meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những thử thách của doanh nghiệp trên thị trường du lịch trực tuyến có giá trị tới 9 tỷ USD

Thứ hai, 12/09/2022-11:09
Nửa đầu năm 2022, nhất là giai đoạn hè ghi nhận sự bứt phá lớn của ngành du lịch, khách sạn trước nhu cầu di chuyển tăng nóng hậu Covid - 19 đang tạo ra rất nhiều sự chú ý. Vì vậy, những người trong cuộc cho rằng đó chỉ là một trong ba mảng của bức tranh toàn ngành.

Ngành du lịch vẫn rất khó khăn

Theo Tổ quốc, tại buổi chia sẻ mới đây, ông Ngô Minh Đức – đại diện CTCP Công nghệ du lịch Gotadi cho biết: “Thực tế, ngành du lịch vẫn còn cực kỳ khó khăn”. Ông Đức cho rằng, phải nhìn nhận ngành du lịch toàn diện theo 2 nhóm. 

Một là lượt khách nước ngoài tới Việt Nam: Đối tượng này sẽ đem lại nguồn thu trọng điểm cho ngành du lịch. Trong đó, trước dịch Covid - 19, mỗi năm Việt Nam đón khoảng 20 triệu lượt khách quốc tế với mức chi tiêu rất cao. Điển hình như thống kê tại các khu du lịch biển phổ biến cho thấy, người Trung Quốc tiêu thụ tôm hùm nhiều nhất…

Hai là người Việt Nam du lịch trong nước: Nửa đầu năm 2022 ghi nhận sự đột biến, nếu trước dịch chúng ta có khoảng 80 triệu lượt khách thì tới nay đã vượt qua con số này. 

Như vậy, vấn đề khó khăn đặt ra cho ngành du lịch là phải nhìn vào đối tượng thứ nhất. Trong 8 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã tiếp đón 1,4 triệu lượt khách nước ngoài, chưa bằng 1/10 trước dịch. Nguyên nhân là: Nhiều quốc gia vẫn đóng cửa biên giới như Trung Quốc hoặc chỉ mở một phần như Hàn Quốc, Nhật Bản; Căng thẳng giữa Nga – Ukraina, lạm phát tăng cao và đồng Euro mất giá mạnh (giảm hơn 20%) khiến người dân châu Âu tới Việt Nam hạn chế hơn.


Các đại lý du lịch trực tuyến nước ngoài độc chiếm thị trường 
Các đại lý du lịch trực tuyến nước ngoài độc chiếm thị trường 

“Trong khi đó, du khách từ Nga, Hàn, Trung Quốc, Đài Loan những năm qua vốn là lực lượng khách chính của Việt Nam. Nhìn như vậy để hiểu rằng ngành du lịch còn cực kỳ khó khăn” - Ông Đức nhìn nhận.

Hơn nữa, doanh nghiệp trong ngành cũng phải đối mặt với những khó khăn về nhân sự. Trước đại dịch, thị trường có khoảng 2 triệu lao động, nhưng hiện nay họ đã chuyển sang làm việc khác. Như vậy tạo ra nhiều thử thách khiến hàng loạt khách sạn vẫn đóng cửa…

Để ứng phó tình trạng này, ông Đức cho rằng các đơn vị trong ngành đã và đang nỗ lực với các cơ quan chức năng để đưa ra những biện pháp quyết liệt. “Chẳng hạn, chúng ta đang định vị lại thị trường quốc tế, hiện đang nhắm tới đối tượng là du khách Ấn Độ, các quốc gia Trung Đông,... những nơi đang có dư địa rất lớn. Song, ngành cũng phải cởi mở hơn về vấn đề visa, tăng cường nhiều hình thức quảng bá ra ngoài”. - Ông Đức cho biết.

Nhìn về khía cạnh vi mô, mỗi đơn vị cũng đưa ra những chiến lược tái cơ cấu hoạt động nhằm duy trì hoạt động và đón đầu những xu hướng mới. Một trong số đó là quá trình chuyển đối số. 

Trên thực tế, việc chuyển đổi số đã sớm được xem là động lực phát triển chính của nền kinh tế nói chung hay mảng du lịch nói riêng. Việc này tạo tiền đề giúp Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao. Thị trường du lịch trực tuyến Việt Nam cũng thu hút đông đảo các nhà đầu tư.

Quy mô du lịch trực tuyến Việt Nam có giá trị tới 9 tỷ USD

Theo báo cáo của Google và Temasek, quy mô du lịch trực tuyến Việt Nam trong năm 2018 tăng trưởng 15%, đạt 3,5 tỷ USD, dự kiến tới năm 2025 tăng lên 9 tỷ USD. Nghiên cứu thị trường Euromonitor International cho biết, doanh thu bán hàng du lịch trực tuyến tại Việt Nam tiếp tục đạt mức độ tăng trưởng là 12% trong giai đoạn 2015 - 2020. 


Nhiều chủ khách sạn Việt Nam phải trả 30% chi phí đặt phòng qua các trang OTA nước ngoài
Nhiều chủ khách sạn Việt Nam phải trả 30% chi phí đặt phòng qua các trang OTA nước ngoài

Tuy nhiên, thị trường này gần như đã bị các đại lý du lịch trực tuyến (OTA - Online Travel Agent) nước ngoài độc chiếm. Số liệu của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cũng thể hiện các OTA trên thế giới như Agoda, Traveloka, Booking, Expedia,... chiếm tới 80% thị phần du lịch trực tuyến Việt Nam. Hầu như khách du lịch quốc tế và một bộ phận du khách nội địa đã sử dụng OTA nước ngoài.

Khảo sát tại nhiều khách sạn lớn ghi nhận tỷ lệ đặt phòng qua các kênh OTA chiếm từ 40 - 60% tổng doanh thu, phần lớn vẫn là OTA nước ngoài. Ví dụ, tại khách sạn Khách sạn Rex (quận 1, TP. Hồ Chí Minh) ghi nhận hơn 35% tổng doanh số bán phòng tới từ việc kinh doanh trực tuyến, trong đó kênh OTA chiếm hơn 40%. 

“Nhiều chủ khách sạn Việt Nam phải trả 30% chi phí đặt phòng qua các trang OTA nước ngoài, thậm chí tới 38%. Đây mối lo của chủ khách sạn, bởi lợi nhuận của họ bị “ăn” hết” - Nhà sáng lập Gotadi - Ông Ngô Minh Đức chia sẻ. 

Tại sao cuộc chơi lại hướng về các doanh nghiệp ngoại?

Các OTA Việt Nam như VnTrip, Ivivu, Gotadi, Chudu, Mytour.vn, Vinabooking…  đã hoạt động nhiều năm nhưng vẫn chỉ có lượng giao dịch khiêm tốn. Nguyên nhân vì thị trường tồn tại sự bất bình đẳng về thuế giữa những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, du lịch trong nước và các OTA quốc tế.

Những OTA nước ngoài hiện không có văn phòng đại diện tại Việt Nam nên không thể quy trách nhiệm để kê khai và nộp thuế, mà các đối tác Việt Nam sẽ là bên thực hiện nghĩa vụ này. Những OTA nội địa lại không thể cạnh tranh về giá với các OTA nước ngoài.

Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang vật lộn với quá trình số hóa. Theo thống kê, tới 90% doanh nghiệp chuyển đổi số đã thất bại do họ chỉ chú trọng vào công nghệ mà bỏ qua mô hình kinh doanh, trải nghiệm khách hàng là yếu tố cần được ưu tiên nhất. 


Đại diện CTCP Công nghệ du lịch Gotadi -Ông Ngô Minh Đức  
Đại diện CTCP Công nghệ du lịch Gotadi -Ông Ngô Minh Đức  

“Gotadi đã sớm đi vào quá trình chuyển đổi số ngay từ giai đoạn 2014 - 2015, chúng tôi đã thuê hẳn một công ty công nghệ để chọn công nghệ lõi. Nhưng sau cùng lại chọn sau kết quả dẫn tới không kết nối được API cũng như tốn nhiều thời gian và chi phí. Cuối cùng, Gotadi quyết định tự xây dựng hệ thống riêng. Tới nay Gotadi đã tự chủ công nghệ và linh hoạt trong toàn bộ hệ thống như API” - Nhà sáng lập Gotadi chia sẻ.

Để có thể chuyển đổi số thành công, Gotadi đưa ra kết luận: Một là, đưa khách hàng và trải nghiệm người dùng lên hàng đầu; Hai là, không được nao núng, chùn bước và để người đứng đầu chịu nhiều thử thách thì mới đạt được thành quả.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 ngày trước