Nhiều quốc gia rơi vào vòng xoáy giá cả - tiền lương
Vòng luẩn quẩn giữa tiền lương và giá cả
Dù giá xăng dầu đã giảm cho thấy lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt, nhưng Fed và các ngân hàng trung ương khác vẫn băn khoăn về giá nhân công. Nhiều nhà hoạch định chính sách tỏ ra lo ngại về một vòng xoáy giá cả và tiền lương xảy ra khi mức lương tăng cao có thể khiến doanh nghiệp đẩy mạnh tăng giá sản phẩm để bù lại chi phí.
Tại Anh, Thống đốc ngân hàng trung ương Andrew Bailey đã kêu gọi người lao động dừng yêu cầu tăng lượng để có thể hạ nhiệt lạm phát. Điều này đã khiến liên đoàn lao động tỏ ra bất mãn. Hiện mức lương của Anh đang tăng 5,5% một năm.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia kinh tế, mối quan tâm này không cần thiết. Họ cho rằng giá đắt đỏ khiến lương cao hơn và lúc đó người lao động cũng chi tiêu nhiều hơn. Do vậy, việc tăng lương không gây trở ngại đối với việc kiềm chế lạm phát.
“Tôi e rằng một số quan chức chưa đánh giá điểm này đầy đủ. Tiền lương và lạm phát có xu hướng đi đôi, tuy nhiên điều này có thể đa phần do tiền lương phản ứng với lạm phát đã có, mà không phải khiến lạm phát tăng”, theo Stefan Gerlach, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng EFG ở Zurich.
Phần lớn tổng chi phí của các công ty tại Mỹ và châu Âu là chi phí nhân công. Như vậy, theo thời gian, lương tăng sẽ khiến tăng giá cả, và hiệu suất làm việc cũng tăng lên. Nếu không như vậy, người lao động sẽ hưởng lợi nhiều hơn so với những gì mà doanh nghiệp chi.
Trong tháng 8, lương theo giờ của công nhân khu vực tư nhân tại Mỹ đã tăng 5,2% so với cùng kỳ. Con số tại châu Âu là tăng 4% trong 3 tháng tính đến tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái. Ngân hàng Trung ương châu Âu vào tháng này cũng đã thông báo tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm.
Tuần trước, nhà kinh tế trưởng Philip Lane của ECB đã đưa ra cảnh báo rằng tiền lương tăng sẽ góp phần khiến lạm phát tăng. Dẫu vậy, hàng loạt nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều thập kỷ qua ghi nhận chi phí lao động tăng không tác động đến giá cả.
Giá cả có tăng lên nếu tiền lương tăng?
Vào năm 2017, các nhà kinh tế của Fed tìm thấy rất ít minh chứng cho thấy lạm phát giá cả bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự thay đổi trong chi phí lao động. Năm 2020, các nhà kinh tế tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York phát hiện ra rằng đa số các doanh nghiệp sản xuất của Mỹ đã dừng tăng giá để thực hiện tăng lương.
So với giai đoạn trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, tỷ lệ ảnh hưởng của việc tăng lương đến chỉ số lạm phát cơ bản tại châu Âu đã giảm ⅓. Nghiên cứu cho biết sự thay đổi này chỉ ra sức mạnh thị trường và thương mại quốc tế ngày càng đi lên của các doanh nghiệp tính từ đầu thế kỷ.
Về cơ bản, trong khi một số công ty nước ngoài chuyển tới thì một số trong nước dừng hoạt động. Các công ty vẫn có lợi nhuận cao hơn có thể tăng lương cho người lao động.
Thế nhưng, trong giai đoạn báo cáo này, lạm phát về cơ bản vẫn thấp và ổn định. Nhiều khả năng doanh nghiệp sẽ không thể trụ vững được nếu tiền lương và chi phí khác của họ tiếp tục tăng mạnh. Một cuộc khảo sát gần đây tại châu Âu cho thấy người dùng và nhà đầu tư dự báo lạm phát vẫn cao.
Về cơ bản, người lao động có thể được tăng thu nhập khi thị trường lao động bị thắt chặt. Tiền lương có thể tăng mạnh cho dù lạm phát chậm lại nếu người lao động đạt được thành công.