Những chiến lược phân phối sản phẩm phổ biến và hiệu quả nhất mà bạn nên biết
BÀI LIÊN QUAN
Voucher là gì? Hiệu quả sử dụng Voucher trong các chiến lược MarketingSell out là gì? Những chiến lược hỗ trợ thúc đẩy sell out hiệu quảChiến lược marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược marketing đỉnh caoTổng quan về chiến lược phân phối sản phẩm
Bạn hiểu được gì về chiến lược phân phối một sản phẩm
Chiến lược phân phối sản phẩm chính là một quá trình mà một công ty, doanh nghiệp đưa ra những kế hoạch, sử dụng những kênh khác nhau nhằm tiêu thụ được hàng hóa, sản phẩm cũng như dịch vụ, tới đúng tay khách hàng.
Khi một công ty, doanh nghiệp thực hiện những phương pháp phân phối hiệu quả thì doanh nghiệp đó sẽ tăng cao hơn doanh thu, giữ được lòng tin, sự trung thành của người tiêu dùng. Một doanh nghiệp có thể sử dụng được nhiều những chiến lược phân phối thích hợp để phù hợp với những người tiêu dùng trong từng khu vực khác nhau.
Những lợi ích của chiến lược phân phối sản phẩm
Bán sản phẩm
Phân phối sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp mở rộng được mô hình kinh doanh, đưa những hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm tới tay của người tiêu dùng một nhiều hơn, thuận tiện hơn. Đặc biệt việc hợp tác với những đại lý phân phối sản phẩm là việc mà những doanh nghiệp không nên bỏ qua được.
Phân phối sản phẩm vật lý
Bạn hãy hiểu đơn giản rằng những sản phẩm vật lý là những kiện hàng có khối lượng lớn cần phải thực hiện gia công hoặc cần chia nhỏ ra để bán ở trong thị trường nội địa. Ví dụ như một chiếc điều hòa Panasonic của Nhật Bản để có thể xuất hiện và tiêu thụ được trên thị trường Việt Nam thì cần có sự hỗ trợ cộng thêm những giá trị gia tăng của sản phẩm từ những đại lý phân phối điện lạnh, điều hòa như Điện Máy Xanh, Nguyễn Kim,... Mục đích của việc này là giảm thiểu được những chi phí về vận chuyển tới tay người tiêu dùng và có thể hỗ trợ thêm những dịch vụ như gia công, lắp đặt, bảo hành.
Tổng hợp những chiến lược phân phối sản phẩm phổ biến ngày nay
Hiện có rất nhiều những chiến lược phân phối sản phẩm mà một công ty, doanh nghiệp có thể phân phối ra thị trường. Dưới đây là những chiến lược được đánh giá cao hiện nay vì tính hiệu quả, bạn có thể kết hợp việc sử dụng những DMS - Quản lý hệ thống kênh phân phối nhằm đạt được những hiệu quả cao nhất.
Phân phối đại trà
Phân phối đại trà là cách thức mà nhiều doanh nghiệp cũng như nhà phân phối sản phẩm, hàng hóa tới những đại lý, nhà phân phối trung gian nhiều nhất có thể. Phân phối đại trà được áp dụng cho những mặt hàng tiêu dùng phổ biến hiện nay như thực phẩm, nhu yếu phẩm như rau xanh, đồ tươi sống, đồ gia dụng, nước ngọt, bánh kẹo.
Phân phối trực tiếp
Chiến lược phân phối sản phẩm trực tiếp là chiến lược mà nhà sản xuất trực tiếp bán ra và tới được tay của người tiêu dùng trực tiếp. Có rất nhiều cách thức để thực hiện được những phương pháp phân phối này, nhiều nhà cung cấp đã lựa chọn những cách tiếp cận cung cấp hiện đại bằng cách sử dụng những trang web, sàn thương mại điện tử nơi mà người dùng có thể mua hàng bằng hình thức trực tuyến.
Một phương thức khác mà doanh nghiệp có thể sử dụng là đặt hàng qua điện thoại hoặc ca-ta-lốc. Với cách làm này thì doanh nghiệp có thể nhắm được mục tiêu tới những vị khách trong những ngành cụ thể khác nhau hoặc những người lớn tuổi hơn cũng sẽ thích hợp với phương thức này.
Doanh nghiệp cũng cần xem xét kỹ lưỡng hơn việc thực hiện những kênh phân phối trực tiếp vì yếu tố quan trọng đó chính là đủ số tiền để có thể đầu tư. Ví dụ như những nhà sản xuất thêm những phương tiện, kho hàng và những nhân lực để giao hàng vào những danh mục đầu tư để phân phối sản phẩm, hàng hóa hiệu quả.
Phân phối hàng hóa gián tiếp
Doanh nghiệp sử dụng cách thức phân phối gián tiếp cần phải dựa vào những bên trung gian để có thể đưa được những sản phẩm tới tay của người tiêu dùng. Những chiến lược phân phối gián tiếp còn liên quan tới những trung gian về hỗ trợ hậu cần cũng như bố trí những sản phẩm phù hợp, thích hợp để những khách hàng có thể tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng, ngoài ra thì doanh nghiệp cần phải dựa vào những thói quen và sở thích của khách hàng, người tiêu dùng để có những phương án tiếp cận tối ưu nhất.
Phân phối sản phẩm chuyên sâu
Khi sử dụng chiến lược để phân phối sản phẩm này thì những doanh nghiệp, công ty, thương hiệu sẽ cần đưa vào những đại lý, điểm bán lẻ và cố gắng phủ được nhiều nhất có thể sản phẩm trên thị trường. Ví dụ như cửa hàng tiện ích, đại lý bán lẻ, trạm xăng, máy bán hàng tự động và những sản phẩm tiêu dùng bền cũng như sử dụng được trong thời gian dài.
Phân phối sản phẩm độc quyền
Khi một sản phẩm, hàng hóa, mặt hàng của doanh nghiệp hoặc một công ty đã làm nên tên tuổi và thương hiệu thì bạn có thể chọn phân phối sản phẩm đó một cách thuận lợi và dễ dàng hơn nhiều. Ví dụ như nhà bán lẻ Zara có khoảng 5 cửa hàng trong thành phố vậy thì một thương hiệu lớn như Dior sẽ phải có bao nhiêu cửa hàng? Có thể sẽ là ở một khu vực phân phối độc quyền trong 6 tới 7 thành phố khác nhau, tùy thuộc theo những sản phẩm của công ty, doanh nghiệp đó cũng như chiến lược phân phối độc quyền khác nhau. Một doanh nghiệp có thể sẽ có nhiều dòng sản phẩm không giống nhau cũng như mỗi dòng se có thể sử dụng một chiến lược riêng biệt.
Phân phối có chọn lọc
Phân phối có chọn lọc chính là cách mà doanh nghiệp lựa chọn cho những nhà phân phối có tiềm năng bán hàng, có khả năng tiếp cận được nhiều khách hàng nhất. Thông thường, cách thức này được sử dụng cho những doanh nghiệp ổn định hoặc những doanh nghiệp mới được thành lập hoặc đang tìm kiếm những đại lý trung gian bằng việc áp dụng sự phân phối sản phẩm có chọn lọc.
Hình thức phân phối này thông thường sẽ phổ biến ở những trung tâm thương mại hoặc trên đường phố hơn. Những thương hiệu được những nhà sản xuất thương hiệu cân nhắc kỹ lưỡng cân nhắc kỹ trước khi đặt cửa hàng như Converse, Nike, Adidas, Vans.
Cách lựa chọn một chiến lược phân phối thích hợp
Trước khi phát triển chiến lược phân phối sản phẩm bất kỳ thì bạn cần phải xác định cũng như nghiên cứu những chiến lược của sản phẩm cũng như tìm kiếm ra được cách làm phù hợp nhất cho những sản phẩm của mình. Bạn còn có thể thực hiện việc phân phối qua trung gian hoặc phân phối sản phẩm một cách trực tiếp tới được tay của người tiêu dùng, và bạn cần phải xác định được những cách thức dưới đây.
Phân tích khách hàng
Phân tích những đối tượng khách hàng phải được nhắm tới thì bạn mới có thể xác định được đúng chiến lược thích hợp. Bạn cần xác định được rõ nhu cầu của khách hàng, người tiêu dùng, cách mà họ truy cập cũng như tìm kiếm sản phẩm của mình.
Chỉ như vậy thì bạn mới có thể chọn được những chiến lược mà bạn mong muốn theo đuổi cho chiến lược, phương thức của mình. Một doanh nghiệp của bạn cũng cần phải phân tích những đối tượng khách hàng liên tục, thử nghiệm những chiến lược mới và đúc kết ra được kinh nghiệm.
Đánh giá, thích ứng
Đánh giá được hiệu suất của những cách làm là cần thiết, giúp bạn cải thiện được chiến lược của mình. Giờ đây, nhiều doanh nghiệp đánh giá chiến lược bằng cách sử dụng mô hình lợi nhuận về chiến lược, xem xét những phương pháp trung gian hợp lý trong việc phân phối sản phẩm, kiểm tra những chỉ số quan trọng số liệu tài chính.
Nhằm giữ được mối quan hệ giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp thì bạn nên tiến hành khảo sát định kỳ nhằm có được sự hài lòng của đối tác và khách hàng. Sau khi khảo sát cũng như tập hợp lại thì bạn sẽ có được cái nhìn tổng quát về chiến lược hiệu quả.
Yếu tố để xây dựng một chiến lược phân phối sản phẩm hiệu quả
Tài sản thương hiệu
Tài sản của một thương hiệu, doanh nghiệp được hình thành và tạo dựng nên từ hai thành phần quan trọng là trải nghiệm những dịch vụ, sản phẩm và nhận thức được những thương hiệu. Những tài sản thương hiệu chính là cách thức mà một doanh nghiệp, công ty, thương hiệu tạo dựng nên được để người tiêu dùng, khách hàng nhận thức đc thương hiệu.
Khi doanh nghiệp nhìn nhận đúng những tài sản thương hiệu của mình cũng như sở hữu được tài sản thương hiệu cao sẽ có thể sử dụng những chiến lược phân phối, chiến thuật khác nhau.
Khi mà những tài sản thương hiệu lớn mạnh hơn thì hẵng cân nhắc sử dụng những phương pháp nhượng quyền hoặc áp đạt những chỉ tiêu về doanh số lên những hệ thống phân phối trong một doanh nghiệp.
Chủng loại của sản phẩm
Về chủng loại của hàng hóa, sản phẩm trong một doanh nghiệp phụ thuộc vào những hành vi phân cấp được những đối tượng trong thị trường. Nếu như những sản phẩm không hề phù hợp với những nhu cầu của khách hàng cũng như xuất hiện tại nơi mà họ không cần dùng tới, sản phẩm hoặc hàng hóa đó sẽ bị ế hàng và khó trong việc tiêu thụ.
Khi xác định được chân dung của người tiêu dùng, bạn sẽ hiểu được rằng họ đang thực hiện bán sản phẩm cho đối tượng nào, nhu cầu và hành vi tiêu dùng của họ ra sao từ đó xác định được rõ kênh phân phối sao cho thích hợp nhất.
Ví dụ như nếu doanh nghiệp muốn thực hiện được chiến lược bán sản phẩm giày cao gót cho một cửa hàng bán đồ leo núi? Hoặc xây dựng chiến lược bán áo mùa đông nhưng lại bán cho những cửa hàng bán đồ bơi? Nếu như bạn không tạo dựng được một chân dung khách hàng rõ nét, chi tiết, phù hợp nhất thì điều này có thể sẽ xảy tới doanh nghiệp của bạn.
Kỹ năng hậu cần
Khả năng hậu cầu như kho hàng, vận chuyển hàng cần những doanh nghiệp chú tâm và đầu tư vào những kho chứa hàng, phương tiện vận chuyển đồ cũng như đội ngũ giao hàng, để có thể xây dựng và sở hữu khả năng hậu cần, doanh nghiệp phải nghiên cứu kĩ lưỡng, xác định rõ hình thức thích hợp và đưa ra chi phí hợp lý trước khi quyết định.
Tổng kết
Hy vọng với bài viết trên đây thì bạn đọc đã biết được rõ những chiến lược phân phối sản phẩm cụ thể giúp cho một doanh nghiệp đạt được hiệu quả ra sao trong kinh doanh, từ đó có thêm những kiến thức cần thiết trong công việc của mình.