meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Phân khúc bất động sản nào tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng tốt nhất?

Thứ hai, 08/08/2022-10:08
Một số thị trường bất động sản trong khu vực vẫn duy trì đà tăng trưởng đã đạt được trong các quý trước. Trong đó, bất động sản và công nghiệp đang là điểm sáng với những số liệu khả quan ghi nhận tại các thị trường trong khu vực, bao gồm các thành phố lớn của Việt Nam.

Theo Kinh tế đô thị, nhìn nhận về thị trường vốn, các chuyên gia của Colliers dự báo thị trường khu vực trong Báo cáo Tổng quan Thị trường châu Á - Thái Bình Dương quý II/2022 của Tập đoàn dịch vụ bất động sản và quản lý đầu tư Colliers. 

Tại Việt Nam, Ông David Jackson – Tổng Giám Đốc, Colliers (Việt Nam) cho biết: “Trước những biến động toàn cầu, các nhà đầu tư nội địa và quốc tế tại châu Á – Thái Bình Dương chọn cách tiếp cận thận trọng với một tầm nhìn dài hạn. Lĩnh vực bất động sản vẫn giữ đà tăng trưởng với lượng giao dịch tích cực trong phân khúc tài sản cao cấp ở các thị trường trọng điểm trong khu vực.”


Nền kinh tế Việt Nam ghi nhận mức độ phục hồi tốt trong bối cảnh toàn cầu mất ổn định
Nền kinh tế Việt Nam ghi nhận mức độ phục hồi tốt trong bối cảnh toàn cầu mất ổn định

Ông David nhấn mạnh, riêng Việt Nam, nền kinh tế ghi nhận mức độ phục hồi tốt trong bối cảnh toàn cầu mất ổn định, thị trường này cho thấy tiềm năng đầu tư vào BĐS thương mại và công nghiệp.

Báo cáo mới đây của Colliers cho biết, Việt Nam được đánh giá là thị trường đầu tư an toàn trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực vẫn còn phải vật lộn với các hạn chế vì dịch bệnh Covid - 19. Những thành phố như Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương đang thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, nhờ đó lĩnh vực bất động sản công nghiệp ngày càng sôi động hơn, nhất là việc di chuyển giữ những quốc gia đã được trở lại bình thường. 

Giá thuê đất công nghiệp được dự báo sẽ tăng trưởng ít nhất 10% vào đợt cuối năm. Với phân khúc nhà ở, chung cư tại Hà Nội có giá bán được dự báo tiếp tục tăng trưởng vì giá đất và chi phí bồi thường, xây dựng trong vài năm tới vẫn sẽ tăng.

Tại Australia và New Zealand, hai thị trường này đã kết thúc quý II/2022 đầy thách thức khi Ngân hàng Dự trữ Úc và New Zealand trước đó đã tăng lãi suất để chống tình trạng lạm phát. Các tổ chức đầu tư đã phải đánh giá lại thị trường để xem xét các cổ phần đang có và chiến lược đầu tư trong 6 tháng cuối năm.

Lượng giao dịch tại thị trường Auckland (New Zealand) đang chững lại, đồng thời có thêm nguồn cung mới trên thị trường khách sạn nhờ các biện pháp hạn chế đi lại được nới lỏng. Nhóm BĐS cao cấp ở những thành phố lớn của Úc vẫn đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, phần lớn tới từ Singapore.

Phân khúc chủ đạo trong quý II vẫn là BĐS văn phòng, công nghiệp, bán lẻ khi đạt tổng giá trị giao dịch hơn 2,3 tỷ USD. Bất chấp các biến động kinh tế, Colliers vẫn hy vọng vào việc hồi phục tâm lý đầu tư nhờ tính minh bạch và tiềm năng của các thị trường.


Lượng giao dịch tại thị trường Auckland (New Zealand) đang chững lại
Lượng giao dịch tại thị trường Auckland (New Zealand) đang chững lại

Tại Trung Quốc, các nhà đầu tư nội địa có nhu cầu về BĐS văn phòng lớn, điều này thúc đẩy số lượng giao dịch mạnh hơn trong quý II, chủ yếu là nhờ sự quan tâm mạnh mẽ của khối doanh nghiệp nhà nước.

Cụ thể, Bắc Kinh có 4 giao dịch trên tổng diện tích khoảng 340.000m2 với tổng giá trị khoảng 1,42 tỷ USD trong quý II/2022. Thượng Hải có nhiều khách hàng tới từ lĩnh vực công nghệ, may mặc, năng lượng, tài chính hoạt động tích cực với 8 giao dịch nguyên khối có tổng giá trị là 1,27 tỷ USD. Các Business Park, lĩnh vực hậu cần và khu công nghiệp đang chiếm ưu thế tại Quảng Châu và Thâm Quyến. Trong đó, giao dịch lớn trị giá 691 triệu USD là dự án tổ hợp Guangzhou Asia Games City.

Phía Tây Trung Quốc tuy không có giao dịch nào được ghi nhận trong quý nhưng dự kiến phân khúc Business Park sẽ là điểm nóng đầu tư trong những tháng tới vì thành phố Tây An hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm phát triển trí tuệ nhân tạo, cơ sở hạ tầng 5G và điện toán đám mây.

Tại Hồng Kông (Trung Quốc) ghi nhận khối lượng giao dịch BĐS thương mại đạt 2,2 tỷ USD, tăng 52% so với quý I/2022 nhờ cả hai bên mua bán đều tận dụng tối đa những biện pháp nới lỏng giãn cách xã hội. Nhưng các nhà đầu tư đã giữ tâm lý “chậm mà chắc” sau khi có chính sách tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.


Các dự án khu dân cư tiếp tục thu hút sự quan tâm
Các dự án khu dân cư tiếp tục thu hút sự quan tâm

Tuy vậy, chuyên gia Colliers dự đoán tâm lý này sẽ được cải thiện sau khi nền kinh tế phục hồi và các khoản đầu tư được rót thêm. BĐS công nghiệp nơi đây vẫn có vị trí quan trọng; Các dự án khu dân cư tiếp tục thu hút sự quan tâm khi nhu cầu ngày càng tăng cao.

Tại Singapore, thị trường bất động sản duy trì đà tăng trưởng từ những quý trước, điều này thể hiện triển vọng tích cực của nền kinh tế. Khối lượng đầu tư trong quý II đạt 12,798 tỷ USD, bằng 62% giá trị trong cả năm 2021. 

Những hoạt động phổ biến trong quý là giao dịch đất chính phủ, giao dịch tập thể và văn phòng. Thương vụ lớn nhất trị giá giá 930,35 triệu USD thuộc về dự án khu dân cư Dunman Road. Vì lãi suất tăng, thị trường có tốc độ giao dịch chậm và nhu cầu tăng với các tài sản ít bị ảnh hưởng hơn bởi suy thoái như BĐS bán lẻ, BĐS hậu cần, văn phòng cao cấp.

Tại Hàn Quốc, nhu cầu về bất động sản khu thương mại Gangnam (GBD) ở Seoul khá ổn định, điều này góp phần tăng giá trị đầu tư lên 2,8 tỷ USD. Nguồn cung hạn chế cùng nhu cầu ngày một cao đã khiến đơn giá văn phòng tăng mạnh, nhiều giao dịch lớn sẽ được hoàn thành trong thời gian tới như các thương vụ của Shinhan Finance Investment Building, IFC và Seoul City Tower. Tuy nhiên, khối lượng đầu tư vào BĐS văn phòng có xu hướng giảm vì các nhà đầu tư đang rất thận trọng.

Tại Nhật Bản, thời gian gần đây đồng Yên giảm giá trị và khoản chênh lệch lãi suất đang mở rộng khiến cho một loạt các hoạt động từ nhà đầu tư nước ngoài tới từ châu Âu, Hoa Kỳ, châu Á chuyển hướng tới các thành phố lớn bên ngoài Tokyo như Osaka, Nagoya, Yokohama.

BĐS nhà ở, văn phòng, khách sạn trở thành động lực chính với tổng giá trị lên tới 741 triệu USD trong quý II. Việc các chính sách hạn chế đi lại được nới lỏng trong nửa đầu năm đã giúp các chuyên gia cấp cao của những đơn vị đầu tư nước ngoài trở lại Nhật Bản dễ dàng hơn. Việc này cũng thúc đẩy quá trình quyết định và thúc đẩy các khoản đầu tư xuyên biên giới trong thời gian tới.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

18 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

18 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

18 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

18 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước