Phân biệt tiếp thị và bán hàng? Tố chất cần thiết để trở thành nhân viên tiếp thị chuyên nghiệp?
BÀI LIÊN QUAN
Nhân viên tiếp thị là gì? Những kỹ năng và tố chất cần có của nhân viên tiếp thịCVS là gì? Chiến lược tiếp thị chuẩn cho CVS trong MarketingTiếp thị như thế nào để đến đúng với khách hàng tiềm năngThế nào là tiếp thị?
Tiếp thị hay còn được biết đến dưới tên gọi Marketing là quá trình quản lý, xác định nhu cầu của khách hàng. Các công ty, doanh nghiệp sẽ xây dựng chính sách, chiến lược marketing để thỏa mãn nhu cầu của toàn bộ khách hàng.
Quá trình tiếp thị bao gồm 4 yếu tố quan trọng như Sản phẩm, Kênh phân phối, Giá bán và Quá trình xúc tiến. Có thể nói, tiếp thị là quá trình mà thông qua đó dịch vụ, sản phẩm và hàng hóa được đi từ giai đoạn sản xuất tới tay người tiêu dùng. Một số thành phần không nắm rõ về khái niệm tiếp thị và cho rằng tiếp thị chỉ bao gồm quảng cáo và bán hàng.
Tuy nhiên, trong thực tế, tiếp thị là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động mua bán. Mục tiêu cuối cùng mà quá trình tiếp thị hướng đến là xác định nhu cầu khách hàng.
Các công cụ tiếp thị phổ biến hiện nay trên thị trường bao gồm:
- Quảng cáo: Đây là giai đoạn doanh nghiệp giúp khách hàng tiếp cận hình ảnh, ý tưởng liên quan đến sản phẩm bằng các phương thức quảng cáo trên kênh truyền thông đại chúng.
- Quan hệ công chúng: Đây là cách thức giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng của họ. Trong quá trình tiếp thị thì quy mô công ty, doanh nghiệp càng lớn, sự đầu tư vào quá trình quan hệ công chúng càng nhiều.
- Dịch vụ khách hàng: Đây là cách chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Dịch vụ khách hàng có thể được cung cấp trước hoặc sau bán, thậm chí trong cả hai giai đoạn.
- Marketing trực tiếp: Là cách tiếp cận giúp doanh nghiệp gửi thông điệp quảng bá tới người dùng thông qua hình thức như quảng cáo, tờ rơi, danh mục...
- Bán hàng cá nhân: thúc đẩy mục tiêu bán hàng cá nhân để tạo ra sự gia tăng doanh thu.
Có thể nói, tiếp thị là ngành có tốc độ phát triển nhanh chóng trong nhiều năm gần đây và đáp ứng những thay đổi, xu hướng của nền kinh tế mới.
Nhân viên tiếp thị là gì?
Nhân viên tiếp thị là người có vai trò không thể thiếu, góp vai trò kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu doanh thu và tiếp cận với khách hàng.
Để đạt được mục tiêu đặt ra, nhân viên tiếp thị cần có khả năng truyền tải thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng. Đặc biệt, bạn cần phải nắm rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng để có những cách tiếp cận phù hợp, tiếp thị thông minh.
Phân biệt tiếp thị và bán hàng
Trong khi khái niệm Tiếp thị mô tả việc chỉ đạo sản xuất dịch vụ, hàng hóa hướng tới nhu cầu của người tiêu dùng thì khái niệm Bán hàng mô tả những công việc thu hút, hấp dẫn sự quan tâm của khách hàng đối với hàng hóa, dịch vụ.
- Mục tiêu hướng đến ban đầu của tiếp thị là tiếp cận được thị trường mục tiêu. Muốn làm được điều này, cần có sự nghiên cứu thị trường sau đó mới bắt đầu tiến hành tiếp thị. Trong khi đó, mục tiêu hướng tới ban đầu của bán hàng lại là nhà máy sản xuất.
- Mục tiêu cuối cùng của tiếp thị là thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của bán hàng là thúc đẩy tiêu thụ, tăng doanh thu bán.
- Sự hài lòng của khách hàng là tiêu chí ưu tiên hàng đầu trong quá trình tiếp thị. Trong khi đó quá trình bán hàng coi trọng việc chuyển nhượng sở hữu từ người bán sang người mua.
- Quá trình tiếp thị thường xây dựng các chiến lược, kế hoạch kinh doanh dài hạn, tập trung vào quảng bá thương hiệu còn quá trình bán hàng ưu tiên các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trong thời gian nhất định.
- Mục tiêu của tiếp thị hướng đến tối đa hóa lợi nhuận. Trong khi đó mục tiêu của bán hàng dựa trên nguồn doanh thu.
Mô tả chi tiết công việc của một nhân viên tiếp thị
Khi nhắc đến khái niệm "Nhân viên tiếp thị", không ít người tưởng tượng ra hình ảnh những người đi gõ cửa từng nhà để giới thiệu sản phẩm và mời gọi mua hàng.
Tuy nhiên, đó chỉ là một phần hình ảnh của hình thức tiếp thị truyền thống. Ngày nay, dưới sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhân viên tiếp thị hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau và đảm nhận vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hỗ trợ và tìm hiểu nhu cầu khách hàng.
Quảng bá thương hiệu qua bài viết
Nhân viên tiếp thị hiện nay có thể phụ trách công việc quảng bá thương hiệu cho sản phẩm, mặt hàng của doanh nghiệp thông qua các kênh truyền thông đa phương tiện như mạng xã hội, báo chí, website... đây cũng là cách thức giúp nhân viên tiếp thị tiếp cận với nhiều khách hàng hơn và thu thập thông tin, tìm hiểu nhu cầu khách hàng dễ dàng hơn.
Triển khai các kế hoạch tiếp thị
Hình thức tiếp thị qua kênh truyền thông đang phát triển mạnh mẽ, chính vì vậy, ngoài khả năng tiếp thị, giới thiệu sản phẩm theo hình thức trực tiếp, nhân viên tiếp thị còn phải sở hữu khả năng lập kế hoạch thúc đẩy hoạt động tìm kiếm và tiếp cận người dùng.
Kế hoạch tiếp thị bao gồm những hướng triển khai, đường lối, kinh phí dự trù, mốc thời gian cụ thể và dự đoán kết quả của kế hoạch.
Nhân viên tiếp thị vừa là người đề xuất, vừa giám sát thực hiện toàn bộ kế hoạch giúp sản phẩm kinh doanh trực tuyến có thể tiếp cận với người tiêu dùng và đảm bảo độ phủ sóng của sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp trên mọi kênh truyền thông.
Theo dõi và giải đáp các thắc mắc của khách hàng trên các kênh truyền thông
Trong quá trình triển khai kế hoạch tiếp thị, độ phủ sóng của thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm có thể tiếp cận số lượng lớn khách hàng. Đây chính là tập khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Nhân viên tiếp thị có thể tiến hành sàng lọc, thu thập thông tin để tìm ra những khách hàng thực sự có nhu cầu tiếp cận với dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp.
Nghiên cứu xu hướng truyền thông xã hội
Tinh thần nghiên cứu xu hướng truyền thông xã hội là tiêu chí cần thiết ở một nhân viên tiếp thị chuyên nghiệp. Qua quá trình này, nhân viên tiếp thị có thể khai thác những biến động của thị trường cũng như tham vấn cho ban giám đốc, thay đổi các hướng tiếp thị mới mẻ hấp dẫn khách hàng quan tâm.
Để làm được điều này, nhân viên tiếp thị chuyên nghiệp cần thực hiện những cuộc điều tra, đánh giá và nghiên cứu tâm lý hành vi khách hàng, thị trường đối thủ để tìm ra những thay đổi mới mẻ, xu hướng truyền thông xã hội.
Tố chất cần thiết để trở thành nhân viên tiếp thị chuyên nghiệp
Tính tò mò
Đây là nét tính cách thường gặp ở người thông minh. Sự tò mò thúc đẩy bạn tìm ra phương pháp tối ưu để tiếp cận khách hàng, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Theo đuổi các ý tưởng mới mẻ
Dám vượt qua các chuẩn mực và theo đuổi ý tưởng mới là một trong những bí quyết giúp bạn vươn tới thành công. Dám theo đuổi sự mới mẻ cũng là điều kiện giúp bạn nâng cao năng lực đối mặt với các thử thách, khó khăn trong công việc, không nản lòng trước thất bại.
Niềm đam mê công việc tiếp thị
Đối với bất cứ ngành nghề nào, chỉ có kỹ năng chuyên môn mà không có niềm đam mê công việc là chưa đủ. Sự đam mê có thể giúp bạn vượt qua khó khăn, khát khao sáng tạo và thúc đẩy bản thân phát triển vượt trội.
Với nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức trong công việc, những người đam mê công việc tiếp thị có thể dễ dàng tìm ra giải pháp cải thiện hiệu suất công việc. Niềm đam mê không chỉ là sức mạnh mà còn là kim chỉ nam giúp bạn tăng thêm năng lượng phấn đấu.
Các thách thức đối với công việc Nhân viên tiếp thị
Quá tải thông tin
Sự phát triển công nghệ thông tin trở thành vũ khí giúp các nhà tiếp thị tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, đây cũng là tiền đề tạo ra các thách thức, khó khăn đối với những nhà tiếp thị không có ý tưởng mới để tiếp cận khách hàng.
Sự quá tải thông tin khiến khách hàng khó chú ý tới bạn và muốn lắng nghe bạn.
Áp lực trong công việc
Tiếp thị là công việc tạo ra nội dung giá trị tới khách hàng, giải đáp các thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, giải pháp về thương hiệu tiềm năng.
Trong thực tế, có rất nhiều nhà tiếp thị có năng lực tạo ra nội dung có giá trị thu hút khách hàng. Chính vì lẽ đó, việc tiếp cận khách hàng tiềm năng trở thành thách thức hàng đầu đối với những người làm tiếp thị trong việc thu hút khách hàng quan tâm tới doanh nghiệp.
Có thể nói, tiếp thị là ngành nghề có sức hấp dẫn lâu bền và được dự đoán tiếp tục tăng trưởng mạnh, tạo ra nhiều cơ hội triển vọng trong tương lai. Nếu muốn trở thành nhân viên tiếp thị chuyên nghiệp, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng hành trang, kiến thức và kỹ năng đầy đủ cho bản thân ngay từ bây giờ! Chúc bạn sớm đạt được thành công như mong đợi!