meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhiều nhà đầu tư lâm vào cảnh bán tháo, bán cắt lỗ đất nền dịp cuối năm

Chủ nhật, 23/10/2022-07:10
Những tháng cuối của năm 2022 được coi là thời điểm đáng mong chờ của nhiều nhà đầu với hy vọng phân khúc đất nền tăng bật trở lại, tuy nhiên có những nhà đầu tư lại đang gặp khó, phải âm thầm xả hàng do áp lực tài chính lớn.

Nhiều nhà đầu tư bán tháo đất nền do áp lực tài chính

Theo các chuyên gia bất động sản, thị trường bất động sản đang gặp khó về dòng tiền từ đầu năm đến nay làm cho thị trường rơi vào trầm lắng, nguồn cung khan hiếm. Không chỉ các doanh nghiệp mà nhiều nhà đầu tư cũng đang chịu các tác động lớn từ dòng tiền trong việc khó tiếp cận được nguồn vốn vay và lãi suất đang có xu hương tăng cao.

Trước sức ép trong việc tiếp cận tín dụng, nhiều người mua bất động sản sử dụng đòn bẩy tài chính trước đó không chịu được áp lực trả nợ đã phải bán tháo, bán cắt lỗ, tập chung chủ yếu là các sản phẩm ở phân khúc đất nền tại các tỉnh lẻ.

Là nhà môi giới bất động sản lâu năm, anh Hữu Bình cho biết, suốt từ đầu tháng đến giờ anh liên tục nhận được các cuộc gọi từ khách hàng gửi gắm bán đất nền với mong muốn đẩy hàng đi nhanh chóng.

“Trước đây thị trường người mua người bán lúc nào cũng tất nập thế vậy mà từ đầu năm đến nay giá đất nền cứ dậm chân tại chỗ, giao dịch thì thưa dần. Có rất nhiều khách sẵn sàng chấp nhận thu hồi vốn, bán lỗ nếu như bị ép giá.Bởi đa phần những vị khách này đều là những người mới tham gia đầu tư bất động sản, lao vào thị trường lúc giá cao chót vót mà không kịp ra hàng. Nhiều khách vay tiền ngân hàng để mua đất cho nên họ cần thu hồi vốn sớm để kịp trả lãi ngân hàng, hoặc chuyển sang phương thức đầu tư khác”, anh Bình chia sẻ.


Nhiều nhà đầu tư lâm vào tình cảnh bán tháo, bán cắt lỗ đất nền do áp lực tài chính
Nhiều nhà đầu tư lâm vào tình cảnh bán tháo, bán cắt lỗ đất nền do áp lực tài chính

Gánh khoản nợ gần 40 triệu đồng tiền lãi ngân hàng, chị Kim Anh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết gia đình chị đang phải cật lực làm việc để trả khoản tiền này. Cuối năm 2021, anh chị hùn vốn đầu tư mua mảnh đất tại vị trí ven hồ tại khu vực Lương Sơn (Hòa Bình), được môi giới chắc nịch về tiềm năng trong tương lai, đầu tư chắc chắn sẽ sinh lời.

“Công việc của tôi gặp trục trặc từ đợt dịch đầu năm vừa rồi khiến tôi không thể gánh được khoản nợ lãi ngân hàng hàng tháng nữa. Mặc dù mảnh đất tôi mua đã được rao bán suốt từ tháng 4 đến tận giờ thế nhưng đến tận nay vẫn chưa ai chốt mua, cũng có nhiều người hỏi thăm nhưng họ thấy khu vực còn nguyên sơ chưa có xây dựng hạ tầng gì nên họ chưa tin tưởng để xuống tiền.

Tôi cứ nghĩ mua rồi bán xong chuyển nhượng sang tên nhanh thôi vì đợt đó đất vùng ven ở Hòa Bình sốt xình xịch thế cơ mà! Thế mà có mấy tháng, thị trường bất động sản ở khắp nơi đều nhanh chóng tối sầm lại làm cho tôi vẫn đang phải trả lãi ngân hàng mỗi tháng đến cả vài chục triệu đồng để duy trì giữ đất. Đấy là chưa kể tôi còn đang phải gom góp tiền của để đầu tư kinh doanh thì mới có tiền trả lãi hàng tháng khiến tôi gần như kiệt quệ về tài chính. Cho nên bây giờ chỉ mong sớm lấy lại được vốn ban đầu hoặc nếu khó quá thì buộc phải bán lỗ chút để còn lấy tiền về làm việc khác”, chị Kim Anh tâm sự.

Đồng cảnh ngộ với chị Kim Anh, anh Trần Hà là một viên chức nhà nước (Ninh Bình) cũng đang gặp khó khăn về tài chính. Anh cho biết, năm ngoái lúc dịch bệnh hoành hành lại là lúc có nhiều đợt đất sốt liên tục, bạn bè anh ai ai cũng tham gia đầu tư “lướt sóng” bất động sản và giàu lên nhanh chóng khiến anh cũng ham.

Năm ngoái, anh quyết định mượn thêm tiền của bố mẹ hai bên để mua lại căn nhà cũ ở gần trung tâm thành phố với giá 1 tỷ 100 triệu đồng. Chỉ sau hơn 1 tháng, mảnh đất đó đã lãi được 350 triệu đồng giúp anh mua được chiếc xe ô tô cũ. Nhận thấy việc kiếm tiền qua đất khá dễ dàng, anh đánh liều mượn sổ đỏ của bố mẹ để đi vay nóng và vay thêm ngân hàng để tham gia thị trường bất động sản, thế nhưng lần này may mắn đã không còn “mỉn cười” với anh.


Thị trường bất động sản còn nhiều gam màu tối, chịu ảnh hưởng lớn từ sau đại dịch
Thị trường bất động sản còn nhiều gam màu tối, chịu ảnh hưởng lớn từ sau đại dịch

Anh Hà trăn trở: “Lúc nào tôi cũng như ngồi trên đống lửa khi vừa gánh khoản vay thế chấp sổ đỏ và vay nợ ngân hàng trong khi rao bán đất cả năm thì mãi không ai mua. Tiền lương công chức không thể đủ trả các khoản lãi này khiến cho vợ chồng tôi suốt gần năm qua phải chạy đôn chạy đáo xoay xở vay tiền khắp nơi. Lãi mẹ đẻ lãi con đẩy tôi nhiều lúc phải trốn nợ, mong ước lớn nhất lúc này chỉ là bán được đất đủ tiền lấy được sổ đỏ về trước đã cho an tâm”.

Trên đây chỉ là một số ít câu chuyện “dở khóc dở cười” của các nhà đầu tư khi tham gia thị trường bất động sản với mong muốn giàu nhanh từ đất. Thế nhưng thực tế đâu phải ai cũng thành công mà không cần phải làm gì cả, năm nay thị trường vẫn còn quá nhiều cản trở và khó khăn khi mới phục hồi sau đại dịch, kinh tế của người dân cũng bị giảm sút nhiều do dịch bệnh diễn ra hơn 2 năm qua. Thời gian qua, rất nhiều nhà đầu tư đang phải “còng lưng” trả các khoản nợ phí khác nhau đến từ vay nóng, vay ngân hàng và người thân, bạn bè,… Đây sẽ là bài học lớn cho những nhà đầu tư còn non trẻ, chưa đủ mạnh về tài chính hay dòng tiền nhàn rỗi khi tham gia đầu tư buôn bán đất.  

Liệu sức hút của phân khúc đất nền có giảm mạnh?

Hiện tượng bán cắt lỗ, bán tháo đất nền đang diễn ra trên thị trường bất động sản chủ yếu xảy ra đối với các nhà đầu tư không có kiến thức hay chưa nghiên cữu kỹ thị trường. Còn những nhà đầu tư vững mạnh về tài chính, có kinh nghiệm chinh chiến thị trường này thì cuối năm lại dịp để các nhà đầu tư mong chờ để săn đón “sóng” đất nền, thu mua đất từ những nhà đầu tư yếu lực tài chính.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, cuối năm luôn là dịp thị trường bất động sản có sức tăng so với các dịp khác trong năm. Dự báo quý IV này, phân khúc đất nền sẽ khôi phục trở lại tại hầu hết các quận, huyện. Hiện tượng “sốt”, “bong bóng” đất nền sẽ không còn xuất hiện nhiều như trước đây khi mà các hoạt động đầu cơ tại giai đoạn này gần như đã bị “triệt tiêu”.

Nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng lớn sẽ có đợt “sóng” về giá và giao dịch vào những tháng cuối năm nay. Anh Quang Huy, nhà đầu tư lâu năm tại Hà Nội cho biết: “Tôi đang có một vài mảnh đất vườn tại các tỉnh lân cận của Hà Nội, cuối năm lúc nào cũng là dịp để giá đất tăng nhiều hơn so với đầu năm. Mặc dù hiện nay cũng có một số người hỏi mua nhưng chắc tôi vẫn cố đợi nốt 2 tháng nữa, biết đâu lúc ấy giá lên cao, tôi lại lãi lớn”.

Thực tế, tâm lý mong đợi thị trường đất nền cuối năm "tăng bật" của các nhà đầu tư là điều dễ hiểu. Khi mà suốt nhiều tháng qua, thị trường bất động sản đang bị “bó chặt” từ chính sách cho đến tín dụng, trong khi nhu cầu và dòng tiền nhàn rỗi của người dân còn rất lớn, việc tìm kiếm bất động sản tăng lên sẽ đẩy thị trường tăng trưởng trở lại.


Không còn sân chơi cho các nhà đầu tư vốn ít hay có yếu tố "lướt sóng", đầu cơ bất động sản
Không còn sân chơi cho các nhà đầu tư vốn ít hay có yếu tố "lướt sóng", đầu cơ bất động sản

Theo ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch thường trực CLB bất động sản Hà Nội, sau khi tăng nóng thì hiện nay đất nền tại một số khu vực có lượng thanh khoản giảm sút, tuy nhiên về lâu về dài thì không có chuyện nhà đầu tư sẽ “quay lưng” với đất nền.

Ông Điệp cho biết thêm, đất nền luôn được đánh giá cao là phân khúc mang lại lợi nhuận lớn, an toàn hơn so với các phân khúc khác. Thế nhưng, đây cũng là phân khúc mang tính đầu cơ cao, lên xuống thất thường cho nên giai đoạn này được coi là cơ hội để điều chỉnh, cân bằng lại thị trường. Tại những khu vực chưa được khai thác, đất nền sẽ giảm giá mạnh còn những khu vực có cơ sở hạ tầng, vị trí đẹp thì giao dịch vẫn diễn ra nhịp nhàng.

Điều quan trọng là nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ thông tin về pháp lý, có được phép kinh doanh hay đã đầu tư công trình tại khu vực mình định mua hay chưa? Các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, xã hội xem có phát triển hay không? Cũng như giá thành mua có hợp lý không, có cơ hội tăng giá trong tương lai không? Đây chính là những yếu tố quyết định việc xuống tiền của các nhà đầu tư.

Trong khoản thời gian này, các nhà đầu tư có vốn ít hay có yếu tố “lướt sóng”, đầu cơ bất động sản sẽ không còn sân chơi. Phải mất từ 1 đến 2 năm hoặc lâu hơn lên đến 5 - 10 năm giá đất nền tại các tỉnh mới có cơ hội tăng giá mạnh trở lại, còn không sẽ chỉ mang tính chất giá ảo. “Đòn bẩy tài chính” không còn là phương thức hữu hiệu khi không thanh khoản được ngay sẽ có nguy cơ lãi suất ngân hàng lấn hết sạch vào lợi nhuận. Điều này sẽ khiến cho các nhà đầu tư gặp rủi ro lớn trên thị trường bất động sản.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

Nhà ở xã hội: Không chỉ khó làm, còn khó cả bán

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

Vĩnh Phúc sắp đấu giá 67 ô đất, khởi điểm từ 960 triệu đồng

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

9 giờ trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

9 giờ trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

9 giờ trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

9 giờ trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

3 ngày trước