Ông Nguyễn Công Phú xin rút khỏi HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình
BÀI LIÊN QUAN
Ngôi vương ngành xây dựng đã đổi: Coteccons vượt mặt ông lớn Hòa Bình về doanh thu thuần, Ricons ghi nhận mức doanh thu hơn 11.000 tỷ đồngĐịa ốc Tiến Phát và Hòa Bình House - 2 công ty con của Xây dựng Hòa Bình đang làm ăn ra sao?Ông Lê Viết Hải tiếp tục đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa BìnhTheo Zing News, theo Nghị quyết của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, đơn từ nhiệm sẽ được thông qua chính thức tại Đại hội đồng cổ đông thường niên của năm 2023. Trong khoảng thời gian này, ông Phú sẽ ủy quyền cho ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Bình - tham dự và thảo luận cũng như biểu quyết tại tất cả cuộc họp, đồng thời lấy ý kiến biểu quyết bằng quyền văn bản hay theo hình thức khác của HĐQT.
Động thái xin từ nhiệm của ông Phú diễn ra sau nhiều tranh chấp có liên quan đến “ghế nóng” chủ tịch HĐQT của Hòa Bình với nhà sáng lập Lê Viết Hải. Cụ thể, vào ngày 14/12/2022, HĐQT của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã ban hành Nghị quyết số 50 chấp thuận đơn xin từ nhiệm vị trí chủ tịch và xin rút khỏi HĐQT của ông Lê Viết Hải, đồng thời thông qua việc thành lập Hội đồng Sáng lập cũng như bổ nhiệm ông Hải làm chủ tịch.
Cùng ngày, Nghị quyết số 51 đã bổ nhiệm ông Nguyễn Công Phú - Thành viên HĐQT độc lập giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Hòa Bình thay thế cho ông Hải. Tuy nhiên, đến ngày ngày 31/12/2022, công ty tiếp tục ban hành Nghị quyết số 53 với mục đích hoãn thi hành đối với hai Nghị quyết 50 và 51. Khi được công bố trên truyền thông, ngay sáng ngày 1/1/2023, các thành viên của HĐQT Xây dựng Hòa Bình là ông Nguyễn Công Phú, ông Dương Văn Hùng, ông Lê Quốc Duy và ông Albert Antoine đã phát đi thông cáo bác bỏ thông tin trên.
Theo nhóm lãnh đạo này, cuộc họp ngày 31/12/2022 thực hiện đơn phương bởi ông Lê Viết Hải, không đủ số lượng thành viên HĐQT đúng theo điều lệ nên Nghị quyết số 53 là không hợp lệ.
Tuy nhiên, phía ông Lê Viết Hải đã có công văn giải trình với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cùng với Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) kèm biên bản cuộc họp, đồng thời khẳng định có đủ số lượng thành viên HĐQT tham gia. Khi những tranh cãi vẫn chưa có hồi kết, công ty cho biết đã nhận được Quyết định thi hành án chủ động số 1561 của Cục trưởng Cục thi hành án dân sự TP HCM, buộc Hòa Bình phải dừng thi hành Nghị quyết số 50, 51 ngày 14/12/2022 cộng với Nghị quyết số 53 ngày 31/12/2022 đến khi vụ việc được giải quyết thông qua quyết định hay phán quyết của Hội đồng Trọng tài thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).
Với quyết định trên, ông Lê Viết Hải tiếp tục giữ chức chủ tịch HĐQT Hòa Bình kiêm người đại diện pháp luật đến khi vụ việc được giải quyết. Liên quan đến vấn đề này, theo Người Lao Động, trước khi ông Phú từ nhiệm vị trí HĐQT độc lập của Hòa Bình, phía ông Lê Viết Hải cũng cho biết sẽ lấy tư cách cổ đông lớn để triệu tập đại hội cổ đông bất thường, tiến hành bãi nhiệm vị trí thành viên HĐQT độc lập của một vài thành viên bao gồm cả ông Phú.
VnEconomy thông tin, tính đến thời điểm ngày 31/12/2022, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình có 493 tỷ đồng tiền và tương đương tiền và 48 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm ngắn và dài hạn, tổng cộng là 541 tỷ đồng. Trong khi đó, khoản tạm ứng cho nhân viên giảm mạnh, từ 426 tỷ đầu năm xuống chỉ còn 190 tỷ đồng.