Gạch đặc cốt liệu là gì? Những điều cần biết về gạch đặc cốt liệu
BÀI LIÊN QUAN
Có nên xây nhà bằng gạch đặc?Gạch đặc tuynel và những điều bạn chưa biếtGạch đặc nung là gì? Tìm hiểu về các loại gạch đặc nungGạch đặc cốt liệu là gì?
Gạch đặc cốt liệu còn có tên gọi khác là gạch bê tông hay gạch block. Được biết đến là loại gạch không nung, được làm từ các thành phần hỗn hợp bê tông cứng. Gồm có xi măng và các cốt liệu là cát, xỉ lò cao, mạt đá, tro xỉ nhiệt điện.
Cùng một số phụ gia khoáng và nước. Gạch đặc cốt liệu thường có hình dạng hình hộp chữ nhật, là một khối đặc. Gạch đặc cốt liệu được chế tạo kích thước tiêu chuẩn 220 x 110 x 60 mm.
Gạch đặc cốt liệu là gạch không nung thân thiện môi trường, nguyên liệu chính gồm xi măng, cát, mạc đá, tro bay. Với nhiều chủng loại, kích thước khác nhau, sản phẩm gạch không nung đang dần thay thế gạch đất sét nung theo xu hướng Thế giới, được Nhà nước khuyến khích sản xuất và được sử dụng trong các công trình.
Ưu điểm sản phẩm
+ Kích thước gạch chuẩn, phẳng, ít bị cong vênh, giúp giảm chiều dày mạch hồ, tiết kiệm vữa xây đáng kể tăng tốc độ thi công công trình.
+ Gạch Bê tông được sản xuất từ các vật liệu vô cơ, thân thiện với môi trường và có cường độ chịu lực cao hơn các loại gạch đất sét nung.
+ Có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống thấm tốt và chống sốc nhiệt do thời tiết mưa, nắng thất thường. Thích hợp sử dụng ở nhiều vùng miền…
+ Độ xốp của gạch cao tăng cường khả năng dính kết hồ xi măng hạn chế vữa xây dư và rơi vãi. Cường độ chịu nén, ép, uốn cao giúp đảm bảo cho các công trình có một khung xương vững chắc theo thời gian
+ Thi công nhanh, tiết kiệm chi phí nhân công cũng như thời gian hoàn thiện công trình.
+ Thi công đường điện nước dễ dàng, thuận tiện.
+ Giá thành rẻ hơn gạch đất sét nung.
Ứng dụng của gạch đặc cốt liệu
Với nhiều chủng loại, đa dạng mẫu mã, gạch đặc cốt liệu thích hợp cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau của các công trình:
+ Xây tường bao che nhà ở, tường ngăn phòng, tường rào, tường âm (móng),...
+ Xay bể phốt, bể nước, mương nước,…
+ Xây trang trí,...
Các đặc điểm chung của của gạch xi măng cốt liệu
Gạch đặc cốt liệu nói riêng và các loại gạch xi măng cốt liệu nói chung có các đặc điểm sau:
Độ ngậm nước và khả năng chống thấm nước:
Độ ngậm nước của gạch cốt liệu rất thấp, đạt dưới 8%.
Khả năng chống thấm nước của gạch xi măng cốt liệu được phân tích cụ thể như sau:
+ Đá mạt hoàn toàn không ngấm nước nhưng nếu như hạt đá có kích cỡ lớn, ít bột, ít xi măng liên kết, sản xuất bằng công nghệ thấp thì cốt liệu viên gạch có thể có nhiều lỗ rỗng thông với nhau. Khi đó gạch sẽ thấm nước nhanh và ngấm nhiều nước.
+ Ngược lại, nếu vật liệu đầu vào đã được lựa chọn kỹ, sản xuất bằng công nghệ cao thì có thể tạo ra độ kín và khít của cốt liệu. Khi sản xuất bằng công nghệ cao, cốt liệu sẽ được rung ép tốt, sẽ tạo ra độ kín, khít và không có lỗ thông nhau, viên gạch sẽ đạt độ chống thấm tốt.
+ Khả năng chống thấm là tiêu chí căn bản để phân biệt Gạch xi măng cốt liệu với gạch Bi và gạch Papanh.
* Lưu ý: Gạch có khả năng chống thấm tốt sẽ đảm bảo được cường độ, độ bền tường xây và hạn chế tối đa khả năng nấm mốc, bong sơn, nứt dăm hay bục lớp vữa trát…
Tỷ trọng của gạch cốt liệu:
Do có cốt liệu chính là mạt đá nên gạch xi măng cốt liệu có tỷ trọng ĐẶC khoảng 2.050kg/m3.
Công nghệ sản xuất hiện đại đã cho ra thị trường những loại gạch xi măng cốt liệu có lỗ rỗng lớn, thành vách mỏng. Tỷ lệ rỗng của gạch xi măng cốt liệu có thể đạt từ 35% đến 50% tùy từng mẫu gạch nên gạch xi măng cốt liệu lỗ rỗng có tỷ trọng đạt chỉ từ 1.050kg/m3 - 1.365kg/m3. Tỷ trọng của gạch xi măng cốt liệu hoàn toàn phù hợp với nhiều công trình xây dựng, kể cả nhà cao tầng:
+ Kết cấu kiến trúc của các tòa nhà luôn phải tính đến tải trọng tĩnh, hoạt tải và tải trọng động. Tải trọng tĩnh là yếu tố có liên quan đến trọng lượng bản thân của toàn bộ kết cấu. Hoạt tải là yếu tố liên quan đến người, xe, thang máy và đồ đạc di chuyển trong tòa nhà… Tải trọng động là khả năng chịu mưa, gió, bão hay động đất…
+ Tòa nhà càng cao thì yếu tố tải trọng động sẽ càng lớn. Khi kết cấu của tòa nhà cao tầng đảm bảo được tải trọng động thì tỷ trọng của gạch sẽ không còn là vấn đề phải lưu tâm.
Vữa để dùng cho gạch xi măng cốt liệu:
Cốt liệu chính của gạch xi măng cốt liệu là mạt đá và xi măng. Cốt liệu chính của vữa xây trát thông dụng lại là cát và xi măng. Do đó, gạch xi măng cốt liệu hoàn toàn sử dụng vữa xây trát thông thường và có độ kết dính của lớp vữa với gạch là rất bền vững.
Gạch xi măng cốt liệu có kích thước lớn, đồng đều và bề mặt phẳng nên rất tiết kiệm vữa xây trát.
Cường độ chịu lực của gạch xi măng cốt liệu cũng rất cao nên không gặp rủi ro với bất kỳ loại vữa nào: Nguyên lý căn bản là mác gạch cần phải lớn hơn mác vữa thì bức tường xây mới an toàn. Nếu như gạch yếu, vữa khỏe thì khi thời tiết thay đổi (độ ẩm và nhiệt độ thay đổi), độ co khô của vữa lớn có thể gây một số hậu quả như bong tách lớp vữa, nứt tường...
Phân biệt: Gạch xi măng cốt liệu, gạch Bi và gạch Papanh
Giống nhau:
+ Vật liệu đầu vào của các loại gạch này giống nhau ngoại trừ gạch Papanh có thể dùng Vôi thay cho xi măng.
+ Nguyên lý sản xuất là: phối trộn, tạo hình và dưỡng hộ tự nhiên.
Khác nhau:
+ Về nguyên liệu chính: Mạt đá của gạch xi măng cốt liệu được chọn kỹ hơn gạch papanh. Cụ thể gạch xi măng cốt liệu đòi hỏi mạt đá cần phải sạch (không lẫn đất), hạt nhỏ và mịn và nhiều bột (Hạt < 5 mm, tỷ lệ bột > 35%). Ngoài ra, gạch xi măng cốt liệu phải dùng xi măng PC để liên kết và hoàn toàn không dùng Vôi.
+ Công nghệ sản xuất: Dây chuyền sản xuất hiện đại của gạch xi măng cốt liệu cho năng suất cao, tạo sản phẩm chất lượng cao, đồng đều, ổn định.
+ Chất lượng: Gạch xi măng cốt liệu có cường độ chịu nén cao, chống thấm tốt và có mức độ đồng đều lớn hơn hẳn các loại gạch khác.
+ Mẫu mã, chủng loại sản phẩm: Gạch xi măng cốt liệu đa dạng về mẫu mã. Công nghệ sản xuất gạch xi măng cốt liệu có thể tạo ra các sản phẩm có kích thước lớn, độ rỗng cao, thành vách mỏng và tỷ trọng thấp.
+ Khả năng chống thấm: Gạch xi măng cốt liệu có thể đạt độ chống thấm tốt nhất, giúp tường xây bằng gạch xi măng cốt liệu được bền vững, an toàn và không rêu mốc… Đây chính là điểm khác nhau cơ bản.
Vì sao nên sử dụng gạch không nung trong các công trình xây dựng
Đây là một trong các lý do khiến các chuyên gia trong ngành xây dựng hiện nay khuyên chúng ta nên sử dụng gạch không nung (hay gạch block), đó là vì loại vật liệu này mang lại cho chúng ta khả năng cách âm tốt. Đây là các ưu điểm rõ ràng mà gạch truyền thống không thể có được.
Khi chúng liên kết với nhau, các viên gạch có khả năng tiêu âm một cách tự nhiên nhờ vào cấu trúc bong bóng và cơ chế tiêu âm. Với các tính năng này, dù âm thanh từ bên ngoài dội vào hay âm thanh từ bên trong thoát ra, thì âm thanh mà ta cảm nhận được sẽ rất nhỏ.
Với các ưu điểm này, Gạch không nung cho chúng ta thấy chúng vô cùng thích hợp sử dụng để xây nhà phố, chung cư hay nhà liền kề.
Gạch block là loại gạch có chỉ số dẫn nhiệt cực thấp cho nên loại vật liệu này sẽ cách ly nhiệt độ nóng rất tốt vào mùa hè và giảm thoát nhiệt vào mùa đông, Năng lượng cho điều hòa hay máy sưởi cũng được tiết kiệm hiệu quả cao.
Ngoài ra, tường xây bằng gạch không nung có thể chịu nhiệt độ lên đến 1.200 độ C trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra và khi bị phun nước lạnh đột ngột để chữa cháy, những kết cấu gạch sẽ không bị thay đổi, đảm bảo an toàn cho con người cũng như tài sản của khi xảy ra cháy trong vòng 4 giờ. Gạch không nung được làm từ xi măng cốt liệu nên nó có độ bền rất cao.
Khi nói về ưu điểm của gạch không nung không thể không nhắc đến một ưu điểm vô cùng thuyết phục, đó chính là độ đồng đều của chúng, độ bền cao do được làm từ đá bụi, xi măng và những chất phụ gia cần thiết qua quá trình xử lý.
Máy tạo hình trên máy thủy lực và đóng rắn cho đến khi chúng có độ cứng tương ứng với cốt liệu. Vì vậy bên cạnh khả năng chịu lực lớn thì gạch block còn có độ bền rất cao.
Lời kết
Việc sản xuất gạch đặc cốt liệu hoàn toàn không quá phụ thuộc điều kiện thời tiết, cho nên khả năng cung ứng và mức độ ổn định giá lớn hơn nhiều so với gạch đất sét nung.
Với những ưu thế vượt trội, gạch đặc cốt liệu được đánh giá là sản phẩm thay thế hoàn hảo cho gạch đất sét nung, mang đến sự bền vững cho các công trình và các lợi ích tổng hòa khác cho xã hội.