meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những giải pháp chống nắng, chống nóng cho các công trình, nhà ở trong những ngày hè

Thứ ba, 31/05/2022-22:05
Mùa hè oi nóng đang đến do đó việc chống nắng, chống nóng cho nhà ở vào mùa hè đang được nhiều gia chủ quan tâm, nhất là những bề mặt ở hướng Tây của công trình cần nhiều giải pháp cụ thể mới có thể giải quyết được.

Theo VnxEpress, ngày nay, quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, kéo theo đó là cây xanh dần bị phá bỏ và bị thay thế bởi các công trình xi măng, bê tông hóa. Chính vì thế, đã dẫn đến tình trạng nhiệt độ vào những ngày hè sẽ cao hơn, mang đến cảm giác nóng nực hơn rất nhiều không chỉ ở thành thị mà còn ở các vùng nông thôn.

Dưới đây là một số giải pháp giúp chống nóng, chống nắng cho những căn nhà vào mùa hè được Kiến trúc sư Nguyễn Trần Đức Anh đưa ra và đã có nhiều hiệu quả thực tế.

Giải pháp quy hoạch

Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu nói "Lấy vợ hiền hòa làm nhà hướng Nam". Đó là cách quy hoạch được đúc kết từ kinh nghiệm của người xưa, là các tự nhiên và đơn giản nhất để góp phần giảm thiểu sự tác động của bức xạ mặt trời đến không gian sống của con người. Vào mùa hè, hướng Nam là hướng đón gió mát, thích hợp để làm hướng nhà ở.

Tuy nhiên, quy tắc này chỉ dễ áp dụng và đạt được hiệu quả với những ngôi nhà ở vùng thôn quê, nơi vẫn còn diện tích đất đủ rộng để gia chủ có thể lựa chọn hướng nhà phù hợp.

Đối với đô thị hiện đại, việc lựa chọn hướng của công trình phải phụ thuộc vào những yếu tố khác. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa vấn đề hướng nhà quá bị phụ thuộc và những yếu tố đó. Tùy theo điều kiện cụ thể, có thể tối ưu hóa được hướng của công trình.


Cây xanh xung quanh nhà giúp chống nóng cho công trình nhà ở
Cây xanh xung quanh nhà giúp chống nóng cho công trình nhà ở

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam về chống nóng cho nhà ở có ghi: "Đối với nhà ở, cố gắng bố trí sao cho phần mặt nhà về hướng Tây - Đông có diện tích bề mặt nhỏ nhất để hạn chế bức xạ mặt trời". Điều đó có nghĩa là, đối với những cụm công trình hay tổ hợp công trình, cần thiết kế tổng mặt bằng sao cho hợp lý, ưu tiên sử dụng những hướng tốt cho công trình chủ đạo, công trình có yêu cầu chống nóng cao hơn như nơi sinh hoạt, nơi làm việc. 

Giải pháp môi trường và giải pháp sinh thái

Giải pháp này đi liền với giải pháp quy hoạch. Giải pháp này cũng đã được cha ông ta ứng dụng rất nhiều khi thiết kế nhà ở theo kiến trúc truyền thống. Trong khuôn viên của căn nhà không thể thiếu đi cây xanh, mặt nước, chúng sẽ song hành cùng với các công trình. Cây xanh xung quanh sẽ tạo bóng mát, giúp che chắn công trình khỏi những bức xạ của mặt trời, đồng thời mang đến không khí tươi mát cho công trình. Mặt nước như ao, hồ, bể cảnh kết hợp với cây xanh giúp điều hòa vi khí hậu của công trình, giúp môi trường trong lành, mát mẻ và thoáng đãng hơn.

Trong điều kiện khí hậu của từng vùng tạo nên sự chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm cao, xảy ra hiện tượng bốc hơi nước. Quá trình bốc hơi nước là quá trình thu nhiệt, khi đó nó sẽ giúp làm cho nhiệt độ của môi trường xung quanh giảm xuống. Cây xanh và mặt nước gắn liền với bề mặt đất, đều là những yếu tố phát xạ thấp, là những nhân tố hữu hiệu góp phần vào việc chống nóng cho tổng thể của công trình.


Trồng cây xanh quanh nhà cùng với hồ nước sẽ giúp điều hòa vi khí hậu, giúp cho nhiệt độ môi trường xung quanh công trình thấp hơn, giúp căn nhà thêm mát mẻ hơn
Trồng cây xanh quanh nhà cùng với hồ nước sẽ giúp điều hòa vi khí hậu, giúp cho nhiệt độ môi trường xung quanh công trình thấp hơn, giúp căn nhà thêm mát mẻ hơn

Giải pháp kiến trúc

Đây chính là giải pháp linh hoạt nhất khi muốn chống nóng, chống nắng cho công trình. Giải pháp kiến trúc là tổ hợp của mặt bằng và hình khối công trình, thiết kế các vật dụng che chắn hợp lý sẽ giúp cho bề mặt tiếp xúc với mặt trời, giúp tránh được bức xạ, làm giảm sự dẫn nhiệt trong vật liệu xây dựng, giúp tăng cường đối lưu không khí cho căn nhà. Trong đó, có các giải pháp kiến trúc cơ bản sau:

- Bố trí mặt bằng hợp lý, ưu tiên các không gian chính trong căn nhà tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt trời, đưa các không gian phụ khác như cầu thang, nhà kho, nhà vệ sinh ở khu vực đó.

- Thiết kế những khoảng lùi, những khoảng âm như logia, sảnh, khe kỹ thuật để tránh bức xạ trực tiếp từ ánh mặt trời vào bề mặt các không gian chính. 

- Bố trí các kết cấu nắng nắng để che chắn cho căn nhà ở mặt ngoài của tường bao để giảm quá trình bức xạ trực tiếp và dẫn nhiệt vào trong nhà. Trong kiến trúc truyền thống, có nhiều nơi sử dụng tấm liếp (tấm giại, đan bằng tre để chống nắng) ở hiên nhà. Phong cách này đã được ứng dụng vào trong kiến trúc hiện đại với dạng các lam chắn nắng được làm từ những vật liệu khác nhau tùy thuộc vào công trình.


Căn nhà sử dụng hệ lam chắn và tường hoa giúp chống nắng đồng thời làm không gian bên trong nhà luôn thông thoáng
Căn nhà sử dụng hệ lam chắn và tường hoa giúp chống nắng đồng thời làm không gian bên trong nhà luôn thông thoáng

- Sử dụng các loại mặt đứng bằng những "kết cấu cứng" để giúp chắn nắng, gắn liền chúng với kết cấu chịu lực và tường bao. Đó thường là những mái vươn, ô văng hay các lam chắn nắng bố trí theo hướng đứng và ngang, cùng với các loại tường gạch hoa hoặc tường xây để lỗ hở.

- Dựa trên nguyên lý làm giảm bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt từ bên ngoài có thể sử dụng các biện pháp như xây tường dày, tượng hộp (rỗng), sử dụng các loại vật liệu cách nhiệt như gạch rỗng, tấm cách nhiệt, loại bê tông cốt liệu khí để xây tường bao. Cùng với đó là sử dụng vật liệu thích hợp cho cửa cũng như là sắp xếp vị trí cửa cho hợp lý.

- Sử dụng các vật liệu chống nóng để làm mái nhà như gạch lỗ, tấm đan, mái tôn đối với những nhà mái bằng, bê tông hoặc sử dụng các loại trần giả các nhiệt đối với nhà mái dốc, mái ngói. Tuy nhiên, sử dụng giải pháp này cần lưu ý đến vấn đề thông gió cho khối không khí tiếp xúc giữa hai lớp mái.

- Làm giảm sự phát xạ của bề mặt công trình bằng cách trồng cây như trồng cây leo tường, thiết kế vườn, ao trên mái nhà. Phương pháp này đem lại thẩm mỹ tốt cho căn nhà nhưng sẽ có những thay đổi nhất định theo thời gian, gia chủ nên cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng giải pháp này.

- Thiết kế vị trí và cấu tạo cửa lớp lý, thiết kế sân trong, tạo khoảng giếng trời, hàng hiên để tăng tường đối lưu không khí cho không gian bên trong căn nhà. Tác dụng của những giải pháp này sẽ giúp cho khối khí nóng thoát lên trên và đi ra ngoài, để cho khối khí nhiệt thấp hơn đi vào trong nhà.

Giải pháp kỹ thuật

- Sử dụng máy điều hòa nhiệt độ: Đây là phương pháp hiện đại và dễ dàng triển khai nhất. Tuy nhiên, sử dụng máy điều hòa nhiệt độ cũng có những ưu, nhược điểm riêng. Về nhược điểm, giải pháp này sẽ tiêu hao một nguồn năng lượng đáng kể và ảnh hưởng tới môi trường. Bên cạnh đó, điều hòa khó đáp ứng được cho các không gian quá lớn, các không gian mở. 

- Thông gió: Bên cạnh việc đối lưu tự nhiên thì giải pháp thông gió nhân tạo cũng được coi là một giải pháp hữu hiệu giúp cho việc chống nóng khi đối lưu tự nhiên trong căn nhà không được hiệu quả. Những hệ thống thông gió này sẽ giúp chống nóng cho căn nhà hiệu quả hơn khi kết hợp với giải pháp kiến trúc như giếng trời.

- Sử dụng hệ thống phun sương, phun nước: Hiện nay, hệ thống phun sương đang được ứng dụng nhiều trong các không gian công cộng như nhà hàng, quán ăn thâm chí cả ở nơi làm việc, nơi ở. Việc phun nước, phun sương tạo nên hiện tượng nước bốc hơi sẽ thu nhiệt, giúp tăng cường đối lưu không khí trong căn nhà. Bên cạnh đó, áp lực phun nước, phun sương tạo chuyển động không khí, giúp làm mát cho căn nhà bạn.

- Sử dụng kính cách nhiệt, phản nhiệt ở những bề mặt hứng nắng thường xuyên, nhất là những bề mặt hướng Tây

- Sử dụng sơn chống nóng chuyên dụng cho bề mặt của công trình, giúp cho toàn bộ công trình đều tránh được nóng


Hệ thống phun sương không quá cầu kỳ nhưng đã góp phần chống nóng cho công trình trong những ngày hè
Hệ thống phun sương không quá cầu kỳ nhưng đã góp phần chống nóng cho công trình trong những ngày hè

Trên đây là một số giải pháp góp phần chống nắng, chống nóng cho các công trình, nhà ở trong những ngày hè. Trong đó, có những giải pháp có thể giúp căn nhà của bạn nhanh chóng trở nên mát mẻ hơn nhưng có một số giải pháp cần phải thực hiện ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch xây dựng công trình. Hy vọng, với bài viết này gia chủ sẽ lựa chọn được giải pháp thích hợp để giúp căn nhà của mình trở nên mát mẻ hơn vào những ngày hè sắp đến. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

TP. HCM: Căn hộ view sông sở hữu lối thiết kế hiện đại nâng tầm phong cách sống

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Cải tạo căn nhà ống cũ kỹ thành "homestay thu nhỏ" tràn ngập không gian xanh

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

16 giờ trước

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

16 giờ trước

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

16 giờ trước

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

16 giờ trước

Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc bất ngờ được loại khỏi “danh sách đen” của Mỹ

16 giờ trước