Nhịn chi tiêu 17 năm mới mua được nhà ở Hàn Quốc
BÀI LIÊN QUAN
Giá vàng hôm nay 22/3: Vàng trong nước quay đầu tăng trở lại, cao hơn vàng thế giới hơn 15 triệu đồng/lượngNinja Van đầu tư mạnh vào tự động hóa khi thương mại điện tử bùng nổNhà môi giới giải nghệ tâm sự: Giới đầu tư bị "lùa gà" như thế nào khi "cò đất" tạo sốt đất?Theo trang Reuters cho biết rằng trong nhiều thập niên kể từ sau khi kết thúc chiến tranh, người dân Hàn Quốc đã có quan niệm rằng một tấm bằng đại học và một ngôi là cách nhanh nhất để tham gia vào giới trung lưu cũng như được đánh giá là thành công về sự nghiệp. Lý do này đã giải thích vì sao có tới 3/4 số tài sản của những hộ gia đình thường tập trung vào bất động sản.
Nhưng ngày nay, tầng lớp 'ngậm thìa đất' từ khi sinh ra - ám chỉ những người sinh ra trong gia đình không có điều kiện. Kể cả khi họ đã tốt nghiệp đại học, kiếm được công việc ổn định với mức lương khá thì cũng khó có thể mua được một căn hộ ở Seoul.
Nhân viên ngân hàng tại Seoul - Ahn chia sẻ rằng với Korea Times rằng anh đã mua một căn chung cư tại Yongsan với giá chưa tới 900 triệu won, tương đương 772.000 USD cách đây 5 năm khi mới kết hôn. Ahn đã dồn mọi số tiền tiết kiệm và vay mượn thêm ngân hàng cũng như tiền của gia đình để mua nhà.
Hiện nay, giá căn nhà của anh đã tăng lên 2 tỷ won và cặp đôi ngoài 30 tuổi này hiện đang ngồi trên đống tài sản lớn do thị thị trường bất động sản đang dần nóng lên.
Trái ngược lại, chủ một tiệm sửa đồ nhỏ tại Changwon - anh Han , hiện đang phải thuê nhà sống cùng cha mẹ. Gia đình anh chưa bao giờ được sở hữu nổi một căn nhà và tài sản của họ cũng không tăng trưởng là bao trong mấy năm qua.
Giờ khi đã ngoài 40 tuổi, anh Han hy vọng rằng mình có thể kiếm được căn chung cư với khoản tiền tiết kiệm ít ỏi 100 triệu won, nhưng dễ thấy con số ít ỏi này là không đủ để mua nhà tại Seoul.
Giáo sư kinh tế học Kim Jin Bang của Đại học Inha chia sẻ thêm rằng khoảng cách giữa những người có tài sản và tầng lớp nghèo tại Hàn Quốc hiện ngày càng nới rộng ra. Thậm chí khoảng cách giữa những người có tài sản hiện cũng đang cách xa nhau dựa trên số bất động sản mà họ làm chủ.
Trước đây, một người có thể tiết kiệm đủ tiền để mua nhà thì bây giờ điều đó gần như là không thể do chênh lệch về thu nhập.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Hàn Quốc và Ngân hàng KB Kookmin Bank cho thấy mức lương bình quân của người lao động Hàn Quốc hiện vào khoảng 1,49 triệu won trong khi giá trung bình một cặn hộ Seoul hiện ở mức 1,99 tỷ won.
Bất chấp hơn 20 quy định ban hành mới của chính phủ nhằm hạ nhiệt giá bất động sản thì giá nhà Seoul vẫn tăng hơn 50% kể từ 2017 - mức cao nhất thế giới.
Nhịn chi tiêu 17 năm mới đủ mua nhà
Theo báo cáo của KB Bank cho biết tỷ lệ chi phí trên thu nhập bình quân (PIR) tại thủ đô Seoul đã tăng lên mức 17,4% trong năm 2021 cao hơn 13,9% năm trước. Điều này nghĩa là một người bình thường sẽ phải tiết kiệm đến 17,4 năm mà không chi tiêu gì mới đủ mua được nhà tại Seoul.
Trong khi đó, theo ChosunIlbo cho biết nếu vẫn chi tiêu bình thường và để dành một chút tiền thì một người lao động bình thường sẽ phải tiết kiệm tới 62 năm mới mua nổi một căn chung cư.
Theo một báo cáo được đệ trình lên Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia về Kinh tế, Nhân văn và Khoa học Xã hội dưới quyền Thủ tướng, các chuyên gia đã nhận định rằng chính sách điều hành thị trường bất động sản tại Hàn Quốc hiện nay đã thất bại. Cụ thể, chúng làm xói mòn niềm tin trong người dân do giá nhà ngày một cao bất chấp những quy định nhằm bình ổn thị trường.
Theo Korea Times, ngày nay địa vị xã hội của mọi người được đánh giá dựa trên số bất động sản mà họ sở hữu thay vì việc kiếm được bao nhiêu. Trong khi các số liệu chỉ ra rằng giá nhà cao kỷ lục đang khiến người dân ngày càng khó leo lên địa vị xã hội cao hơn.
Một số báo cáo khác của tổ chức tư vấn LAB2050 cho thấy top 2% giàu nhất Hàn Quốc nắm giữ bình quân 3,08 tỷ won giá trị bất động sản, tương đương với 2,63 triệu USD.
Khoảng 80% số người giàu này sống ở trung tâm của các thành phố lớn như Seoul trong khi những hộ gia đình thuộc 30% tầng lớp nghèo nhất lại chẳng có chút bất động sản nào.
Trên thực tế, Hàn Quốc hiện đã phải trải qua nhiều đợt tăng giá nhà nhưng chưa có lần nào nghiêm trọng như hiện nay bởi người dân cảm thấy họ không có cơ hội vươn lên nữa. Giới trẻ Hàn ngày nay khá bi quan theo khảo sát của Viện Seoul Institute cho thấy 24,8 số người trẻ trong độ tuổi 20 - 39 là có quan điểm tích cực về tương lai nếu tiếp tục cố gắng.