meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

“Nỗi đau” nghề môi giới (bài 4): Rủ một chuyến nghỉ dưỡng về sẽ chốt 2 lô đất

Thứ bảy, 20/08/2022-14:08
Nửa đêm dậy dẫn khách đi xem đất, giữa trưa nắng dẫn khách đi xe nhà mẫu, chăm sóc khách mua nhà cả tháng trời không một lời cảm ơn, thậm chí bị khách “gạ tình”, lừa lấy tài sản,… Đó là những nỗi khổ mà dân môi giới bất động sản đang gặp phải.
LTS: Bươn trải phát tờ rơi trong cái nắng 40 độ C; bỏ hàng chục triệu tiền túi cho các chi phí chạy ads google; facebook… nhưng vẫn không thể tiếp cận khách hàng và nâng cao doanh số. Đó là thực tế phũ phàng môi giới bất động sản phải đối mặt, khi vẫn hoạt động theo phương thức truyền thống lạc hậu trong thời đại công nghệ. “Nỗi đau nghề môi giới” hay cũng chính là nhu cầu bức thiết phải “chuyển đổi số”, áp dụng phương tiện, ứng dụng quản lý hiện đại cho các nhân sự từng ngày, từng giờ gắn cuộc mưu sinh với sản phẩm bất động sản. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả!

Nam giới làm môi giới bất động sản đã khó, nữ giới làm môi giới bất động sản là cả một sự nỗ lực, nỗ lực để bám trụ với nghề, để bán được hàng và còn nỗ lực để vượt qua những cám dỗ.

Hết gạ… tình…

Bất động sản tháng "cô hồn": Môi giới xin nghỉ việc tạm thời, nhà đầu tư "ủ rũ" vì thị trường chậm nhịp

Không chỉ môi giới "ngán" tháng cô hồn mà các nhà đầu tư cũng đang "ủ rũ" vì thị trường bất động sản chậm nhịp. Nhiều người lo lắng nếu như tình hình khó khăn kéo dài sẽ khó gồng gánh BĐS, thậm chí có thể phải tính đến phương án bán dưới giá vốn.

Doanh nghiệp “khát” lực lượng môi giới

Trước dấu hiệu chững lại của thị trường bất động sản, không ít môi giới lựa chọn bỏ nghề trong khi việc tuyển dụng mới gặp nhiều khó khăn. Việc nâng cao vị thế của nghề môi giới được xem là một giải pháp nhằm thu hút người lao động.

Sốt đất đi qua, môi giới bất động sản đau đầu vì bị trách mắng

Từ những tháng đầu năm 2021, cơn "sốt đất" đổ bộ khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước thị trường bất động sản được dịp trở nên sôi động. Theo đó nhiều nhà đầu tư mới, non kinh nghiệm cũng ôm tiền chạy theo cơn sốt, với lòng tin có thể kiếm tiền từ bất động sản.

Môi giới bất động sản bỏ nghề làm công nhân vì chán cảnh quần là áo lượt mà không có tiền

Có thể thấy, khi thị trường bất động sản sôi động đã có nhiều người nhảy việc sang làm môi giới với mộng sẽ có tưởng lương cao, công việc nhàn hạ. Dù vậy, bước chân vào nghề cũng đã có không ít người vỡ mộng và cảm thấy chán nản cảnh quần là áo lượt nhưng túi không có tiền.

Nam giới làm môi giới bất động sản đã khó, nữ giới làm môi giới bất động sản là cả một sự nỗ lực, nỗ lực để bám trụ với nghề, để bán được hàng và còn nỗ lực để vượt qua những cám dỗ.
Nam giới làm môi giới bất động sản đã khó, nữ giới làm môi giới bất động sản là cả một sự nỗ lực, nỗ lực để bám trụ với nghề, để bán được hàng và còn nỗ lực để vượt qua những cám dỗ.

Lau mồ hôi sau một ngày chạy vòng vòng với mấy vị khách tiềm năng, bạn Phạm Yến, một nhân viên môi giới của một sàn giao dịch bất động sản tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) mở đầu câu chuyện bằng những kỷ niệm cách đây 2 năm, khi bạn mới vào nghề.

Bước vào nghề giai đoạn cực thịnh, nghề môi giới đang “hot”, người người, nhà nhà làm môi giới. Với mường tượng về hình ảnh cả ngày quần là áo lượt, môi trường làm việc năng động, được gặp gỡ nhiều người giàu có, văn minh, Yến đã xây dựng cho mình viễn cảnh “đổi đời” sau khi rời cuộc sống an nhàn làm công ăn lương tại một cơ quan nhà nước.

Bước vào nghề bằng cả sự nhiệt huyết và quyết tâm, Yến bắt đầu vào nghề. Thời gian đầu, Yến làm việc tại văn phòng của công ty, sau đó, cô dần được các đồng nghiệp rủ vào team đi phát tờ rơi, treo tờ rơi quảng cáo và thời gian gần đây là mở rộng các kênh tìm kiếm khách hàng qua facebook, zalo,…

Thời gian đầu, Yến chấp nhận bỏ ra 2 triệu đồng để mua data khách hàng đã mua nhà tại một dự án ở quận Nam Từ Liêm. Dù đánh giá data khách hàng này sẽ khó giúp cô kiếm được khách, vì hầu hết họ là những cư dân với nhu cầu thực mua nhà để ở, rất ít người có nhu cầu đầu tư hay chuyển nhượng hay cho thuê nhà. Thế nhưng cô vẫn quyết bỏ chi phí đầu tiên này với mục đích chính là lấy kinh nghiệm giao tiếp với khách hàng qua điện thoại.

“Anh chị thử tưởng tượng, một ngày mỗi người nhận được vài cuộc điện thoại từ các môi giới bất động sản, mời đầu tư chứng khoán,… thì không ai có thể kiên nhẫn tiếp chuyện được hết. Hầu như, câu trả lời nhận được là không có nhu cầu, không quan tâm, có khách rảnh rỗi thì à ơi nói chuyện, có khách khiếm nhã thì “chửi” luôn cả môi giới. Nghe những cuộc điện thoại như vậy thực sự ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng khi làm việc. Tuy nhiên, em vẫn chấp nhận mua data đó để rèn luyện cảm xúc của mình. Mỗi một cuộc gọi là một sự rút kinh nghiệm để rèn luyện kĩ năng giao tiếp, thuyết phục. Mình phải học làm sao để khách có hứng thú để đáp lại cuộc điện thoại của mình với thái độ thoải mái nhất. 200 cuộc điện thoại mà được 1 cuộc khách tiếp chuyện đã là một thành công lớn đối với chúng em rồi”, Yến chia sẻ.

Từ data mua được, Yến dành 1 tháng đầu tiên mới vào nghề để luyện kĩ năng giao tiếp. Với những kinh nghiệm thu lượm được, cùng với việc chạy quảng cáo trên các kênh mạng xã hội, Yến đã có những vị khách đầu tiên gọi đến.

Yến còn nhớ, vị khách ấy tìm hiểu mua một dự án ở Hà Đông, anh đã tìm hiểu khá kĩ về dự án và gọi điện cho cô để hỏi thêm các thông tin và thủ tục để mua nhà trả góp. Tuy nhiên, mới vào nghề được 1 tháng, kiến thức chưa nhiều, khách hàng cần hỏi thông tin gì cô cũng phải đi hỏi lại quản lý mới có thể trả lời khách được. Hẹn lần hẹn nữa mãi khách mới cho một cuộc hẹn để đến xem nhà mẫu, tham khảo về thiết kế, nội thất, vị trí căn hộ.

“Đợi khi khách hàng về nhà em nhắn tin hỏi thăm xem trải nghiệm thế nào, có quyết “xuống tiền” hay không. Ban đầu anh khách hàng nói, em đi cà phê với anh rồi trao đổi nhiều hơn, nghĩ khách có nhu cầu mua thực, em đồng ý gặp khách để tư vấn rõ hơn, sau đó anh khách hàng lại rủ thêm đi ăn trưa, ăn tối, cuối cùng “toẹt” ra là muốn rủ em vào khách sạn mới mua bất động sản. Em từ chối khéo rồi sau đó không đáp lại tin nhắn hay điện thoại của vị khách đó nữa”, Yến tâm sự.

Sau thời gian bán chung cư, Yến bắt đầu mở rộng các sản phẩm sang đất nền, shophouse, liền kề, biệt tự,… Từ nguồn hàng mới này, cô có cơ hội làm việc với những người giàu có và có “máu” đầu tư hơn.

“Có lần buổi trưa, vừa vào quán gọi đĩa cơm ra chưa kịp ăn, nghe khách gọi là vắt chân lên chạy. Thời đó, em đang bán một khu đất trên Láng Hòa Lạc, đất sốt từng ngày, nghe khách hẹn cái là em phi lên đó luôn”, Yến nhớ lại.


Các nữ môi giới cũng có cường độ làm việc cao không kém nam giới.
Các nữ môi giới cũng có cường độ làm việc cao không kém nam giới.

Thế nhưng trái ngược với những gì Yến nghĩ, ông khách để cô dẫn đi một vòng quanh khu, hỏi han quy hoạch, sổ đỏ, pháp lý đủ kiểu như người có nhu cầu mua thật sự. Thế nhưng khi hỏi han và được giải đáp hết thắc mắc, ông lại quay sang “đà đưa” nói tặng cô một chuyến nghỉ dưỡng rồi về sẽ chốt 2 lô đất ở đó. Nghe xong Yến chỉ biết… bỏ của chạy lấy người.

“Cũng có đồng nghiệp nữ chấp nhận đánh đổi để có cơ hội”, Yến ngậm ngùi chia sẻ. Còn muốn vượt qua những cám dỗ đó, Yến cho rằng các nữ môi giới cần một tinh thần thép. Cô cho rằng, với những kinh nghiệm từng trải, khi biết khách hàng có ý gạ gẫm, cô sẽ không đề cập đến chuyện bán hàng nữa, thậm chí, cô bày tỏ rõ quan điểm, chỉ mang lại cơ hội để khách hàng gia tăng giá trị, nhiều tiền hơn, win-win chứ không chấp nhận trao đổi.

… đến đòi “cắt máu”

“Nữ làm môi giới mất nhiều hơn được, cái mất nhiều nhất là sự vất vả, đánh đổi cả nhan sắc, thậm chí cả hạnh phúc gia đình để theo đuổi nghề - cái nghề mà ngoài nắng nhiều hơn trong mát”, Yến chia sẻ.

Không chỉ bị khách phiền nhiễu, gạ gẫm, nhiều khách có kinh nghiệm đầu tư còn thẳng thắn đòi “cắt máu” môi giới mới đồng ý chốt mua hàng.


Không chỉ bị khách hàng đòi “cắt máu”, bản thân giữa các môi giời cũng có cuộc đua “cắt máu” để chốt khách.
Không chỉ bị khách hàng đòi “cắt máu”, bản thân giữa các môi giời cũng có cuộc đua “cắt máu” để chốt khách.

“Có đợt em dẫn một chị khách xem shophouse khu vực Nam Từ Liêm, khách sau khi chọn được mảnh ưng ý chị khách đã thẳng thắn trao đổi muốn được chiếu khấu số hoa hồng 1% mà em được hưởng khi bán thành công căn shophouse đó. Nhưng hoa hồng là tiền mồ hôi, công sức của em mà công ty trả chứ em không kiếm tiền từ khách hàng, phải chia lại số hoa hồng đó là điều rất vô lý. Thương thảo qua lại, em đành đồng ý chiết khấu lại cho chị khách 30% số hoa hồng mà em được hưởng để chị ấy “chốt deal” vì cuối tháng cũng đang thiếu doanh số. Nhiều bạn môi giới của em có khi áp lực đủ doanh số cuối tháng để nhận lương có người cắt 50% có người cả 100% vì gặp nhiều khách nâng lên đặt xuống mãi không chốt mua”, Yến ngậm ngùi nói.

Không chỉ bị khách hàng đòi “cắt máu”, bản thân giữa các môi giời cũng có cuộc đua “cắt máu” để chốt khách. Yến kể, có lần cô có khách hàng mua đất để đầu tư, nhưng do gia đình có việc đột xuất nên cô phải nhờ tới một bạn môi giới khác dẫn khách. Thế rồi, người bạn đó đã tư vấn và giành luôn khách của cô, sẵn sàng chiết khấu cao để vị khách có thể chốt mua. Còn khách thì không phân biệt người bán, ai chiết khấu cao thì mua hàng của người đó. 

"Nhiều khi đêm về nằm khóc, có khi cũng muốn bỏ nghề vì quá áp lực", Yến tâm sự.


Khách thì không phân biệt người bán, ai chiết khấu cao thì mua hàng của người đó. 
Khách thì không phân biệt người bán, ai chiết khấu cao thì mua hàng của người đó. 

Đang nhìn xa xăm, bỗng ánh mắt Yến bừng lên, cô chia sẻ rằng, nghề môi giới không phải chỉ có những niềm đau như vậy, vẫn có “trái ngọt” mà không phải nghề nào cũng có.

“Anh chị biết đó, bất động sản là một nghề sẽ được đào tạo khá nhiều không chỉ về sản phẩm mà còn về phong thủy, cách tính giá, tìm quỹ căn, vị trí thực tế, vẽ view,… “Tốt nghiệp” các khóa đào tạo này, môi giới cũng mất khoảng 1-2 tháng để tự học hỏi và rèn luyện. Nghề cũng giúp bản thân em học hỏi được nhiều kiến thức, tự tin hơn và biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, dạy cho bản thân tính kiên nhẫn và đặc biệt là luôn không ngừng hi vọng”, Yến bày tỏ.

Cũng theo Yến, nghề nào thì cũng có những khó khăn riêng, nhưng nếu bản thân đủ đam mê thì sẽ làm được những điều không tưởng, vượt ra ranh giới của bàn thân.

“Nghề bất động sản là nghề ai cũng có thể làm nhưng không phải ai cũng làm được, làm tốt và thành công. Điều quan trọng nhất với môi giới nói chung và nữ môi giới nói riêng đó là nếu không thực sự yêu thích, không kiên trì, không bản lĩnh thì không nên dấn thân”, Yến nhắn nhủ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

"Chìa khóa" giải quyết tình trạng thổi giá rồi khuyến mại

Các sàn giao dịch bất động sản không đủ điều kiện sẽ bị “xóa sổ” từ 31/12

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

12 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

12 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

12 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

12 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước