Doanh nhân Ngô Nguyên Kha - CEO The Coffee House: Chúng tôi đã trở lại đường đua, phải tăng tốc để giữ được vị trí TOP đầu
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nghiệp phía sau The Coffee House ghi nhận lỗ ròng hơn 287 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2022Cựu CEO The Coffee House Nguyễn Hải Ninh cùng "trạm dừng chân" mới mang tên M VillageSeedcom – chủ sở hữu chuỗi The Coffee House, Juno, Giao hàng nhanh thua lỗ 2 năm liên tiếp hơn 400 tỷ đồngChuỗi đồ uống The Coffee House chỉ mất 6 tháng để về lại trước dịch COVID-19
Có thể thấy, với một phong cách cởi mở và không ngại đụng chạm đến những vấn đề gai góc - không tích cực của The Coffee House, ông Ngô Nguyên Kha đã một lần nói lên những thắc mắc của người dùng với những thay đổi gần đây nhất của The Coffee House. Ông Kha cho biết: "Tôi đến The Coffee House với tâm thế phải làm việc và phải kiếm tiền đã, chuyện gì nói sau. The Coffee House giống như một chiếc xe đang đua, rẽ ngang rẽ dọc rồi có thể đã lạc tay lái đâm vào bụi cây hay bãi lầy, hiện tại phải xúm vào lôi nó quay trở lại đường đua. Sau khi ra rồi và chạy trên đường chính được một đoạn thì mình có thể chia sẻ với những ai quan tâm đến The Coffee House để mọi người yên tâm".
Bức tranh toàn cảnh của "ông lớn" The Coffee House: Chuỗi cà phê được định giá nghìn tỷ, hai năm COVID-19 lỗ hơn 360 tỷ đồng
Theo đó, The Coffee House đã từng được định giá hơn 1.100 tỷ đồng.Toàn cảnh thị trường đồ uống trà & cà phê năm 2022: Hai ông lớn The Coffee House và Trung Nguyên Legend chững lại, Phúc Long và Highlands Coffee "bứt tốc"
Có thể thấy, thị trường trà và cà phê Việt Nam đã có nhiều thay đổi sau giai đoạn cao trào liên tục COVID-19. Và với việc bán cho Masan thì Phúc Long đã có cú bứt phá ngoạn mục với 93 cửa hàng và 981 kiosk tích hợp cùng chuỗi WinMart. Còn Highlands Coffee cũng không kém cạnh với hệ thống gần 700 quán. Ở chiều hướng ngược lại, The Coffee House và Trung Nguyên Legend ghi nhận đi thụt lùi một chút trong thời gian 2 năm qua.Và khi nhìn về The Coffee House thời điểm trước dịch, doanh nghiệp này cũng gặp kha khá các vấn đề khi liên tục mở rộng quá nhanh và lỗ lũy kế liên tục 2 năm, chi phí vận hành cũng quá lớn nên đã đóng cửa nhiều thương hiệu trà sữa, gồng gánh khoản lỗ khổng lồ, đội ngũ quản lý cấp cao và trung cũng đã lần lượt ra đi. Chính vì thế, bất kỳ người lãnh đạo mới nào cũng sẽ gặp những bài toán cực kỳ hóc búa cần được giải. COVID-19 cũng ập đến cùng lúc và tưởng chừng cũng là thời điểm đo ván cho một thương hiệu đình đám không chọn hình thức nhượng quyền để mở rộng. Nhưng không, bằng một cách lạ lùng mà The Coffee House vẫn vượt qua được khó khăn, nhanh chóng trở lại đường đua.
Ông Ngô Nguyên Kha nhìn nhận: "Tôi thường ví doanh nghiệp giống như một chiếc xe chạy, khi mà xe đang chạy tự dưng không chạy được nữa thì đầu tiên nên xem xét lại chiếc xe còn nếu như xe vẫn ổn mà không chạy tốt thì đổi tài xế. Còn nếu như đổi tài xế rồi, cả hai đã ổn rồi mà xe không chạy được thì nghĩa là không ra được kết quả như mình cần thì cần xem lại con đường có phù hợp với xe và tài xế không. Còn nếu đó là chiếc xe đua thì chúng ta còn phải xem mình có một đội hỗ trợ vô cùng hùng hậu bảo đảm được xe đua tốt trên đường đua đó không. Và 4 yếu tố ấy sẽ quyết định doanh nghiệp có đang chạy đúng đường, đúng tốc độ không và có nằm trong cuộc đua nữa không. Có vẻ như đến thời điểm này thì The Coffee House đã quay trở lại với đường đua và có tốc độ tốt".
Cùng với tâm thế cũng như cách nhìn một doanh nghiệp vừa phục hồi, khi tiếp nhận The Coffee House, ông Kha đã thực hiện được khá nhiều những cải tổ trong âm thầm từ đội ngũ, tài chính, sản phẩm cho đến vận hành. Ông Kha nói thêm, một doanh nghiệp đang có những vấn đề hoặc hoạt động không tốt ở chỗ này hoặc chỗ kia thì việc tái cấu trúc - sắp xếp lại là rất cần thiết và cần có lộ trình. Khi đó, chúng ta vừa ra khỏi đại dịch và tất cả các doanh nghiệp đều mất khá nhiều nguồn lực. Những ai qua giai đoạn đó mà vẫn còn nguồn lực để đi tiếp là giỏi lắm rồi. Chính vì thế, việc để đua thật nhanh trong giai đoạn tới là rất căng thẳng với bất kỳ ai chứ không riêng gì ông và The Coffee House.
Để không bị sa lầy thì ông Kha đã soạn ra 2 danh sách “những việc cần làm” - To do list và quan trọng không kém là những việc không được làm ở đây - Not to do list. Như thế, To do List nếu không làm chỉ mất đi cơ hội thôi còn Not to do list nếu như đụng hoặc làm sai thì đôi khi không thể nào cứu chữa được. Và sau đó thì ông đã tìm được những người cũ như ông Nguyễn Hải Ninh - đây là một trong những founder của The Coffee House và ông Võ Duy Phú - cựu CMO cùng một vài nhân sự chủ chốt khác,... để nghe chia sẻ những gì mà mọi người từng làm và từng trăn trở với The Coffee House và để biết thương hiệu xây dựng như thế nào từ đó ghi nhận những luận điểm cũng như lời khuyên quý giá.
Ông Kha tâm sự: “Đề nghị chung từ những người cũ của TCH là tôi nên tìm một công thức thành công trong giai đoạn mới. Vì những gì từng chạy tốt, từng mang lại thành công cho TCH, bây giờ có thể không hiệu quả nữa. Nếu tôi cứ áp dụng những gì như cũ mà các bạn từng làm, có thể không ra được kết quả".
Hơn thế, ông Kha cũng nhìn nhận The Coffee House đã và đang có một đội ngũ rất yêu công ty. Họ biết cách làm thế nào để cho khách hàng xem cửa hàng The Coffee House là nhà hay làm sao để phục vụ khách hàng tốt. Bởi vì là người nhà nên có gì không hài lòng thì họ sẽ chia sẻ trực tiếp.
Vị lãnh đạo này cho hay, cũng qua câu chuyện này ông đã làm dài thêm Not-to-do list cũng như To-do list của mình. Ông cũng đã dựng lại bộ khung như thế đó là dựa trên những hiểu biết của mình về cách quản trị một công ty cộng với kinh nghiệm tại The Coffee House của tầng lớp lãnh đạo cấp trung sẵn có, thêm những người cũ quay lại thì họ biết và chỉ cho ông phải làm những việc này để có thể ra được kết quả. Đối với The Coffee House, bộ khung này đã và đang mang về kết quả tốt. Chính sự kết hợp này sẽ tiết kiệm được thời gian cho chính bản thân của ông và công ty.
Lõi và là sản phẩm trong ngành F&B
Hậu COVID-19, The Coffee House đã bước đi một bộ khung mới, đơn giản hơn, hiệu quả hơn. Dù vậy thì khó có thể chứng minh được liệu rằng bộ khung ấy có hiệu quả hơn hay không nếu như kết quả kinh doanh không khởi sắc.
The Coffee House cũng đã chọn cách tập trung vào sản phẩm, ngoài điểm mạnh về trải nghiệm thì điều tạo nên sự đặc biệt của thương hiệu này là do đâu? Ông Kha nói rằng, sau dịch bệnh, cách người ta tương tác khi đến cửa hàng đã có sự thay đổi và người ta không chuộng mua mang về vì lo ngại dịch bệnh nên các trải nghiệm cửa hàng không còn được xem là lợi thế số 1 để cạnh tranh. Chính vì thế mà The Coffee House đã phải ngồi lại để nhìn nhận đâu là thứ mà doanh nghiệp cần phải tập trung.
Quan điểm của ông Kha rằng, The Coffee House cần những sản phẩm tốt. Đó chính là một thức uống mà mọi người sẽ quan tâm, thử lần đầu khách hàng sẽ ghiền và giới thiệu với bạn bè cùng với người thân. The Coffee House cũng sẽ phải làm ra nhiều sản phẩm mang tính “gây thương nhớ” cho khách hàng và khiến cho họ ngày nào cũng phải đặt - giống như món Trà đào cam sả đã làm được.
Cùng với tầm nhìn đó, The Coffee House đã liên tục tung ra các sản phẩm mới. Quý 1/2022 là quý thử nghiệm các dòng trà và trà sữa,... tung ra sản phẩm cà phê hợp gu của người Việt (đắng đậm) để có thể nắm bắt được nhu cầu của khách hàng muốn uống gì trên dải sản phẩm mà The Coffee House đang có. Còn trong quý 2, The Coffee House đã tung sản phẩm Hi Tea - đây là một sản phẩm trà hoa quả với nền trà hoa ibiscus (hoa atiso đỏ) không chứa cafein và có khả năng chống lão hóa.
Có thể thấy được một điều rằng, The Coffee House là một trong những thương hiệu thường xuyên làm mới menu đồ uống của mình. Ông Kha nhấn mạnh, một công ty có chiến lược sản phẩm chỉnh chu như The Coffee House thì đó là điều bắt buộc phải làm. Mỗi năm, công ty đều mua những báo cáo về xu hướng trong ngành F&B của Việt Nam cũng như thế giới. Nếu như thời trang có báo cáo xu hướng trong năm nay sẽ là màu gì, form gì hay kiểu dáng gì thì F&B cũng có những báo cáo về thức uống hàng ngày và có những món thay đổi theo màu. Và chiến lược sản phẩm của The Coffee House là phải 'stay relevant' - tức là luôn phải hợp thời và luôn ở lại trong vùng lựa chọn của người tiêu dùng cả những lúc bình thường hay cả những lúc khách hàng cao hứng.
The Coffee House phải tiến hành tăng tốc để giữ được vị trí top đầu trong ngành F&B
Mặc dù vậy, có những quyết định của The Coffee House lại gặp nhưng phản hồi không mấy tích cực ví dụ như việc quay sang chủ yếu dùng ly giấy cũng như thẻ rung. Ông Kha lý giải về vấn đề này như sau: “Giống như tôi nói phía trên, có những thứ mình phải giữ ví dụ như các mối quan hệ thân tình - đây là nơi người ta tin tưởng nhau cũng như có những thứ mình phải cải thiện”. Cũng theo lời ông Kha, trong dịch và sau dịch thì doanh nghiệp cần phải tuân thủ những quy định như dùng ly 1 lần để tránh phần tiếp xúc. Để từ đó doanh nghiệp có thể nhìn thấy một góc nhìn khác là có thể tăng được tốc độ phục vụ. Một khi buộc phải thay đổi theo phương hướng đó thì ông Kha cảm thấy khá ổn bởi vì tăng được tốc độ phục vụ rất quan trọng trong ngành F&B.
Nói về định hướng trong tương lai, ông Kha chi biết, đối với The Coffee House, câu chuyện không chỉ là tối ưu hóa chi phí dù cho nó rất quan trọng. Cái mà ông cùng doanh nghiệp mong muốn đó chính là sau khi xe The Coffee House trở lại đường đua thì làm sao có thể chiếm được chỗ TOP đầu. Vậy nên, trong tương lai gần thì The Coffee House vẫn sẽ tiếp tục tập trung vào sản phẩm cà phê với mục đích mang lại thêm giá trị cho người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm: