meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Gạch đặc nung là gì? Tìm hiểu về các loại gạch đặc nung

Thứ ba, 07/06/2022-15:06
Gạch đặc nung là loại vật liệu có từ lâu đời, là vật liệu xây dựng cao cấp, sử dụng rộng rãi cho nhiều công trình khác nhau, ngay cả những nơi có kết cấu đặc biệt. Gạch có khả năng chịu lực lớn, tải trọng cao, hiệu quả cách âm và chống nóng tốt. Vậy gạch đặc có những loại gạch đặc nung nào? 

Gạch đặc nung là gì?


Gạch đặc nung là gì?
Gạch đặc nung là gì?

Gạch đặc nung là loại gạch đất sét nung không lỗ, thuộc loại gạch xây cao cấp. Gạch dạng khuôn đặc có màu đỏ hoặc đỏ sẫm.

Vì chúng luôn ở dạng trạng thái đặc nên sẽ được sử dụng nhiều trong xây tường chịu lực, xây móng, lát nền chịu tải,...

1 viên gạch đặc nung nặng bao nhiêu kg?

Trọng lượng của viên gạch miền Bắc khoảng 2.1 kg – 3.51 kg.

Trọng lượng của viên gạch miền Nam khoảng 1.5 kg – 2.1 kg.

Ưu điểm của gạch đặc nung

+ Gạch đặc nung được ứng dụng rộng rãi trong đời sống

+ Gạch đặc nung sở hữu có chỉ số về độ bền cao

+ Quá trình vận chuyển dễ dàng

+ Độ chịu lực cao

+ Khả năng chống thấm tốt

+ Khả năng hút ẩm từ 14%-18%.

Nhược điểm của gạch đặc nung

Gạch đặc nung thường nặng và so với gạch lỗ thường có chi phí đắt hơn.

Quá trình sản xuất gạch đặc nung thường sử dụng nhiên liệu để đốt lò, quá trình này sẽ sản sinh ra nhiều khí độc hại gây ô nhiễm môi trường,..

Ứng dụng của gạch đặc xây dựng


Gạch đặc nung xây những mảng tường không tô tạo không gian cổ điển
Gạch đặc nung xây những mảng tường không tô tạo không gian cổ điển

Loại vật liệu này được ứng dụng để thi công tường, tham gia chịu lực và chống thấm. Do vậy gạch được sử dụng cho các kết cấu móng gạch, móng tường, xây tường nhà, tường rào, tường vách ngăn, lanh tô cửa, xây bể nước, nhà vệ sinh…

Ngoài ra gạch còn được sử dụng để xây trang trí không tô, phù hợp xây dựng nhà ở, biệt thự, chung cư, văn phòng, trụ, cột, v.v…

Tiêu chuẩn của gạch đặc

Theo TCVN 1451:1998 quy định tiêu chuẩn gạch đặc đất sét nung, gồm có: kích thước, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử.

Kích thước – phân loại – ký hiệu của gạch đặc nung

Kích thước gạch đặc nung

Kích thước tính bằng mm

Tên kiểu gạch Dài Rộng Dày
Gạch đặc 60

220

105 60
Gạch đặc 45 190 90 45

Chú thích: Có thể sản xuất kiểu gạch đặc có kích thước khác bảng trên nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn.

Theo độ bền cơ học

Các mác của gạch đặc nung: M50, M75, M100, M125, M150, M200.

Ký hiệu quy ước cho gạch đặc nung được ghi theo thứ tự:

Tên kiểu gạch – mác gạch – số hiệu của tiêu chuẩn này.

Ví dụ: Gạch đặc dày 60mm, mác 200 có ký hiệu là:

Gạch đặc 60- M200 – TCVN 1451:1998.

Các loại gạch đặc nung xây dựng


Các loại gạch đặc nung xây dựng
Các loại gạch đặc nung xây dựng

Tùy từng vùng miền mà tên gọi, kích thước, và các thông số của gạch đặc cũng sẽ khác nhau:

Các loại gạch miền Bắc: gạch đặc A1, A2, B

Các loại gạch miền Nam: gạch thẻ đặc V1, V2, V3

Kích thước các loại gạch đặc Miền Bắc

Theo tiêu chuẩn: TCVN1451-1998 quy định về gạch đặc nung thì gạch đặc A1, A2, B được sản xuất theo các thông số sau:

GẠCH ĐẶC A1

Thông số

Giá trị

Kích thước 205 x 95 x 55 (mm)
Biên độ: ± 3 mm
Độ rỗng: 0%
Cường độ chịu nén: ≥ 7.5 N/mm2
Độ hút nước: <= 10%
Định mức 1m² xây tường 100: 70 viên
Định mức1m² xây tường 200: 140 viên
Trọng lượng: 2.1 kg/viên

GẠCH ĐẶC 105

Thông số

Giá trị

Kích thước

 220 x 105 x 65 (mm)

Biên độ: ± 3 mm
Độ rỗng: 0%
Cường độ chịu nén: ≥ 7.5 N/mm2
Độ hút nước: <= 10%
Định mức 1m² xây tường 100: 60 viên
Định mức1m² xây tường 200: 120 viên
Trọng lượng: 2.3 kg/viên

GẠCH ĐẶC 150

Thông số

Giá trị

Kích thước

 2100 x 150 x 55 (mm)

Biên độ: ± 3 mm
Độ rỗng: 0%
Cường độ chịu nén: ≥ 7.5 N/mm2
Độ hút nước: <= 10%
Định mức 1m² xây tường 100: 60 viên
Định mức1m² xây tường 200: 120 viên
Trọng lượng: 3.51 kg/viên

Kích thước các loại gạch đặc Miền Nam

Theo tiêu chuẩn: TCVN1451-1998 quy định về gạch đặc nung thì gạch thẻ đặc V1, V2,V3  được sản xuất theo thông số sau:

GẠCH THẺ ĐẶC V1

Thông số

Giá trị

Kích thước

 190 x 85 x 50 (mm)

Biên độ: ± 3 mm
Độ rỗng: 0.5%
Cường độ chịu nén: ≥ 79 N/mm2
Độ hút nước: <= 10%
Trọng lượng: 1.5 kg/viên

GẠCH THẺ ĐẶC V2

Trọng lượng: 2.3 kg/viên

Thông số

Giá trị

Kích thước

 170 x 85 x 50 (mm)

Biên độ: ± 3 mm
Độ rỗng: 0%
Cường độ chịu nén: ≥ 79 N/mm2
Độ hút nước: <= 8%
Trọng lượng: 1.35 kg/viên

GẠCH THẺ ĐẶC V3

Thông số

Giá trị

Kích thước

 195 x 90 x 55 (mm)

Biên độ: ± 3 mm
Độ rỗng: 0.5%
Cường độ chịu nén: ≥ 79 N/mm2
Độ hút nước: <= 10%
Trọng lượng: 3.51 kg/viên
Trọng lượng: 1.8 kg/viên

Nên chọn gạch đặc hay gạch lỗ để xây tường?


Nên xây tường bằng gạch đặc hay gạch lỗ
Nên xây tường bằng gạch đặc hay gạch lỗ

Xây nhà là một quá trình phức tạp đòi hỏi bạn phải luôn đưa ra cân nhắc trước các quyết định khó khăn. Từng giai đoạn một, bạn phải lựa chọn xem mình sẽ sử dụng nguyên liệu gì? Thương hiệu nào? Giá bao nhiêu? Số lượng như thế nào? Bao gồm có cả các quyết định liên quan đến việc xây tường.

Và ở hạng mục này, câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn thường được đặt ra là “Nên xây tường bằng gạch đặc hay gạch lỗ". 

Mỗi loại gạch đều sẽ có những ưu và nhược điểm, thật khó khăn để bạn có thể đưa ra cho mình những lựa chọn phù hợp phải không nào. Tuy nhiên, câu trả lời sẽ nằm ở cách mà bạn dùng chúng đúng công năng của chúng. Khó nói được loại gạch nào tốt hơn loại gạch nào.

Vậy thì tại sao chúng ta không tìm kiếm cho chúng những giới hạn về xây tường để từ đó có thể giúp cho bạn dễ dàng hơn trong việc tính toán và thống kê ngân sách chi phí xây tường. 

Đối với gạch lỗ, chúng ta có thể xây dựng chúng với mục đích tạo những bức tường ngăn vách với chức năng vách ngăn đơn thuần. Với những bức tường như thế, chúng ta thường không cần phải chịu lực và tải trọng cũng như có những gia công quá nhiều, chủ yếu chỉ dùng để cắt khoảng không gian. 

Cùng với đó, chúng được xây dựng bên trong căn nhà và tất nhiên sẽ không phải chịu tác động trực tiếp bởi môi trường. Đặc biệt là nước, tránh được tình trạng thấm nước xảy ra. Ngoài ra, gạch lỗ còn có thể sử dụng xây những tầng trên cao vì để tránh làm yếu móng nền. 

Đối với gạch đặc, chúng ta có thể sử dụng chúng để tạo nên những bức tường bao quanh có kết cấu vững chắc và khả năng chống ẩm cao. Với những khu vực tường cần phải lắp ráp, cần gia công, tác động cơ học mạnh, đây là sự lựa chọn không thể phù hợp hơn. 

Với những bức tường được xây dựng bởi loại gạch này, bạn sẽ không phải lo lắng căn nhà của mình sẽ xuất hiện các vết ố vàng hay thấm nước theo thời gian bởi ưu điểm chống thấm của gạch rất tốt.

Cách chọn gạch xây tường cho nhà ở


Lưu ý khi lựa chọn gạch đặc nung
Lưu ý khi lựa chọn gạch đặc nung

Hiện nay có rất nhiều loại gạch dùng để xây tường, tuy nhiên phổ biến nhất có lẽ là các loại gạch làm từ đất nung như gạch chỉ có lỗ, gạch đặc không lỗ, gạch thông tâm, v.v…. Trong những năm gần đây gạch không nung trở thành loại gạch “hot hit” được sử dụng nhiều cho các công trình xây dựng.

Tiêu biểu là các công trình đê đập, tường rào, các công trình hạ tầng hay cầu đường… Gạch không nung cũng sở hữu nhiều loại bao gồm gạch xỉ, gạch nhẹ chưng áp và gạch bê tông. Mỗi loại gạch cũng sẽ được lựa chọn dựa theo nhu cầu và mục đích sử dụng của công trình.

Nếu chịu quan sát, bạn sẽ thấy đối với gạch đất nung, các lô gạch khác nhau sẽ có những màu sắc chênh lệch nhau. Vậy màu đỏ, màu cam hay đỏ sẫm mới là màu gạch tốt nhất? Thực tế, màu đỏ cam là màu gạch cho thấy sự nung chuẩn xác nhất, trong khi đó, gạch màu đỏ cho thấy gạch bị quá lửa còn gạch màu cam nhợt cho thấy gạch chưa đủ độ chín… 

Ngoài ra, khi chọn gạch, bạn nên thực nghiệm độ chắc chắn, mới cũ của gạch bằng cách đập bể một viên gạch. Nếu viên gạch khi đập bể có tiếng trầm, ấm, bột sét rỉ xuống dưới đất và cách cạnh mủn thì hãy loại bỏ ngay bởi đó là gạch kém chất lượng.

Ngược lại, bạn nên chọn những mẫu gạch có âm thanh vang, trong, các cạnh sau khi bể sắc bén, ít mủn sét rơi dưới đất… Đây là loại gạch chắc chắn, có chất lượng tốt giúp công trình của bạn kiên cố và vững chãi hơn.

Khi chọn mua gạch bạn nên kiểm nghiệm chất lượng gạch và mua ở những đơn vị uy tín để đảm bảo tuổi thọ cho công trình của mình.

Gạch cần được tưới đủ nước trước khi xây. Nếu gạch khô cần phải tưới nước để đảm bảo gạch không hút nước của vữa, tạo liên kết tốt khi xây.

Lời kết

Bài viết đã cung cấp các thông tin về các loại gạch đặc nung và cũng như cách lựa chọn gạch trong xây dựng, hy vọng đã đem lại những kiến thức hữu ích cho ban.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

Biệt thự hiện đại 3 tầng phủ lam gỗ lấy ý tưởng từ lũy tre làng

Ngắm toàn bộ không gian Dinh thự Hoàng A Tưởng trước khi thay màu áo mới

Chia tay Đà Lạt mộng mơ, đôi vợ chồng trẻ tìm chốn bình yên trong ngôi nhà nhỏ bên đồi

Quảng Ninh: Ngôi nhà gạch đỏ sở hữu khoảng sân vườn, mặt nước đan xen đón ánh sáng

Thiết kế không gian mở dành cho gia đình 3 thế hệ có chế độ sinh hoạt khác biệt

Khám phá dinh thự cổ Huỳnh Kỳ Trà Vinh đẹp nhất miền Tây Nam Bộ

Ngôi nhà sở hữu không gian kín đáo, ấm áp khác biệt với mặt tiền "hớ hênh"

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

9 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

9 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

9 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

9 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

9 giờ trước