Đỗ Văn Bình Sudico: Thông Tin về Đỗ Văn Bình
BÀI LIÊN QUAN
Tất cả thông tin về công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRGPhạm Lâm Dkra: Thông Tin về Phạm LâmThông Tin Công Ty Tuấn Lê: về Công Ty Tuấn Lê1. Đôi nét về ông Đỗ Văn Bình
Ông Đỗ Văn Bình sinh năm 1960 quê quán tại Lương Tài, Bắc Ninh. Ông có bằng cử nhân ngân hàng, Học viện Ngân hàng. Năm 1979, ông về quê nhà nhận công tác tại Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Bắc (tên gọi cũ của Bắc Ninh) và làm việc ở đó suốt 11 năm sau khi tốt nghiệp đại học. Từ năm 1990 đến 1993, ông Bình chuyển sang công tác tại Công ty cơ khí Thủy sản Trung ương.
Tên tuổi của ông sớm được biết đến vào thời điểm ông trở thành cổ đông chính và làm việc tại vị trí Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico - Mã CK: SJS) vào năm 2012.
Việc này cũng thể hiện uy tín của nhóm cổ đông liên quan tới ông Đỗ Văn Bình tại SJS. Tính đến cuối quý 2/2021, ông Bình cũng trực tiếp nắm giữ 8,97 triệu cổ phiếu SJS, tương đương tỉ lệ sở hữu 7,81% vốn điều lệ.
Ngoài SJS, ông Đỗ Văn Bình cùng toàn thể thành viên trong gia đình còn dành tâm huyết, chăm sóc cho hệ sinh thái Ocean Group, trong đó còn có thành viên nổi bật là CTCP Đại Dương (Đại Dương).
CTCP Đại Dương (Đại Dương) được ra đời vào tháng 9/2007 tại TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Sự kiện này chính là bước khởi đầu trong sự nghiệp của ông Đỗ Văn Bình khi chính thức ra mắt giới báo chí và toàn thể khách hàng.
Trước khi cống hiến sự nghiệp cho CTCP Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà, ông Bình trước đó từng có kinh nghiệm 11 năm làm việc tại Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Bắc, cán bộ Công ty Cơ khí Thủy sản Trung ương (1990-1993), Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Gleximco tại Hà Nội (1993-1997), Giám đốc Công ty XNK tổng hợp và chuyển giao công nghệ Việt Nam - Vinagimex (1997-2007).
2. Sự nghiệp
Năm 1993, ông Đỗ Văn Bình trở thành Giám đốc Công ty Cổ phần XNK Tổng hợp Hà Nội GLEXIMCO (Hà Nội) và làm việc ở vị trí này đến năm 1997.
Trong 10 năm kế tiếp (1997-2007), nhờ năng lực vượt trội ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Công ty XNK tổng hợp và chuyển giao công nghệ Việt Nam – VINAGIMEX.
Từ năm 2008, ông Bình gia nhập Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam với vai trò là thành viên HĐQT đồng thời giữ chức vụ thành viên HĐTV Công ty TNHH Quản lý Nợ và Khai thác tài sản của MaritimeBank.
Vào năm 2012, sau khi ông Bình mua 15,42 triệu cổ phiếu SJS của Sudico để trở thành cổ đông lớn và sau đó được bầu làm phó chủ tịch HĐQT doanh nghiệp này thì tên tuổi của ông bắt đầu được biết đến rộng rãi.
3. CTCP Đầu tư phát triển Đô thị và KCN Sông Đà - Sudico của ông Đỗ Văn Bình
Theo nhiều thông tin, ông Đỗ Văn Bình cùng các cộng sự của mình hiện đang nắm tỷ lệ chi phối (chiếm hơn 55% vốn điều lệ tại Sudico) và chiếm 3/5 số lượng thành viên HĐQT.
Được biết, trong năm 2021, Sudico đặt kế hoạch doanh thu là 1.155 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 171 tỷ đồng và cổ tức dự kiến là 10%. Kết thúc quý I, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 159 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 35 tỷ đồng, hoàn thành 20% kế hoạch lợi nhuận năm. Các chỉ số này đều tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu SJS liên tục tăng giá từ đầu năm nay. Hiện cổ phiếu giao dịch quanh vùng 53.000 đồng.
Sudico vừa công bố nghị quyết của HĐQT về việc miễn nhiệm Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Tùng kể từ ngày 27/5. Đồng thời, HĐQT đã bầu ông Đỗ Văn Bìnhthay thế ông Tùng đảm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2021.
4. Ocean Group của ‘đại gia’ Đỗ Văn Bình lớn cỡ nào?
Tính đến ngày 9/6/2021, quy mô vốn điều lệ của CTCP Đại Dương - Ocean Group đạt 600 tỉ đồng, tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật là bà Lưu Thị Chung (SN 1964) – vợ của ông Đỗ Văn Bình.
Theo thông tin thị trường, CTCP Đại Dương hiện là chủ đầu tư dự án Khu nhà ở cao cấp đường Nguyễn Quyền, Tp. Bắc Ninh, phụ trách dự án khủng với quy mô lên tới 14,2ha.
Hơn thế nữa vào tháng 12/2016, CTCP Đại Dương đã hoàn thành thương vụ lớn và trở thành công ty mẹ của CTCP Căn nhà mơ ước Phú Quốc (Dream House Phú Quốc). CTCP Căn nhà mơ ước Phú Quốc được biết đến là chủ đầu tư dự án resort quy mô 8,6ha tại Bắc Bãi Trường, Phú Quốc. Tính đến tháng 5/2020, Dream House Phú Quốc với nhiều thành quả kinh doanh hiệu quả, công ty đã tăng mạnh vốn điều lệ từ 70 tỉ đồng lên 300 tỉ đồng, vị trí Chủ tịch HĐQT công ty thời điểm đó do ông Đỗ Văn Bìnhđảm nhiệm.
Những cập nhật từ website daiduong.net hay chính là trang web chính của Ocean Group, tập đoàn này cho biết công ty còn sở hữu một số thành viên khác như: CTCP Thủy điện Sông Bạc, Công ty TNHH Kinh doanh Tổng hợp Huy Hùng, CTCP Đầu tư Xây dựng và Hỗ trợ Phát triển Vận tải Phúc An, CTCP Khai thác và Chế biến Khoáng sản Sông Đà.
Tiêu biểu trong số này, Công ty TNHH Kinh doanh Tổng hợp Huy Hùng cũng có tiếng vang trên thị trường khi trở thành chủ đầu tư dự án tòa nhà kết hợp dịch vụ, văn phòng và nhà ở tại số 131 Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội và dự án khách sạn Bàn Cờ tọa lạc trên ‘phố vàng’ Nguyễn Thái Học (phường Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội).
Còn CTCP Thủy điện Sông Bạc cũng nắm trong tay dự án lớn như chủ đầu tư dự án nhà máy thủy điện cùng tên có 2 tổ máy phát điện với công suất 42 MW tại xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
5. Cuộc chơi năng lượng tái tạo của ông lớn Đỗ Văn Bình
Ngoài những thành công trong lĩnh vực địa ốc và thuỷ điện, vị doanh nhân Đỗ Văn Bình đã sớm có tính toán và đầu tư vào mảng năng lượng tái tạo, cụ thể là tại CTCP Năng lượng tái tạo Đại Dương (viết tắt: ORE).
Theo thông tin báo đài, ORE được thành lập vào tháng 5/2012, ngay sau khi ông Đỗ Văn Bình được bầu vào HĐQT SJS.
Tính đến ngày 23/9/2020, ORE có vốn điều lệ 360 tỉ đồng, trong đó, ông Đỗ Văn Bình - Giám đốc công ty - góp tới 296,4 tỉ đồng, sở hữu 82,33% vốn điều lệ. Hai cổ đông còn lại là ông Trần Vũ Thành (SN 1973) nắm giữ 16,67% vốn điều lệ và ông Đỗ Bình Dương (SN 1987) - con trai ông Đỗ Văn Bình - nắm giữ 1% vốn điều lệ.
ORE là chủ đầu tư dự án Nhà máy điện gió Cầu Đất tại xã Trạm Hành, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Dự án này được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào tháng 5/2009, cấp thay đổi lần thứ 5 vào tháng 12/2020, với công suất 68,9 MW, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 2.440 tỉ đồng.
Vào ngày 23/6/2021, ORE đã phát hành thành công 468 tỉ đồng trái phiếu mã ORECH2135001 cho một tổ chức tín dụng trong nước.
Lô trái phiếu này có kỳ hạn 14 năm (ngày đáo hạn là 3/4/2035), lãi suất áp dụng cho năm tính lãi đầu tiên là 9%/năm. Các kỳ tính lãi còn lại, lãi suất của trái phiếu được tính bằng lãi suất tham chiếu cộng biên độ 2,7%/năm.
Số tiền thu được từ đợt phát hành sẽ được ORE sử dụng để tài trợ chi phí xây dựng, thiết bị để thực hiện dự án Nhà máy điện gió Cầu Đất. Dự án này cùng toàn bộ cổ phần thuộc sở hữu của các cổ đông tại ORE cũng là tài sản bảo đảm của lô trái phiếu.
Thương vụ lớn này thành công với sự hợp tác của CTCP Chứng khoán MB (MBS) và Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) - Chi nhánh Đông Anh.
Lời kết
Dù gặp nhiều khó khăn dưới tình hình dịch bệnh Covid cũng như các yếu tố bất thường của thị trường kinh doanh nhưng ông Đỗ Văn Bình vẫn cho thấy khả năng lãnh đạo tài tình cùng Sudico đi lên vững mạnh!