Những điều cần biết về nhân viên tín dụng ngân hàng
BÀI LIÊN QUAN
Khách hàng cá nhân là gì? Tầm quan trọng của khách hàng cá nhân trong ngân hàng thương mạiNhững điều bạn cần biết về ngành Luật tài chính ngân hàngDeposit là gì? Ý nghĩa của deposit trong ngành ngân hàngTrong mỗi ngân hàng sẽ có rất nhiều vị trí khác nhau trong đó chúng ta thường nghe thấy từ nhân viên tín dụng ngân hàng nhưng vị trí này so với các vị trí còn lại có gì khác biệt?
Nhân viên tín dụng ngân hàng sẽ đảm nhận những công việc gì và những yêu cầu khắt khe cũng như áp lực đối với công việc này khiến cho không phải ai cũng sẵn sàng để ứng tuyển.
Nhân viên tín dụng ngân hàng là gì?
Nhân viên tín dụng ngân hàng trong tiếng Anh được gọi là Credit Officer Bank. Họ sẽ là những người trực tiếp làm việc với khách hàng của ngân hàng để tư vấn, giải đáp câu hỏi của khách hàng liên quan đến quy trình vay vốn, các giấy tờ cần thiết, thẩm định nhu cầu vay vốn, bằng nghiệp vụ tín dụng vốn có. Đồng thời, họ sẽ hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục cần thiết khi muốn vay tín dụng ngân hàng.
Nhân viên tín dụng ngân hàng được chia ra làm hai vị trí khác nhau để hỗ trợ kết nối giữa ngân hàng và khách hàng:
- Nhân viên hỗ trợ tín dụng sẽ đảm nhận hỗ trợ một phần công việc cho chuyên viên tín dụng. Cụ thể, họ sẽ là người lo các khâu thủ tục, giấy tờ để đảm bảo các hoạt động tín dụng được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng chính xác hạn chế tối đa rủi ro và tìm cách nâng cao hiệu quả cho ngân hàng.
- Chuyên viên quan hệ khách hàng sẽ giữ vị trí là người trao đổi, làm việc trực tiếp với khách hàng đã có sẵn trong danh sách. Bên cạnh đó, họ còn có nhiệm vụ tìm kiếm thêm tệp khách hàng tiềm năng để thuyết phục họ vay vốn, mở thẻ ngân hàng, vay tín dụng,… Đối tượng khách hàng này có thể là khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau.
Công việc của nhân viên tín dụng là gì?
Nhân viên tín dụng phải đảm nhận nhiều đầu việc khác nhau cho nên cường độ làm việc của họ rất lớn và thường xuyên phải gặp gỡ, tiếp xúc khách hàng. Một số công việc chính mà nhân viên tín dụng sẽ phải đảm nhiệm như:
Tiếp thị và tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Đây được xem là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với chuyên viên tín dụng. Đối với mỗi nhân viên tín dụng sẽ có những chỉ số KPI riêng phải đạt được mỗi tháng, muốn hoàn thành được điều đó bắt buộc họ phải tìm kiếm được nguồn khách hàng tiềm năng (người có nhu cầu vay vốn, mở thẻ,…).
Tư vấn thông tin khách hàng
Sau khi đã có được danh sách khách hàng tiềm năng thì tiếp theo nhiệm vụ của chuyên viên tư vấn tín dụng là giới thiệu, tư vấn cho khách hàng một cách chi tiết về các dịch vụ của ngân hàng, lãi suất khi vay vốn là bao nhiêu, quy trình mở thẻ ngân hàng lợi ích của từng loại thẻ, sổ tiết kiệm, bảo hiểm,…
Thẩm định từng đối tượng khách hàng
Nếu như khách hàng đã có ý định sử dụng các dịch vụ của ngân hàng thì tiếp theo chuyên viên tín dụng cần phải thẩm định về khách hàng đó để xem các thông tin về tình hình tài chính, khả năng tài chính, khả năng trả nợ gốc và lãi suất, tình hình công việc kinh doanh, các điều kiện ràng buộc,… có chính xác và có tiềm năng để trả được gốc và lãi hay không tránh rủi ro cho phía ngân hàng.
Hỗ trợ khách hàng tiến hành, giải đáp thắc mắc khi làm thủ tục
Sau khi đã thẩm định xong tài sản của khách hàng nhân viên tín dụng sẽ hỗ trợ khách hàng điền hồ sơ, thiết lập hợp đồng tín dụng rồi tiến đến ký kết hợp đồng,… sao cho mọi việc diễn ra suôn sẻ giúp khách hàng dễ dàng vay tín dụng.
Giám sát tình trạng sử dụng vốn vay
Khi khách hàng đã nhận được tiền, nhân viên tín dụng vẫn chưa thể kết thúc công việc, mà họ bắt buộc phải theo sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, quá trình trả nợ,… để nắm rõ được nguồn tiền có được sử dụng theo mục đích chính đáng hay không.
Trong trường hợp xảy ra những điểm bất thường họ ngay lập tức phải có những cách thức để xác minh, làm rõ. Tránh để ngân hàng rơi vào tình trạng nợ xấu.
Tất toán hợp đồng theo quy định
Đây cũng là một công việc thường xuyên phải làm của nhân viên tín dụng ngân hàng, sau khi khách hàng đã trả nợ xong, họ có nhiệm vụ tiến hành tất toán hợp đồng theo đúng quy định vay tín dụng. Trong trường hợp khách vi phạm hợp đồng, không tuân thủ giao dịch thì họ sẽ tiến hành thu hồi nợ trước hạn, đốc thúc khách hàng trả nợ,…
Những kĩ năng của chuyên viên tư vấn tín dụng
Nhân viên tín dụng là một vị trí làm việc khá phức tạp đòi hỏi những người phải nhanh nhạy, chăm chỉ, biết tính toán đồng thời họ cũng cần có những kĩ năng mềm để tiếp cận khách hàng. Một số kĩ năng đặc biệt yêu cầu cần phải có của nhân viên tín dụng:
1. Kỹ năng giao tiếp tốt
Ngoài những yếu tố chuyên môn, ngoại hình ưa nhìn, phong thái chuyên nghiệp, thì nhân viên tín dụng còm cần phải có khả năng giao tiếp tốt và linh hoạt để ứng biến trong nhiều trường hợp.
Đối với khách hàng họ không thích một người tư vấn nói quá nhiều nên để thuyết phục họ mở thẻ cũng như vay vốn tín dụng thì bạn phải nắm bắt được nhu cầu của họ để từ đó dẫn dắt, phân tích cho họ hiểu nhu cầu ấy tại sao lại cần thiết trong thời điểm này và “chốt đơn” nhanh.
Một ngày bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều khách hàng thuộc các tầng lớp khác nhau nên trong bất cứ trường hợp nào bạn cũng cần phải có kĩ năng giao tiếp để làm hài lòng khách hàng của mình dù là những người khó tính nhất.
2. Thành thạo tin học văn phòng
Hiện nay, thời đại công nghệ phát triển nên nhân viên tín dụng ngân hàng sẽ thông qua một hệ thống công nghệ thông tin để tìm kiếm tệp khách hàng, tính toán các khoản thanh toán, lưu trữ các hồ sơ và truy cập vào dữ liệu khách hàng. Đồng thời, nhân viên tín dụng sẽ phải làm việc trên nhiều hệ thống khác nhau chứ không phải chỉ sử dụng một hệ thống.
Ngoài ra nhân viên tín dụng ngân hàng cần phải thông thạo tiếng Anh vì có thể sẽ phải làm việc với các vị khách nước ngoài hoặc đơn giản đó là môi trường ngân hàng quốc tế. Nếu như được trang bị ngoại ngữ chắc chắn bản thân bạn sẽ cảm thấy tự tin và ghi điểm cộng trong lòng khách hàng.
3. Khả năng thích nghi với môi trường
Tín dụng là một lĩnh vực luôn chuyển động, do đó khi là một nhân viên tư vấn tín dụng bạn cần phải học cách thích nghi với môi trường và cập nhật tình hình thị trường thường xuyên để có những phương án thu về lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng đang làm.
Đồng thời, việc nắm bắt các xu hướng này cũng sẽ giúp cho bạn nắm bắt được tâm lý khách hàng qua đó họ sẽ có thêm kiến thức để dễ dàng thuyết phục khách hàng.
4. Sự tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc
Nhân viên tín dụng ngoài làm việc liên quan đến tiền bạc còn liên quan đến hồ sơ pháp lý, chỉ cần một lỗi sai nhỏ về các con số hoặc một điểm không rõ trong hợp đồng tín dụng thì cũng có thể khiến cho cả hệ thống và khách hàng rơi vào rắc rối lớn.
Do đó, nhân viên tín dụng ngân hàng cần phải có tính tỉ mỉ, cẩn thận và không được chủ quan trong bất cứ trường hợp nào.
Mức lương trung bình của nhân viên tín dụng ngân hàng
Đối với vị trí nhân viên tín dụng cũng sẽ có lương cơ bản và phần trăm hoa hồng. Về mức thu nhập cơ bản của chuyên viên tư vấn tín dụng khá thấp so với các vị trí khác, nhưng nếu họ có thể vượt KPI và mang về những khách hàng lớn thì mức lương sẽ rất cao. Đối với những hợp đồng có giá trị lớn thì họ sẽ được hưởng chiết khấu trên số tiền hợp đồng.
Thông thường, mức lương cơ bản của nhân viên tín dụng ngân hàng chỉ khoảng 7 – 8 triệu đồng. Song, nếu cộng thêm phần trăm hoa hồng thì sẽ dao động từ 20 đến 40 triệu đồng/ tháng, tuỳ vào khả năng chốt đơn đối với khách hàng tín dụng.
Nhân viên tín dụng cũng là một trong những vị trí đòi hỏi khá cao về các kĩ năng và môi trường làm việc cũng rất áp lực. Tuy nhiên, nếu có khả năng giao tiếp và tạo quan hệ tốt thì đây lại trở thành bước đệm cho họ phát triển bản thân hơn nữa trong tương lai.