meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

"Nhẹ dạ cả tin" nhà đầu tư tay ngang lâm cảnh nợ nần

Thứ tư, 29/06/2022-22:06
Vay mượn để lao vào cơn "sốt đất", không ít nhà đầu tư tay ngang đã mắc cạn. Theo các chuyên gia, những nhà đầu tư "chết" vì sốt đất thường là những người mới, đầu tư chạy theo đám đông, ít kiến thức và non kinh nghiệm.

"Nhẹ dạ cả tin" nhà đầu tư lâm cảnh nợ nần

Theo Nhịp sống kinh tế, đầu năm 2022, cơn sốt đất đổ bộ khắp các tỉnh thành trên cả nước, thị trường bất động sản được dịp trở nên sôi động. Theo đó, không ít nhà đầu tư mới, non kinh nghiệm cũng ôm tiền chạy theo cơn sốt với hy vọng có thể kiếm tiền từ bất động sản.

Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định, trong các cơn sốt đất đa phần là đầu cơ và chỉ có số ít người may mắn là người thắng cuộc. Khi cơn sốt hạ nhiệt, thêm tác động từ lệnh siết, những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính, huy động vốn khắp nơi sẽ phải ngậm trái đắng, đất không bán được, thậm chí phải chấp nhận bán cắt lỗ.

Chị Hạnh (sống tại Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, đầu tháng 2 khi thông tin sốt đất tràn ngập khắp các trang mạng internet, lại thêm tin vào lời có cánh, cùng khẳng định chắc nịch của môi giới: "Em chắc chắn mảnh đất này chỉ 2 tuần sau có khi chị lãi cả trăm triệu đồng, em sẽ lo tìm khách hàng mua cho chị". Nên dù không có nhiều kinh nghiệm với thị trường bất động sản, chị Hạnh vẫn không ngần ngại xuống tiền mua mảnh đất rộng gần 100m2 tại Đông Anh, với giá 3 tỷ đồng, trong đó hơn một nửa số tiền là chị vay mượn.

"Thông tin sốt đất tràn làn, tôi cũng hy vọng kiếm được lời từ việc đầu tư đất. Một thời gian ngắn sau, tôi liên hệ môi giới thì nhận được câu trả lời, thị trường đã chững lại nên rất khó kiếm khách mua. Đến nay, mảnh đất của tôi vẫn chưa thể bán, nên vẫn ôm cả đống nợ", chị Hạnh chia sẻ.


Không ít nhà đầu tư tay ngang đã vay mượn lao vào cơn “sốt đất” để rồi mắc cạn
Không ít nhà đầu tư tay ngang đã vay mượn lao vào cơn “sốt đất” để rồi mắc cạn

Tương tự trường hợp của chị Hạnh, anh Tiến, nhà đầu tư tay ngang tại Hà Nội cho biết, vào thời điểm tháng 3 vừa qua, nhận thấy nhiều khu vực giá đất vẫn liên tục tăng mạnh, sợ lỡ mất cơ hội "đổi đời", sẵn có trong tay 1,5 tỷ đồng, anh Tiến đã lùng sục nhiều nơi để "săn" đất.

Sau nhiều ngày tìm kiếm, nhà đầu tư tay ngang này quyết định xuống tiền một mảnh đất diện tích 95m2 tại Thanh Oai (Hà Nội) với giá 3,4 tỷ đồng, tương đương 35,7 triệu đồng/m2. “Do khi xuống tiền thị trường bất động sản vẫn nóng và tin lời môi giới, thời gian này lướt sóng vẫn kiếm được tiền chênh, nên tôi không ngần ngại vay 60% giá trị mảnh đất”, anh Tiến cho biết.

Thế nhưng, đến nay, do cần tiền nên anh Tiến rao bắn nhưng vẫn không có người mua. Anh cho biết đã liên hệ nhiều môi giới, thương lượng với họ sẽ chấp nhận trả phí hoa hồng cao nhưng vẫn không có khách mua. "Bây giờ nếu bán nhanh có khi phải cắt lỗ nhưng mới mua mà lỗ cả trăm triệu đồng thì tiếc, trong khi nợ vẫn còn đó", nhà đầu tư này nói.

Nhà đầu tư thua lỗ do chạy theo đám đông

Ông Phan Công Chánh - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Phú Vinh cho biết, đầu tư khi sốt đất chỉ có khoảng 20% là nhà đầu tư có tầm nhìn trung và dài hạn, 80% còn lại là các nhà đầu cơ với mong muốn thu được biên độ lợi nhuận tốt trong thời gian ngắn, thậm chí là lướt sóng từ lúc thị trường bắt đầu lên cho đến lúc chạm đỉnh. Ông Chánh cho rằng, xu hướng "lướt sóng" khi thị trường bất động sản nóng hổi hay bắt đáy để chờ thời cơ chỉ dành cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp, thông thạo thị trường. Còn các nhà đầu tư "chết" vì sốt đất thường là những nhà đầu tư mới, đầu tư theo đám đông, nắm thông tin chậm hoặc ít kiến thức và non kinh nghiệm.

Còn theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) cho biết, hiện nay có nhiều khu vực thiết lập mặt bằng giá rất cao do yếu tố đầu cơ, gây tác hại rất lớn đến sự phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững của thị trường bất động sản, đồng thời khiến giấc mơ sở hữu nhà của những người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở các đô thị ngày càng xa vời.


Các nhà đầu tư “chết” vì sốt đất thường là những người mới, đầu tư chạy theo đám đông, nắm thông tin chậm hoặc ít kiến thức và non kinh nghiệm
Các nhà đầu tư “chết” vì sốt đất thường là những người mới, đầu tư chạy theo đám đông, nắm thông tin chậm hoặc ít kiến thức và non kinh nghiệm

Ngoài ra, Chủ tịch HoREA  cho rằng, mâu thuẫn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay là tình trạng lệch pha cung cầu. Nhận định về sự biến động của thị trường trong thời gian tới. ông Châu cho rằng, khi nguồn vốn chảy vào bất động sản bị "siết" lại, các doanh nghiệp và nhà đầu tư bất động sản buộc phải tập trung vào dự án khả thi, không còn đầu tư dàn trải, thì thị trường bất động sản chắc chắn sẽ hạ nhiệt.

Dưới góc nhìn khác, ông Matthew Powell - Giám đốc Savills Hà Nội phân tích, áp lực tăng giá cùng tỷ lệ lạm phát tăng cao trong khi tín dụng bị thắt chặt sẽ khiến hoạt động của thị trường bất động sản chậm lại trong ngắn hạn.

Sốt đất không còn là câu chuyện diễn ra ở các đô thị lớn, vùng lân cận TP. Hồ Chí Minh hay Hà Nội mà đã đi xa, len lỏi khắp các vùng quê, miền núi xa xôi.

Đánh giá về những cơn sốt đất, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, sốt đất là do khi có đầu tư, phát triển thì giá đất tăng khá nhanh, làm tổng giá trị đất đai tăng thêm, những người có đất bất ngờ đổi đời.

"Những người có tiền muốn tham gia để có tiền nhiều hơn trong khi rất thiếu chuyên nghiệp, hay bị tác động của hiệu ứng đám đông, tức là chỉ vì khát vọng của lòng tham mà không đủ luận cứ", vị chuyên gia nhận định.

Thêm vào đó, giới đầu cơ thành thạo hơn thường kích động lòng tham để kiếm lời từ việc tham gia cò mồi, dẫn mối, thậm chí cả "lướt sóng" giai đoạn đầu. Hệ lụy sau những cơn sốt đất rất rõ ràng, đó là làm cho thị trường lộn xộn. Một nhóm những người đầu tư lướt sóng, nhanh nhạy thì hưởng lợi, "mua tranh bán cướp" rồi hưởng khoản lãi không nhỏ. "Độ rủi ro quá lớn, đầu tư vào đất đai để kiếm lợi mà cứ như tham gia vào một canh bạc "sinh tử". Cơ quan quản lý của địa phương thì chỉ đưa ra các khuyến nghị bị động, không có giải pháp gì chủ động. Từ đó dẫn tới thị trường thì lộn xộn, xã hội thì ồn ào như "chợ vỡ", rồi kết thúc bằng cảnh "kẻ khóc, người cười" và cả những nhân vật "dở khóc, dở cười", ông Võ nói.

Do đó, để tránh "sập bẫy", người mua nên thường xuyên cập nhật tin tức thị trường để nắm bắt tình hình, tham khảo giá trong khu vực, đối chiếu vị trí, mật độ dân số, tiện ích xung quanh, khoảng cách di chuyển cũng như giá trị khai thác trước khi quyết định xuống tiền.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cảnh báo: “Các nhà đầu tư khi tìm hiểu thông tin hay mua bất động sản cần cân nhắc kỹ các thông tin, tính pháp lý của sản phẩm, đặc biệt cẩn trọng khi tiếp cận các khu vực đang nóng sốt, không xuống cọc khi cái đầu đang nóng. Đồng thời, cần lựa chọn những nhà môi giới chuyên nghiệp, có hoạt động hợp pháp để được tư vấn và tiến hành các giao dịch mua bán”.

Thời điểm này, nhiều chuyên gia lo ngại nếu thị trường bất động sản không được kiểm soát tốt, sẽ xảy ra bong bóng, giá ảo, nguy cơ thị trường đổ vỡ, rất nguy hiểm. Vì vậy, nếu không ngăn chặn kịp thời tình trạng này sẽ dẫn tới lạm phát, khủng hoảng tiền tệ hay cao hơn là khủng hoảng kinh tế.

Do đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần có những biện pháp kịp thời, quyết liệt và triệt để hơn nữa nhằm ngăn chặn tình trạng này. Đặc biệt, cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân để không bị dao động bởi những thông tin không đầy đủ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước