Những điều tồi tệ đã liên tiếp xảy ra với thị trường bất động sản năm 2022
BÀI LIÊN QUAN
Bất động sản giảm giá mạnh, nhà đầu tư nên mua hay chờ giảm tiếp?Thời nhà đầu tư bất động sản "đãi cát tìm vàng" những sản phẩm tiềm năng caoNhiều chính sách bất động sản mới nhà đầu tư phải biếtTheo Nhịp sống thị trường, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, Kinh tế trưởng BIDV đã có đánh giá về thị trường bất động sản 2022. Theo ông, 2022 là một năm “họa vô đơn chí” đối với nền kinh tế Việt Nam, trong đó có cả thị trường địa ốc. Bởi lẽ, nền kinh tế châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng trong năm qua đã đối mặt với 3 cú sốc tài chính.
Đầu tiên là nền kinh tế Trung Quốc dường như đóng cửa, tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế trên toàn cầu.
Thứ 2 là suy thoái nhẹ khiến tổng cầu mua sắm, du lịch… sụt giảm. Thứ 3 là sự khó khăn của thị trường tài chính, cùng với đó là lợi suất và nhiều rủi ro khác gia tăng. Dòng tiền dễ dường như không còn khi càng về cuối năm.
Thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn biến ra sao trong năm 2023?
Theo các chuyên gia, nhìn chung thị trường bất động sản khu vực TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam vẫn tiếp tục khó khăn trong năm 2023. Việc này sẽ kéo dài qua cả năm 2024, đến năm 2025 mới bắt đầu hồi phục trở lại.Mùa đi "săn" bất động sản "bán tháo” đã đến?
Thị trường bất động sản gần đây gần như rơi vào tình trạng đóng băng, thanh khoản sụt giảm liên tục. Theo đó, nhiều nhà đầu tư chật vật tìm cách để bán đất lấy tiền tất toán cuối năm, đây được đánh giá là cơ hội tốt của những người có tiềm lực săn hàng giá rẻ.Xuất hiện hình thức đầu tư lạ có tên "mua bất động sản trồng sầu”: Người mua không phải làm gì, năm thứ 7 đã hoàn vốn
Theo đó, nhà đầu tư chỉ cần bỏ vốn khoảng 3-4 tỷ đồng, phía công ty sẽ đảm nhiệm việc vận hành trồng sầu, thu hoạch và đưa sản phẩm ra thị trường. Người mua chỉ cần ung dung nhận mức lợi nhuận trung bình từ 20-30% mỗi năm.Ông Lực nhận định rằng 3 yếu tố này đã gây ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam, và thị trường địa ốc cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Theo báo cáo thị trường địa ốc 2022 của VARS, 2022 là một năm có tính bất thường từ thị trường. Thị trường đầu năm bùng nổ nhưng lại ảm đạm vào cuối năm.
Rất ít dự án mới phát sinh và nguồn cung thì khan hiếm. Các sản phẩm nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ đều thiếu hụt. Phân khúc đất nền ghi nhận sự bùng nổ mạnh nhất là ở các khu vực mới nổi nên đã tạo nên sốt đất ảo. Đa phần những sản phẩm này là tự phát và không thuộc các dự án phát triển.
Do tăng trưởng kinh tế ổn định nên cầu bất động sản ở thực vẫn rất lớn với tốc độ đô thị hóa và hạ tầng tăng nhanh, tuy nhiên nguồn cung không dduur đáp ứng, do đó tỉ lệ lấp đầy giảm. Dòng tiền bị tắc nghẽn vì chính sách thắt chặt tiền tệ cuối năm khiến thanh khoản thị trường suy yếu.
Theo VARS, giá đầu năm tăng mạnh từ 20-30%, nhất là ở phân khúc đất nền. So với thực tế thì mức giá này tăng cao. Thế nhưng, hiện tượng giảm ứng với tỉ lệ tăng xảy ra từ giữa năm đến cuối năm.
Bất động sản công nghiệp đầu năm 2022 hồi phục khả quan và có thể được xem là điểm sáng của thị trường địa ốc. Trong khi phân khúc bán lẻ từ đầu năm tới hết quý 3/2022, tuy nhiên lại chững lại vào cuối năm.
Toàn thị trường năm 2022 có mức tiêu thụ chỉ đạt 39%, bằng khoảng 19.000 giao dịch thành công, và 69% của năm 2021. Tỉ lệ hấp thu của riêng quý IV chỉ đạt mức 14%.
Theo VARS, nguồn cung trên thị trường hạn chế và không phù hợp nên khiến cung cầu lệch pha và không thực tế.
Có hàng nghìn dự án trong 2 năm qua đã được các doanh nghiệp triển khai và đầu tư trên cả nước phải ngừng lại để cân nhắc sự phù hợp của pháp lý. Điều này đã khiến sự đóng băng của thị trường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngân hàng Nhà nước thắt chặt thị trường tiền tệ, dòng tiền gặp khó và khiến sức mua của thị trường giảm sút.
Ngoài ra, chính sách với thị trường tài chính cũng chưa ổn định. Nguồn cung của thị trường càng gặp khó hơn khi huy động vốn phát triển doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn. Thanh khoản thị trường yếu và dòng tiền thu hồi khó đang khiến thị trường nghẹt thở và tắc nghẽn.