meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhiều doanh nghiệp “hụt hơi” vào những tháng cuối năm

Thứ năm, 27/10/2022-14:10
Chỉ còn vài tháng hết năm thế nhưng nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với sức ép lớn từ tài chính, phải gồng nợ lãi và có nguy cơ bị phá sản trước tình hình kinh tế giảm sút, thị trường bất động sản ảm đạm.

Nhiều doanh nghiệp phá sản vì gồng nợ lớn

Thời gian qua, việc siết tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đã gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bất động sản nói riêng, đều đang “ngấm đòn” từ tín dụng. Đặc biệt là trong bối cảnh lãi suất tăng, tỷ giá tăng đồng nghĩa với nghĩa vụ trả nợ của các doanh nghiệp cũng tăng theo. Theo các chuyên gia tài chính, nếu doanh nghiệp không cân đối được dòng tiền, quản lý tài chính tốt sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Cùng với đó là kinh tế thị trường đang bước vào những tháng cuối năm, cuộc chiến sinh tồn sẽ càng khốc liệt hơn nữa khi mà nhu cầu lớn của người dân tăng cao ở mọi lĩnh vực, thế nhưng doanh nghiệp lại đang không đáp ứng đủ nhu cầu do thiếu vốn sản xuất, xoay vòng.

Trong năm qua, nhiều dự án bị đình trệ, các hoạt động sản xuất kinh doanh không được lưu thông, huy động dòng tiền từ cổ đông gặp khó khăn, nợ nần chồng chất và thủ tục hành chính phức tạp,… đã khiến nhiều doanh nghiệp không có tiền trả các khoản vay nợ khác nhau.

Thực tế là hàng loạt các doanh nghiệp lớn và nhỏ đã buộc phải phá sản, nhiều công ty bất động sản hiện đang trong trạng thái “chết lâm sàng”. Nguyên nhân được cho là do hai năm qua dịch bệnh đã tàn phá kinh tế lớn, cộng thêm các tài sản của họ đều mang đi thế chấp cho vay hết, mà ngân hàng yêu cầu nếu muốn vay tiếp phải trả các khoản nợ cũ. Điều này đã đẩy nhiều doanh nghiệp không có khả năng trả nợ buộc phải thanh lý tài sản, bán non bất động sản hoặc đi “vay nóng” để xoay sở.


Trong giai đoạn phục hồi sau dịch nhưng các doanh nghiệp lại gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn dẫn đến nhiều dự án bị đình trệ, thị trường ngưng đọng.
Trong giai đoạn phục hồi sau dịch nhưng các doanh nghiệp lại gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn dẫn đến nhiều dự án bị đình trệ, thị trường ngưng đọng.

Theo chia sẻ của một doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản tại Hà Nội (xin được giấu tên): “Ngân hàng thì siết chặt vốn vay, trong khi công nợ từ các đối tác không thu được đã khiến công ty nhiều lần đánh liều đi vay tín dụng đen với mức lãi cao gấp 3,6 – 5 lần mức lãi suất tối đa pháp luật cho phép để xoay dòng vốn tái đầu tư, chi trả nhân công, duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Thậm chí, các đối tác của công ty tôi cũng đang lâm cảnh tắc vốn tương tự, không ai làm ăn kinh doanh được cả. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, doanh nghiệp chúng tôi buộc phải phá sản mất”.

Cũng trong cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, Công ty KK, một doanh nghiệp lớn và có tiếng tại Ninh Bình chuyên lĩnh vực khai thác vật liệu xây dựng cũng đang phải đối diện với nguy cơ phá sản cao. Khi mà các dự án tắc nghẽn không được đi vào xây dựng kéo theo thị trường tiêu thụ vật liệu xây dựng cũng giảm mạnh.

Lãnh đạo công ty KK cho biết thêm: “Hạn mức tín dụng cao dẫn đến việc thẩm định hồ sơ khách hàng cũng quản lý chặt chẽ hơn. Chúng tôi đang phải chạy đôn chạy đáo tìm kiếm các nguồn vốn từ bên ngoài nhưng mà quá cực. Ở thời điểm hiện nay, doanh nghiệp đang như ‘ngồi trên đống lửa’ bởi khoản trả lãi vay lớn từ việc vay nóng bên ngoài, đến giờ vẫn chưa tìm cách trả được do thị trường liên tục sụt giảm khiến chúng tôi không lường trước được.

Không chỉ riêng doanh nghiệp của chúng tôi mà rất nhiều các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau cũng đều đang bị đẩy đến bước đường cùng mới buộc phải đi vay nóng. Nhiều doanh nghiệp đang tìm cách bán tháo tài sản như bất động sản để trả nợ lãi nhưng trước bối cảnh thị trường trầm lắng như hiện nay thì rất khó có thể bán được.

Nếu trong thời gian tới, vẫn giữ nguyên mức độ chia sẻ của ngân hàng với doanh nghiệp như hiện nay thì sẽ khó có doanh nghiệp nào trụ lại được cả”.

Đại hiện Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hà Nội cho hay, hiện nay có tới hơn 50% số thành viên của Hiệp hội đều đang rơi vào tình trạng khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân hàng do vướng quá nhiều thủ tục phức tạp.


Nhiều doanh nghiệp rơi vào trạng thái "chết chìm", thậm chí phá sản do phải gồng nợ lớn
Nhiều doanh nghiệp rơi vào trạng thái "chết chìm", thậm chí phá sản do phải gồng nợ lớn

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có động thái nới “room tín dụng”, thế nhưng việc tiếp cận và giải ngân nguồn vốn vay trong giai đoạn hiện nay vẫn hết sức khó khăn không chỉ đối với doanh nghiệp mà cả người dân. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phục hồi và phát triển của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bất động sản nói riêng.

Theo các chuyên gia bất động sản, bất động sản có tác động mạnh đến các lĩnh vực khác do đó khi doanh nghiệp bất động sản gặp khó trong việc huy động vốn sẽ làm làm giảm nguồn cung, đẩy mức giá tăng bất hợp lý kéo theo các chi phí sản xuất vật liệu xây dựng, nhân công,… cũng tăng theo. Điều này sẽ gây sức ép lớn đến nền kinh tế thị trường.

Chia sẻ mới đây của ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, đa số các doanh nghiệp xây dựng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô vốn hạn hẹp, khi thực hiện các hợp đồng xây dựng chỉ được tạm ứng 10 -15% giá trị hợp đồng, cho nên khi triển khai thực hiện phải dựa vào vốn tín dụng ngân hàng để mua vật tư nguyên liệu và trả lương nhân công.

Tín dụng cho các doanh nghiệp xây dựng lại hoàn toàn chưa được ưu tiên như cho doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay nhiều ngân hàng bị siết room tín dụng nên tín dụng cho doanh nghiệp xây dựng cũng bị hạn chế và mặt bằng lãi suất còn cao.

Cần nhiều biện pháp giúp doanh nghiệp tồn tại 

Những tháng cuối năm thường được xem là cơ hội kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, cho nên việc tìm kiếm các nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng để lưu thông dòng tiền là điều hết sức cần thiết tại thời điểm này.

Không chỉ riêng các doanh nghiệp bất động sản mà nhiều doanh nghiệp tại các lĩnh vực kinh doanh khác đều đã chủ động hạ chỉ tiêu doanh thu, thiết lập lại dòng tiên kinh doanh, ưu tiên thanh toãn lãi vay, tất toán trước hạn các khoản vay và cơ cấu các khoản vay với lãi suất ưu đãi,…để vượt qua những khó khăn trước mắt.

Theo PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, động thái kiểm soát các kênh huy động vốn đã có tác động mạnh đển dòng tiền của các doanh nghiệp. Điều này làm cho nhiều dự án bị “chững” lại, thị trường mất cân bằng, nợ xấu tăng cao, rủi ro thanh khoản, nhiều lao động mất việc làm,…


Các chuyên gia cho rằng, cần nhiều biện pháp hỗ trợ giúp doanh nghiệp vực dậy, tránh để doanh nghiệp rơi vào trạng thái "chết lặng"
Các chuyên gia cho rằng, cần nhiều biện pháp hỗ trợ giúp doanh nghiệp vực dậy, tránh để doanh nghiệp rơi vào trạng thái "chết lặng"

Ông Thịnh cũng cho biết thêm, nhiều doanh nghiệp có thể bị phá sản, nhà đầu tư thì chịu thiệt nếu không biết quản lý dòng tiền trong bối cảnh hiện nay. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh và tầm nhìn xa loại bỏ các đối thủ yếu thế trên thị trường.

“Các doanh nghiệp cần có những phương án huy động vốn của riêng mình chứ không nên trông kỳ vọng nhiều vào nới room tín dụng mà nên chủ động xem xét các nguồn huy động vốn khác như các quỹ đầu tư, phát hành trái phiếu,…”, ông Thịnh nhận định.

Theo luật sư Phạm Hùng, đoàn luật sư Hà Nội, các dự án bị tắc lâu dài trên thị trường hiện nay do không giải quyết được những vướng mắc về pháp lý, cụ thể là dù đã sang quý IV/20222, nhưng Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Nhà ở vẫn còn nhiều chồng chéo vẫn chưa được tháo gỡ.

Các doanh nghiệp đã gặp nhiều trở ngại do tác động của dịch bệnh từ trước, đây là khoảng thời gian phục hồi thế nhưng không chỉ vướng pháp lý mà còn khó khăn về nguồn vốn khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Luật sư Phạm Hùng cho rằng: "Chúng ta nên xác định rõ phân khúc nào đang gặp trục trặc để hỗ trợ phân khúc đó, chứ không nên để tất cả cùng "rơi" một lúc sẽ làm cho các doanh nghiệp "chết chìm" hàng loạt. Nhà nước nên có những hỗ trợ giúp doanh nghiệp duy trì sự tồn tại để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế bất động sản và những ngành kinh tế liên quan.

Bên cạnh đó, thủ tục hành chính là một trong những yếu tố quyết định sự thúc đẩy của doanh nghiệp đi lên. Hiện nay các doanh nghiệp đang tốn quá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc vào những thủ tục thiếu tính thực tế, điều này nếu không được giải quyết cũng sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến cơ hội làm ăn khác. Đặc biệt là dịp cuối năm là cơ hội cho các doanh nghiệp vực dậy, các cơ quan quản lý nên đồng hành cùng doanh nghiệp trong mọi tình huống để tránh doanh nghiệp bị phá sản, nguồn cung bất động sản dồi dào trở lại"./.

Châu Sa
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

12 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

12 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

12 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

12 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước