Ông James Dong - CEO Lazada: Sức mua sắm online của người Việt Nam không giảm sút sau đại dịch COVID-19
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nhân Ngô Nguyên Kha - CEO The Coffee House: Chúng tôi đã trở lại đường đua, phải tăng tốc để giữ được vị trí TOP đầuDoanh nhân Hoàng Anh Tuấn - Chủ tịch Tân Phú Việt Nam: Làm kinh doanh phải giải quyết được nỗi đau của thị trường, đặc biệt là người tiêu dùngChân dung nữ doanh nhân 8x - người xây dựng nên doanh nghiệp triệu USD: Hãy xây dựng những điểm nghỉ trên đường đi!Sức mua sắm online của người Việt Nam không giảm sút sau đại dịch COVID-19
Có thể thấy, sóng gió đang nổi lên trên nền kinh tế toàn cầu và người tiêu dùng Việt Nam cũng phải chịu những áp lực chi tiêu nhất định. Song song với đó, sau thời gian bùng nổ nhờ tăng tốc quá trình chuyển đổi số - đáng chú ý là trong thời gian hai năm dịch bệnh COVID-19 diễn ra đã có vài lo ngại rằng thị trường thương mại điện tử sẽ mất “nhiệt”.
Mặc dù vậy thì với góc nhìn của CEO Tập đoàn Lazada - ông James Dong thì tình hình lại khác. Vị doanh nhân này phát biểu tại diễn đàn tại Singapore ngày 1/9 rằng: “Nói về tương lai, ngay cả sau đại dịch, chúng tôi không thấy xu hướng giảm tại Việt Nam, do nền kinh tế vẫn đang phát triển rất tốt".
Báo cáo e-Conomy SEA 2021 của Google cho thấy, Temasek, Bain & Company với quy mô thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam ghi nhận đạt 13 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ cán mốc 39 tỷ USD vào năm 2025. Vào thời điểm đó, Việt Nam được dự đoán sẽ vượt Thái Lan và trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ hai Đông Nam Á sau Indonesia. Và riêng với 6 thị trường mà Lazada có mặt thì điều này cũng diễn ra tương tự.
Chân dung doanh nhân Hương Giang - CEO của CIEL de GIA: Kẻ "ngoại đạo" cứng đầu cùng đam mê cháy bỏng
Được biết, CEO của CIEL de GIA từng bị khách thuê váy cưới chê đắt bởi không phải là váy nhập, từng được dặn phải nói đi học ở Pháp để thu hút khách mua nhưng chị vẫn thẳng thắn và thừa nhận bản thân là một người khá cứng đầu nhưng lại có niềm đam mê cháy bỏng.Nữ doanh nhân Tôn Nữ Xuân Quyên - CEO BluSaigon cùng hành trình bán bút ngọc trai giá cao
Được biết, trước khi trở thành CEO của công ty sản xuất những cây bút ngọc trai với mức giá có thể lên đến 20 triệu đồng thì Tôn Nữ Xuân Quyền đã trải qua thời gian 7 năm gồng lỗ ở lần khởi nghiệp đầu. Dù vậy nhưng nữ doanh nhân này quyết không từ bỏ và quyết định quay về với sở trường của gia đình và bắt đầu với dòng sản phẩm ngách dành cho những khách hàng cao cấp.Gần đây, có nhiều nghiên cứu cũng đã công bố báo cáo đã phần nào cho thấy được rằng người Việt Nam vẫn tất bật mua sắm online dù không còn chôn chân ở nhà bởi dịch bệnh COVID-19 hay tình trạng lạm phát có thể ăn mòn túi tiền của người dân.
Theo một khảo sát của Rakuten Insight Global khi phỏng vấn 134.000 người tại 13 thị trường được công bố vào hồi tháng 7 cho thấy, có đến 47% người mua sắm online Việt Nam nói rằng đã tiến hành mua hàng nhiều hơn trong 3 tháng trở lại đây. Song song với đó, có 32% mua sắm mức độ tương đương với năm 2021.
Còn mới đây, theo số liệu của Tổng Cục thống kê ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hóa cùng doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 8 đạt quy mô cũng như tốc độ tăng cao hơn so với cùng kỳ của các năm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19. Và tính chung trong 8 tháng thì chỉ số này đã tăng 19,3% so với cùng kỳ của năm 2021 (nếu như loại trừ yếu tố giá thì cũng ghi nhận đã tăng 15,1%).
Ông James Dong nhận định: "Thật ra, người dùng sẽ luôn có nhu cầu mua sắm". Và trong bối cảnh hiện tại thì họ ưa chuộng những sản phẩm có giá mềm hơn, đóng gói bao bì cũng nhỏ hơn để tiết kiệm hay mua combo để được ưu tiên giảm giá.
Chính vì thế mà sức mua online nhìn chung thì không giảm mà chỉ có thay đổi trong cơ cấu của giỏ hàng. Bên cạnh đó thì việc chuyển sang mua trực tuyến thời đại dịch cũng không nhất thời mà phần nào đó cũng trở thành thói quen dài hạn. Vị CEO này đánh giá, những hành vi tiêu dùng mới có lợi cho thương mại điện tử tăng tốc tại thị trường Việt Nam.
Và có một lợi thế khác của các sàn thương mại điện tử đó chính là bắt đầu hái quả ngọt sau thời gian mất thập niên đốt tiền để có thể xây dựng được thói quen cho người dùng. Và trong báo cáo của Lazada Sponsored Solutions (LSS) công bố tại Diễn đàn Tương lai Thương hiệu LazMall (BFF) 2022 tại Singapore cho thấy có 57% khách hàng sở hữu thói quen tìm kiếm sản phẩm trên công cụ tìm kiếm của các sàn thương mại điện tử.
Vị doanh nhân này tuyên bố rằng: “Các sàn như chúng tôi cũng đã vượt qua các nền tảng mạng xã hội cùng các công cụ tìm kiếm để có thể trở thành kênh khám phá sản phẩm ưa thích của người tiêu dùng hiện nay”.
Xét về nội tại của bộ tứ trên nền tảng mua sắm đa ngành đó là Shopee, Lazada, Tiki, Sendo cũng cho thấy được sự cạnh tranh thứ hạng một cách quyết liệt. Có thể thấy, sau một giai đoạn hụt hơi so với các đối thủ nội địa ở Việt Nam trước đại dịch COVID-19 thì Lazada dưới thời lãnh đạo của ông James Dong - là người từng có kinh nghiệm chinh chiến trên cương vị là CEO Lazada Thái Lan quay trở lại đường đua.
Theo đó, đầu năm 2021, Lazada đã vượt qua Tiki và trở thành á quân về lượng người dùng truy cập mỗi tháng thông qua website (ghi nhận chỉ đứng sau Shopee). Họ cũng đã giữ vị trí đó cho đến hiện tại theo "Bản đồ thương mại điện tử Việt Nam" của iPrice.
Và bên ngoài bộ tứ này thì một ngôi sao đang lên đó chính là TikTok. Vào hồi cuối tháng 4, ứng dụng này cũng đã chính thức tung giải pháp thương mại điện tử TikTok Shop ở thị trường Việt Nam sau thời gian thu thập được lượng người dùng đông đảo. Theo đó, nhà bán hàng có thể mở gian hàng. Bên cạnh đó thì không khó để bắt gặp nhưng tài khoản “treo” livestream thâu đêm suốt sáng để có thể rao bán hàng giảm giá ở trên TikTok thời gian gần đây.
Vị CEO này nhìn nhận rằng, các công ty mạng xã hội không sớm thì muộn cũng sẽ lấn sân sang thương mại điện tử. Cụ thể, giai đoạn đầu thì họ sẽ tập trung vào những ngành hàng dễ thu hút người dùng ví dụ như thời trang hay mỹ phẩm.
Ông James Dong tự tin: “Nhưng một nền tảng thương mại điện tử được xây dựng và cấu trúc theo hàng ngang như chúng tôi sẽ có lợi thế. Lợi thế đó là khả năng đa ngành hàng, nhiều mức giá, nhiều dịch vụ. Một nền tảng thương mại điện tử đầy đủ sẽ hấp dẫn người dùng hơn".
Đưa ra xác nhận về dòng vốn toàn cầu đầu tư vào ngành thương mại điện tử hiện nay đang có xu hướng giảm nhưng vị CEO này lại khẳng định rằng họ không bị ảnh hưởng nhiều và thâm chí với thị trường Việt Nam họ cũng tăng rót tiền.
Đôi nét về ông James Dong – CEO Lazada
Theo tìm hiểu, trước khi giữ chức vụ CEO tại Lazada Thái Lan vào năm 2018 thì ông James Dong đã từng làm việc ở McKinsey & Co. Ông cũng từng là người đứng đầu của chiến lược toàn cầu hóa cũng như phát triển doanh nghiệp tại Tập đoàn Lazada đồng thời là trợ lý kinh doanh cho CEO Daniel Zhang.
Vào năm 2019, ông James Dong tiếp tục đảm nhận thêm vai trò là CEO Lazada Việt Nam. Nhiệm vụ của ông chính là thúc đẩy logistics đồng thời cải thiện hoạt động giao hàng trong bối cảnh đại dịch.
Ông James Dong từng nhận định rằng trong giai đoạn dịch bệnh ở Việt Nam diễn biến phức tạp thì số lượng đơn đặt hàng của Lazada đã tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ. Năm 2021, báo cáo công ty thể hiện quý 3/2021, số lượng người dùng mua sắm trên Lazada Việt Nam đã tăng gấp đôi so với năm 2020. Hơn thế, doanh thu từ LazMall cũng ghi nhận tăng trưởng lên tới hơn 4 lần.
Là một trong 4 ông lớn của ngành thương mại điện tử của Việt Nam, có thể thấy năm 2021 chính là một năm được đánh giá là phát triển khá toàn diện của Lazada khi đã để lại nhiều dấu ấn ở trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.
Theo đó, Lazada Việt Nam đã ghi nhận những bứt phá về quy mô cùng sự đầu tư mạnh vào hạ tầng. Hơn thế, Lazada còn thiết lập được nhiều kỷ lục về doanh số bán hàng cũng như lượng khách hàng mua sắm.