Những doanh nhân tuổi Nhâm Dần lừng lẫy trên thương trường Việt: Khối tài sản lên tới cả nghìn tỷ
BÀI LIÊN QUAN
Hoàng Thắng Land: Thông Tin về Mai Hoàng ThắngDám mạo hiểm, doanh nhân Trần Kiến Hoa từ anh phụ hồ trở thành ông chủ doanh nghiệp kiếm 700 tỷ NDT/nămDoanh nhân Nguyễn Văn Đạt: Người nắm trong tay loạt dự án BĐS nghìn tỷ, nuôi “giấc mơ” giàu nhất thế giớiXét theo tử vi, những người tuổi Nhâm Dần thường có tính cách cởi mở, bình tĩnh nhưng nhạy cảm hơn so với những tuổi Dần còn lại. Những người sinh năm Nhâm Dần cũng kiểm soát cảm xúc và tập trung tốt hơn.
Những người tuổi này mạnh mẽ nhưng biết cách kiểm soát sức mạnh và cảm xúc của mình. Họ ít khi tức giận, lại linh hoạt và dễ thích ứng. Đặc biệt, những người tuổi Nhâm Dần còn rất thực tế, sở hữu trực giác nhạy bén, giỏi giao tiếp, ít khi nhận định sai lầm. Họ còn có tài ngoại giao, dễ dàng giành chiến thắng trong các cuộc thương thảo. Bởi vậy, những doanh nhân tuổi Nhâm Dần hầu hết đều là những tên tuổi “lừng lẫy” trên thương trường.
Dưới đây là một số doanh nhân tỷ phú sinh năm Nhâm Dần (1962) trên thương trường Việt.
Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai
Ông Đoàn Nguyên Đức hay còn được biết đến với tên gọi “Bầu Đức”. Bao nhiêu năm qua, “Bầu Đức” vẫn xuất hiện với phong cách giản dị, không màu mè từ khi HAGL còn là một xưởng mộc nhỏ cho tới khi thành công ty có giá trị vốn hóa lên tới cả tỷ USD. Có thể nói, ông đã trải qua cả những đỉnh cao và vực sâu trong sự nghiệp của mình.
Năm 2008, ông niêm yết HAG lên sàn chứng khoán TPHCM (HoSE). Từ đó, “Bầu Đức” liên tục lọt vào top 5 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Năm 2011, ông được Wall Street Journal đánh giá là một trong 30 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á.
Giai đoạn 2006-2008, bất động sản từng là nguồn thu chính của HAG, giúp doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng chóng mặt từ việc bán căn hộ ở khắp quận 7, Nhà Bè. Thậm chí, ông còn đầu tư các dự án khu phức hợp Myanmar. Tuy nhiên, cuối năm 2012, ông bất ngờ rút khỏi lĩnh vực bất động sản, dốc toàn lực và vốn để phát triển nông nghiệp tại Lào và Campuchia.
Tuy nhiên, suốt nhiều năm nông nghiệp liên tục thua lỗ, doanh nghiệp luôn trong tình trạng xử lý nợ. Ông Đức còn dính phải nhiều lùm xùm về hoạt động kinh doanh. Càng đầu tư vào nông nghiệp, ông càng khiến khoản nợ của HAGL tăng lên, có lúc đạt mức 36.000 tỷ đồng. Mãi đến năm 2021, ông mới có thể vực dậy HAGL nhờ việc trồng chuối và nuôi heo - thành quả sau nhiều lần “thử nghiệm” thất bại.
Lựa chọn đúng đắn của “Bầu Đức” đã giúp HAGL giảm nợ từ 36.000 tỷ xuống còn khoảng 10.000 tỷ đồng, dự kiến xóa hết nợ chỉ trong 1-2 năm mới. Năm 2022, công ty của ông đặt mục tiêu doanh thu là 4.820 tỷ, lợi nhuận 1.120 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, ông Đức còn có nhiều đóng góp vẻ vang cho nền bóng đá Việt Nam. Ông để lại nhiều dấu ấn khi sẵn sàng chi tiền khủng, trả lương đến 15.000 USD/tháng năm 2002 để mua chân sút số 1 ĐNA là Kiatisak. Năm 2007, ông cũng hợp tác với CLB nổi tiếng Arsenal của Anh để mở Học viện bóng đá HAGL Arsenal JMG. Năm 2018, cũng chính “Bầu Đức” đã mời HLV Park Hang-seo về làm HLV trưởng của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam.
Ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch SHB và Tập đoàn T&T Group
Bên cạnh cái tên “Bầu Đức”, “Bầu Hiển” cũng là cái tên quen thuộc với người yêu bóng đá Việt Nam. Dù rất mê bóng đá, nhưng Chủ tịch SHB cho rằng bản thân đóng góp nhiều hơn với vai trò doanh nhân.
Cuộc đời của “Bầu Hiển” như một cái duyên. Ông vốn là sinh viên theo học ngành Vật lý vô tuyến, ước mong làm nhà khoa học nhưng lại trở thành một doanh nhân. Trong 28 năm gây dựng và phát triển Tập đoàn T&T Group, nhiều khi việc kinh doanh không được thuận lợi cũng khiến ông nợ nần khắp nơi.
Tuy nhiên, đến năm 2006, nhờ mảng sản xuất linh kiện ông đã vực dậy thành công thương hiệu T&T. Không lâu sau, ông lựa chọn thêm lãnh địa mới, đầu tư vào nhà băng SHB (khi đó là Ngân hàng nông thôn Nhơn Ái) và trở thành chủ tịch.
Năm 2016, SHB tiếp quản Habubank. Sau sáp nhập, quy mô tài sản và vốn điều lệ tăng mạnh nhưng nợ xấu của SHB cũng tăng lên mức 12,88%. Tuy nhiên, những ngày tháng nợ nần bất đắc dĩ trong quá khứ đã giúp ông đi đòi nợ xấu ngân hàng hiệu quả. Câu chuyện tái cơ cấu của Habubank cũng đã giúp hồi sinh nhiều doanh nghiệp như Thuỷ sản Bình An (Bianfishco), Công ty tài chính Vinaconex-Viettel.
Hiện tại, SHB lọt top 10 nhà băng tư nhân về lợi nhuận. SHB cũng đang là ngân hàng vị thế tầm trung trong nhóm quy mô tài sản 500.000 tỷ. Ông cũng đang chuẩn bị cho việc chuyển giao cho thế hệ sau, đó là 2 con trai Đỗ Vinh Quanh và Đỗ Quang Vinh.
Nguyễn Duy Hưng Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán SSI
Sinh ra trong một gia đình nhà giáo nghèo, ông Hưng may mắn khi được đi du học ở Đông Âu để trở thành một nhà khoa học. Tuy nhiên, khi về nước ông lại làm cho một cơ quan quản lý nhà nước được 3 năm thì xin nghỉ để ra ngoài kinh doanh.
Ông startup với một công ty chuyên cung cấp dịch vụ làm sạch cao ốc và công trình công cộng là PAN Pacific. Với ước mơ về một tổ chức một kênh huy động vốn cho những doanh nghiệp trong nước. Năm 1999, Công ty Chứng khoán SSI ra đời cùng với thị trường chứng khoán Việt Nam.
SSI trở thành công ty tư nhân đầu tiên được cấp phép thành lập với vốn điều lệ 6 tỷ đồng, đến năm 2022 đã nhân gấp cả nghìn lần, lên tới 9.847,5 tỷ đồng. Hiện tại, “shark Hưng” đang đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau như: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI); Chủ tịch HĐQT CTCP Xuyên Thái Bình (PAN); Chủ tịch HĐQT
Nhờ sự đóng góp to lớn cho sự phát triển thị trường chứng khoán, ông Hưng từng được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng ba. Tính đến ngày 25/1/2022, ông Nguyễn Duy Hưng có giá trị vốn hóa tài sản ở mức 5.249 tỷ đồng.
Bà Hà Thị Thu Thanh - Chủ tịch Deloitte Việt Nam
Không chỉ là một “nữ tướng” gạo cội, bà Thanh còn có nhiều đóng góp cho ngành kiểm toán độc lập Việt Nam. Bà đồng hành xuyên suốt 30 năm lịch sử hình thành và phát triển của ngành kiểm toán độc lập. Bà “hổ” Nhâm Dần này chính là một trong những nhà sáng lập Công ty kiểm Toán Deloitte Việt Nam và hiện đang giữ chức Chủ tịch.
Trước đây, bà từng là một cán bộ của Bộ Tài chính. Sau này, bà được điều chuyển sang Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO). Đây chính là tiền thân của Deloitte Việt Nam và cũng là công ty kiểm toán đầu tiên của Việt Nam. Bà Thanh trở thành một trong 5 người đầu tiên được cử sang Mỹ để học tập và làm việc về ngành kiểm toán.
Bà Thanh được mọi người mệnh danh là “người đàn bà thép” khi kiên định gần 40 năm với lĩnh vực kiểm toán. Bà cũng chính là người dẫn dắt một doanh nghiệp có vốn nhà nước, phát triển mạnh mẽ và chuyển đổi mô hình sở hữu để trở thành một thành viên của Deloitte Đông Nam Á. Tại Việt Nam, Deloitte thu về cả nghìn tỷ mỗi năm, là một trong "Big 4" kiểm toán.
Không chỉ xuất sắc trong kiểm toán, Chủ tịch Deloitte Việt Nam còn là một chuyên gia kỳ cựu về tư vấn chuyên nghiệp, quản trị doanh nghiệp và phát triển bền vững. Bà còn giữ nhiều vai trò quan trọng trong các tổ chức như: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Sáng kiến Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam (VCGI), Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD), Câu lạc bộ Doanh nhân Sao Đỏ, Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD)...
Nguyễn Mạnh Tuấn - Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn từng theo học tại Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông Tuấn chính là bạn học và là người cùng khởi nghiệp cùng tỷ phú Trần Đình Long. Ông Nguyễn Mạnh Tuấn giữ chức Phó giám đốc Công ty ống thép Hòa Phát từ năm 1996 tới năm 2000. Ông còn kiêm luôn chức vụ Trưởng phòng kinh doanh.
Năm 2004, ông chuyển lên vị trí giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Ống thép Hòa Phát, kiêm Giám đốc thương mại Hòa Phát. Sau đó, vị doanh nhân tuổi Nhâm Dần này giữ vị trí phó chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát từ năm 2007.
Ông Tuấn phụ trách mảng thép - vốn là trụ cột và cũng là con “gà đẻ trứng vàng” của Tập đoàn Hòa Phát. Tính đến ngày 25/1/2022, ông Tuấn sở hữu giá trị vốn hóa khối tài sản trên thị trường chứng khoán là 4.088 tỷ đồng.
Điều đáng nói, dù là doanh nhân thành đạt, sở hữu khối tài sản khủng nhưng ông Tuấn lại là người sống vô cùng kín tiếng, chưa từng xuất hiện trên truyền thông bao giờ.