meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Phá băng bất động sản, kỳ vọng từ nhà ở xã hội, nhà giá rẻ

Thứ hai, 27/02/2023-08:02
Không ít các chuyên gia khẳng định, để tháo gõ khó khăn và phá băng bất động sản, thị trường sẽ trông chờ vào phân khúc nhà giá rẻ và nhà ở xã hội. Bởi đây là phân phúc đang có đầy đủ các yếu tố để bùng nổ trong năm 2023 từ chính sách đến nguồn tín dụng.

Nhiều xung lực cho phân khúc nhà giá rẻ

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký văn bản báo cáo giải trình, tiếp thu nhiều ý kiến liên quan đến Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030. Đây là báo cáo giải trình công văn của Văn phòng Chính phủ về việc xin ý kiến với đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp trong giai đoạn 2021-2030. Được biết, trước đó, Văn phòng Chính phủ đã nhận được 18/26 ý kiến thành viên Chính phủ về đề án này.

Cụ thể, trong số 18 ý kiến thì có đến 11/18 phiếu ý kiến của các thành viên Chính phủ đồng ý với nội dung đề án và không có ý kiến bổ sung; 3 phiếu ý kiến đồng ý nội dung đề án và có ý kiến bổ sung; 1 phiếu ý kiến không đồng ý với đề án.


Việc phát triển nhà ở xã hội, nhà công nhân sẽ được ưu tiên trong năm 2023 và những năm tới.
Việc phát triển nhà ở xã hội, nhà công nhân sẽ được ưu tiên trong năm 2023 và những năm tới.

Tại văn bản báo cáo giải trình này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã điều chỉnh lại mục tiêu phát triển nhà ở xã hội cho phù hợp với thực hiễn. Cụ thể, mục tiêu đến năm 2030 sẽ phát triển được hơn 1.060 căn hộ, con số này giảm hơn 354.000 căn hộ so với mục tiêu cũ. Trong đề án này cũng đưa ra 2 giai đoạn để triển khai. Giai đoạn1 từ 2021-2025 sẽ hoàn thành gần 430.000 căn và giai đoạn 2 từ 2025-2030 sẽ hoàn thành khoảng hơn 634.000 căn hộ.

Được biết, hiện nay, tại một số dự thảo luật sửa đổi, việc phát triển nhà ở xã hội đang theo hướng hạn chế nguồn lực từ nhà nước, tăng cường các nguồn lực xã hội hóa. Để làm được điều đó, Nhà nước sẽ có các chính sách ưu đãi về nhà ở để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia.

Đó là về chính sách phát triển nhà ở xã hội. Còn đối với nguồn tín dụng phát triển nhà ở xã hội, nhà dành cho người thu nhập thấp, mới đây, thị trường cũng nhận được liên tiếp 2 thông tin tích cực. Đầu tiên là Bộ Xây dựng đã có đề xuất lên Quốc hội và Chính phủ gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cấp cho các ngân hàng thương mại để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Theo Bộ Xây dựng, gói 110.000 tỷ đồng này sẽ giống như gói 30.000 tỷ đồng cách đây 10 năm trước giúp thị trường bất động sản hồi phục sau thời điểm khó khăn.

Với 110.000 tỷ đồng, Bộ Xây dựng chia ra thành 2 gói nhỏ hơn. Một gói 55.000 tỷ đồng dành cho các chủ đầu tư tham gia phát triển dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, 55.000 tỷ đồng còn lại sẽ cấp cho người mua nhà ở xã hội với mức lãi suất rất ưu đãi.

Chưa dừng lại ở đó, mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đưa ra thông tin về việc 4 ngân hàng sẽ hợp sức để đưa ra gói tín dụng trị giá 120.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội. Điều đặc biệt, lãi suất cho vay của gói tín dụng này sẽ thấp hơn đến 2% so với lãi suất bình quân thị trường. Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tiếp tục khuyến khích các ngân hàng khác tham gia vào gói tín dụng này và kỳ vọng số tín dụng ưu đãi cho bất động sản, đặc biệt là phân khúc nhà ở xã hội sẽ tăng lên.

Đây đều là những cú hích rất lớn đối với thị trường bất động sản trong đó nổi lên là nhà ở xã hội. Bởi thực tế cho thấy, trong năm 2022, thị trường bất động sản rơi vào cảnh “đóng băng” có rất nhiều nguyên nhân. Ngoài nguyên nhân tín dụng bị thắt chặt dẫn đến các doanh nghiệp không có tiền phát triển dự án, nguồn cung giảm thì một lý do cũng quan trọng đó là tính thanh khoản thấp. Việc thanh khoản thấp được xác định có yếu tố quan trọng là lệch pha giữa phân khúc nhà giá rẻ và nhà ở thương mại hạng sang. Những người mua nhà, khách hàng có nhu cầu thực, mua để ở lại không tìm được những căn hộ, đất nền có giá hợp lý. Điều này dẫn đến nguồn tiền mặt của các doanh nghiệp bất động sản không có và họ gặp khó trong vấn đề tái cơ cấu sản phẩm.

NƠXH làn nhân tố cứu cánh cho thị trường BĐS

Về vấn đề này, chuyên gia tư vấn cấp cao Công ty tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu (GIBC), ông Huỳnh Phước Nghĩa cho rằng, các chính sách và một số gói tín dụng phát triển nhà ở xã hội sẽ điều tiết thị trường rất hiệu quả. Tại Việt Nam, gói tín dụng 30.000 tỷ đồng năm 2013 là một minh chứng rõ ràng nhất. Thực tế cho thấy, gói tín dụng để phát triển phân khúc nhà ở có mức giá hợp lý, vừa túi tiền người tiêu dùng sẽ giúp thị trường bất động sản có thể vượt qua khó khăn.

Vị này nói thêm, việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân sẽ giúp thị trường giảm lệch pha cung cầu. Đây là vấn đề đã diễn ra nhiều năm qua khi thị trường bất động sản phát triển theo kiểu vừa thừa, vừa thiếu. Thừa nhà ở giá cao trong khi nhà ở vừa túi tiền thì thiếu. Tuy nhiên, vấn đề ưu tiên phát triển nhà ở xã hội với các gói tín dụng cũng cần được giám sát một cách chặt chẽ để đảm bảo sự công khai, minh bạch, công bằng giữa các doanh nghiệp và người mua nhà.


Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam.
Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận định rằng, trong năm nay, phân khúc nhà ở xã hội sẽ là điểm sáng của thị trường bất động sản. Bởi với sự quyết liệt của Chính phủ và Bộ Xây dựng trong vấn đề ưu tiên phát triển nhà ở xã hội, nhà dành cho người thu nhập thấp. Hơn nữa, hiện nay phân khúc này đang có nguồn cầu rất lớn trong khi cung chưa đáp ứng được.

Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, đây là thời điểm để thanh lọc các sản phẩm bất động sản để giúp thị trường có những sản phẩm vừa túi tiền hơn với người dân.

Dưới góc nhìn từ phía doanh nghiệp, CEO Nguyễn Khắc Vinh (BĐS SENLAND) cho rằng, đây là thời điểm được xem như là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để cho các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội. Bởi chủ trương, chính sách Chính phủ đã đưa ra, nguồn tín dụng cũng đang dần xuất hiện với đề xuất của Bộ Xây dựng và cam kết của Ngân hàng Nhà nước, vướng mắc pháp lý cũng được Chính phủ quan tâm tháo gỡ. Và điều đặc biệt, khi sản phẩm nhà ở xã hội được xây dựng một cách bài bản, chất lượng đảm bảo, giá hợp lý thì khả năng thanh khoản là cực lớn. Bởi đây là phân khúc rất nhiều người dân đang hướng đến.

“Thị trường bất động sản đang “đóng băng” và phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở công nhân được dự báo là “mũi khoan” để phá băng. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm của mình sau thời gian mải miết đi lệch hướng, chỉ chăm chăm phát triển nhà ở thương mại. Hơn nữa, khi các dự án nhà ở xã hội được khởi công, các doanh nghiệp có vốn, các doanh nghiệp xây dựng có việc làm, người dân có nhà và kéo theo nhiều lĩnh vực khác được tháo gỡ khó khăn ”, ông Vinh nhấn mạnh.

An Tố Nhi
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

Người dân TP.HCM vẫn thấp thỏm chờ kết quả khi nộp hồ sơ đất đai trước giờ G

Nhiều quy định phòng cháy chữa cháy mới có thể “làm khó” loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

Giá bất động sản tăng vọt do thiếu cạnh tranh?

Nên tách nhà ở xã hội khỏi dự án thương mại

Một số địa phương không có dự án NOXH nào được khởi công từ năm 2021 đến nay

Không nên chỉ cho thuê NOXH do công đoàn đầu tư

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Hà Nội khẩn trương xây dựng bảng giá đất mới

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

13 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

13 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

13 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

13 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước