trường nhà liền thổ nói riêngBà Antoinette Sayeh - Phó tổng giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khẳng định rằng Việt Nam đã làm rất tốt trong cả tăng trưởng kinh tế lẫn ổn định tình hình lạm phát vào năm 2022.
Tuy nhiên, bước sang năm 2023, nền kinh tế sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức từ cả bên ngoài lẫn nội tại. Trong đó thì tiêu dùng và đầu tư trong nước không thể nào bù đắp được sự sụt giảm của xuất khẩu. Những động lực tăng trưởng kinh tế cũng có khả năng chịu sức ép từ lạm phát cùng những biện pháp kiểm soát tình hình lạm phát.
Chuyên gia nhận định: Khó đoán lãi suất điều hành năm 2023
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động trong năm 2023, nhiều chuyên gia nhận định động thái tăng hay giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước là một bài toán khó đoán.Chuyên gia nhận định: Có hai dấu hiệu nhận biết thanh khoản bắt đầu được tháo gỡ
Theo ghi nhận, trong hội thảo "Tâm thế vững vàng, sẵn sàng vượt sóng" Chuyên gia đầu tư cơ bản - ông Nguyễn Nhật Khánh, Giám đốc kinh tế vĩ mô và chiến lược thị trường tại Chứng khoán KB - ông Trần Đức Anh và Chuyên gia tư vấn đầu tư và quản lý tài sản - ông Nguyễn Trung Du chia sẻ những nhận định về thanh khoản thị trường trong năm 2023 cũng như chiến lược đầu tư phù hợp.2023 có nhiều thách thức
Nói về động lực chính của đà tăng trưởng kinh tế, bà Antoinette Sayeh - Phó tổng giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói rằng: “Dĩ nhiên, tôi sẽ mở đầu với việc Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất trong khu vực vào năm 2022. Tốc độ tăng trưởng được chúng tôi ước tính lên tới 8%, và lạm phát thấp hơn đáng kể mục tiêu 4% của đất nước”.
Theo bà, IMF cũng tin rằng một phần trong số những tin tốt đó sẽ kéo dài sang năm nay. Tuy nhiên thì Việt Nam vẫn phải đối mặt với các cơn gió ngược từ cả bên ngoài lẫn nội tại. Nếu xét từ khía cạnh ở bên ngoài, tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo giảm tốc, hoạt động của các đối tác thương mại chính của Việt Nam như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc đều có khả năng suy yếu trong năm nay. Dĩ nhiên là điều đó cũng sẽ giáng đòn lên xuất khẩu và hoạt động sản xuất của các nhà máy ở Việt Nam.
Thêm vào đó là IMF cũng tin rằng những điều kiện tài chính ở trên toàn cầu cũng sẽ tiếp tục được thắt chặt sẽ tác động tiêu cực lên hoạt động sản xuất nói chung cũng như xuất khẩu ở Việt Nam.
Cũng trong bối cảnh đó, thách thức cũng sẽ nằm ở các khu vực dễ tổn thương ở trong hệ thống tài chính. Bởi vì khi mà nền kinh tế lao dốc, hoạt động sản xuất có phần chậm lại và lạm phát leo thang, lĩnh vực tài chính cũng có thể hứng chịu những tác động vô cùng bất lợi.
IMF cũng tin rằng tiêu dùng và đầu tư cũng sẽ không đủ để bù đắp hoàn toàn cho sự sụt giảm trong nhu cầu quốc tế, vốn dĩ đè nặng lên xuất khẩu của Việt Nam.
Hơn thế, khi mà lạm phát đi lên, Ngân hàng Nhà nước có thể buộc phải phản ứng bằng cách tiếp tục thắt chặt lãi suất. Đó cũng sẽ là tin xấu đối với tiêu dùng cũng như đầu tư. Như thế, Việt Nam đang bước vào một năm 2023 đầy thách thức. Bà Antoinette Sayeh cũng cho rằng tăng trưởng GDP của đất nước sẽ giảm còn 5,8% trong năm nay. Còn lạm phát vào khoảng 4,5 - 5%.
Nhận định về triển vọng của nền kinh tế toàn cầu, bà Antoinette Sayeh nói rằng: “Chúng tôi dự đoán tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới sẽ giảm xuống còn 2,7% trong năm nay”.
Theo đó, IMF tin rằng các ngân hàng trung ương ở trên thế giới sẽ thắt chặt hơn nữa, và điều đó cũng đè nặng lên tăng trưởng kinh tế. Các chính sách thắt chặt cũng có thể được đẩy nhanh cũng như duy trì lâu hơn những gì mà quỹ dự báo trước đó.
Bà Antoinette Sayeh nói thêm rằng, chúng ta đã chứng kiến một số tác động đối với Việt Nam vào năm 2022 bởi vì đồng USD tăng mạnh. Các chính sách tiền tệ cũng có thể được thắt chặt hơn nữa, tuy nhiên Việt Nam cũng ứng phó với biến động tỷ giá một cách linh hoạt.
IMF cũng tin rằng các cơ quan quản lý của Việt Nam cũng sẽ tiếp tục đi theo hướng này nếu như sức ép lạm phát gia tăng vào năm 2023. Và điều đó cũng có thể sẽ giảm bớt đi tác động từ đà tăng của đồng bạc xanh.
Đâu là “cú hích” của nền kinh tế?
Theo bà Antoinette Sayeh, quỹ tin rằng số hóa có tác động lớn đến đà tăng trưởng trong tương lai của Việt Nam. Và việc thúc đẩy chuyển đổi số cũng sẽ tăng cường hiệu quả của cả khu vực công lẫn khu vực tư nhân, hỗ trợ cho việc phổ cập tài chính và thúc đẩy thương mại điện tử, nhất là trong thời điểm dịch bệnh.
Hơn thế, chúng ta cũng đã nhìn thấy được tiềm năng to lớn của số hóa trong thời kỳ đại dịch và chắc chắn rằng nó còn làm nhiều hơn nữa. Trong cuộc thảo luận với Trường Đại học Kinh tế quốc dân, IMF cũng đã bàn về báo cáo thực hiện ở Việt Nam cùng các quốc gia khác ở trong khu vực. Như thế, quá trình số hóa hay đổi mới, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên vẫn có một vấn đề tại Việt Nam và các nước khu vực khác.
Đó chính là thành công trong số hóa chưa chắc đã chuyển thành sự gia tăng về năng suất, cũng từ đó giúp cho nền kinh tế có thể đạt được tốc độ tăng trưởng tiềm năng.
Lý do là nằm ở việc sự phổ biến của công nghệ chỉ nằm gọn trong một nhóm nhỏ doanh nghiệp thay vì toàn bộ nền kinh tế, nhất là đối với các công ty vừa và nhỏ. Chính vì thế mà họ không thể hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi số.
Và để có thể giải quyết được vấn đề này, các nhà chức trách cần phải hỗ trợ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hơn nữa, đồng thời cũng nâng cao kỹ năng của người lao động nhằm mục đích đảm bảo rằng họ có thể thích nghi với những lĩnh vực và công nghệ mới.
Hơn thế, để có thể đẩy mạnh về số hóa thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được tiếp cận với nhiều nguồn vốn hơn, giảm bớt đi những thủ tục và quy định trong các hoạt động, đồng thời cũng tăng cường chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp FDI và công ty ở trong nước.
Điều đó cũng đòi hỏi đất nước có thể giảm bớt đi các rào cản thương mại cũng như pháp lý nhằm mục đích thúc đẩy sự gắn kết giữa các doanh nghiệp nội địa, khu vực FDI.