meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhiều quốc gia bị khủng hoảng kinh tế "gõ cửa"

Thứ sáu, 22/07/2022-14:07
Giá cả, lạm phát vượt qua kiểm soát đang đẩy cuộc sống của người dân rơi vào cảnh hỗn loạn. Một số quốc gia thậm chí xảy ra biểu tình phản đối chính phủ.

Theo Wall Street Journal, các cuộc khủng hoảng tài chính và chính trị đang xuất hiện trên khắp thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Trước những khó khăn từ đại dịch và cuộc chiến ở Ukraine, những quốc gia này đang đối mặt với những áp lực không hề nhỏ khi các khoản nợ nước ngoài vẫn tiếp tục tăng cao.

Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính có 38 quốc gia đang phát triển đứng trước rủi ro liên quan tới nợ đọng.

"Những tác động của đại dịch về mặt chi phí tài chính, cuộc chiến ở Ukraine, việc Mỹ nâng lãi suất đã tạo ra những căng thẳng tài khóa nghiêm trọng tại hàng loạt thị trường mới nổi. Mỗi quốc gia đều là một trường hợp khác nhau", William Jackson, Trưởng nhóm kinh tế thị trường mới nổi tại Capital Economics, cho hay.

Giá cả leo thang gây nên bất ổn xã hội

Một số chính phủ có nền tài chính công không ổn định phải đứng trước những lựa chọn khó khăn. Trong khi đó, những động thái như cắt giảm lương thực hay trợ cấp nhiên liệu để củng cố tài chính có thể gây ra phản ứng tiêu cực tới người dân.

Lạm phát trong vòng 12 tháng tính đến tháng 6 tại Sudan đã chạm tới 192%, đồng thời đã khơi dậy các cuộc biểu tình dân sự chống lại quân đội ở thủ đô Khartoum.

Tại Lebanon, Trading Economics cho biết giá thực phẩm đã tăng hơn 3 lần trong năm qua. Đáng chú ý là các thành phố chỉ có điện vài giờ mỗi ngày.

"Chúng tôi nay chỉ bật điều hòa 1 giờ/ngày thay vì 5 giờ như trước đây. Ngay cả việc là ủi cũng chỉ thực hiện 1 lần/tháng", Anour Ouafi, một công chức 62 tuổi, cho hay.


Người dân Sri Lanka đang tham gia biểu tình yêu cầu một chính phủ mới. Ảnh: AFP
Người dân Sri Lanka đang tham gia biểu tình yêu cầu một chính phủ mới. Ảnh: AFP

Ở Uganda, chính phủ đã phải triển khai quân đội trên khắp các thành phố lớn diễn ra biểu tình phản đối tình trạng giá cả leo thang kể từ tháng 4.

"Nền kinh tế tựa như bãi cát lún nhấn chìm đất nước. Giá cả cao đến nỗi tôi không đủ tiền mua một bữa ăn", George Lomotey, một lao động thất nghiệp ở Ghana, chia sẻ không thể tìm được việc làm kể từ thời điểm khi tốt nghiệp đại học 2 năm trước.

Trong khi phần lớn các nước đang phát triển bị giá cả leo thang tác động thì với những quốc gia vay ngoại tệ như Sri Lanka, mối lo ngại lớn nhất hiện nay là khủng hoảng tài chính. Bên cạnh tình trạng giá cả tăng cao thì việc đồng USD mạnh lên khiến cho thực phẩm và nhiên liệu nhập khẩu đắt hơn, đồng thời nhấn chìm đồng nội tệ và nâng chi phí trả nợ bằng USD.

Mặt khác, những thị trường mới nổi với quy mô lớn như Ấn Độ, Brazil hay Mexico có thể dễ dàng tránh được tình trạng này.

Cái bóng của Sri Lanka bao phủ nhiều nước

Sri Lanka được giới kinh tế coi là một tấm gương để cảnh giác. Quốc gia Nam Á này đã gặp phải nhiều vấn đề tài chính ngay khi đại dịch xuất hiện. Đây là nguyên nhân khiến cho doanh thu du lịch sụt giảm nghiêm trọng.

Dù đẩy mạnh vay từ Trung Quốc nhưng Sri Lanka lại không điều chỉnh chi tiêu. Giá hàng hóa tăng cao kéo theo hóa đơn nhập khẩu gia tăng, gây ra tình trạng vỡ nợ, lạm phát, khan hiếm lương thực và bất ổn xã hội.

Tương tự đó, doanh thu du lịch của Tunisia cũng giảm mạnh. Chính phủ đang đàm phán với IMF về gói cứu trợ trị giá 4 tỷ USD. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế tin rằng khó có gói cứu trợ nào được thông qua để giúp Tổng thống Kais Saied.

Vào tháng trước, hàng loạt cuộc biểu tình đã nổ ra chống lại dự thảo hiến pháp của ông Saied. Tình trạng lạm phát cao và khó khăn kinh tế khác đã thúc đẩy các cuộc đình công để phản đối kế hoạch cắt giảm lương và lương thực của khối dịch vụ công.


Cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn
Cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn

Trước đó, IMF đã can thiệp giúp Pakistan, quốc gia suýt vỡ nợ và mất điện triền miên do hóa đơn nhập khẩu nhiên liệu tăng cao.

Để ổn định tài chính và đáp ứng các điều kiện cứu trợ của IMF, chính phủ Pakistan đã cắt bỏ khoản trợ cấp xăng trị giá 600 triệu/tháng vào tháng 6. Các động thái này chỉ làm tình trạng lạm phát nặng nề hơn và vọt lên mức 21% vào tháng 6, điều này đã buộc ngân hàng trung ương phải nâng lãi suất lên 15% trong tháng này.

Một số người Pakistan cho rằng IMF đang khiến cuộc sống của người dân thêm khó khăn. Muhammad Afzal, 42 tuổi và có 3 đứa con, cho biết giá một số loại thực phẩm đã tăng lên gấp đôi kể từ khi chính phủ mới lên cầm quyền vào tháng 4. Chế độ ăn uống của gia đình này hiện chỉ có một số món ăn cơ bản như đậu lăng.

"Mọi người sẽ chết đối nếu lạm phát không được kiểm soát. Họ sẽ bắt đầu cướp của người khác để phục vụ nhu cầu cá nhân", Afzal nói.

Trường học đóng cửa vì học sinh không có cái ăn

Ở Ghana, lạm phát hàng năm đã tăng lên 29,8% vào tháng 6, mức cao nhất trong 19 năm qua. Đồng nội tệ là cedi cũng rơi mất 24% giá trị so với USD kể từ tháng 1.

"Tình trạng tài khóa lộn xộn tại Ghana có thể dễ dàng dự đoán. Đáng buông là chúng ta có thể chứng kiến một Sri Lanka thứ hai", Sebastian Spio-Garbrah, nhà phân tích trưởng tại công ty tư vấn rủi ro DaMina Advisors đưa ra nhận định.

Các nghiệp đoàn đại điện cho giáo viên, nhân viên y tế và công thức tuyên bố sẽ phản đối chính phủ nếu không được trả trợ cấp sinh hoạt phí 20%. Trong hai ngày liên tiếp vào tháng 6, cảnh sát đã phải dùng hơi cay và đạn cao su để giải tán đoàn người biểu tình.


Lạm phát tại Ghana đã tiến sát mốc 30% vào tháng 6. Ảnh: Getty
Lạm phát tại Ghana đã tiến sát mốc 30% vào tháng 6. Ảnh: Getty

Một số trường công lập ở miền Tây Ghana đành phải đóng cửa do không được nhận trợ cấp bữa ăn từ chính phủ. "Nếu không nhận được tiền và thực phẩm, chúng tôi buộc phải đóng cửa. Không thể tiếp tục để học sinh nhịn đói được", Magnus Innocent, người đứng đầu hệ thống trường học khu vực, bức xúc chia sẻ.

Tại Ai Cập, giới chứng trách đã hoãn lại kế hoạch giảm trợ cấp bánh mì baladi - một mặt hàng chủ lực của người Ai Cập - cũng như giá điện trong tháng 6. Vào tháng 3, chính phủ đã triển khai gói cứu trợ trị giá 130 tỷ bảng Ai Cập cho các gia đình, tương đương với 6,9 tỷ USD, để chống lại sự ảnh hưởng từ chiến sự ở Ukraine.

Các nhà kinh tế cho rằng Ai Cập có nhiều khả năng nhận được khoản vay hỗ trợ từ IMF hơn những nước như Tunisa. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

4 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

4 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

4 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

4 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước