Nhân viên kinh doanh là gì? Một nhân viên kinh doanh cần có những kỹ năng nào?
BÀI LIÊN QUAN
Thuật ngữ clearance sale và những thông tin mà bạn cần biết về clearance saleSales admin là gì? Những yêu cầu đối với công việc nàyChốt sale là gì? Làm sao để chốt sale thần tốc?Nhân viên kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh hay còn được gọi là nhân viên bán hàng là người chịu trách nhiệm quảng bá và truyền thông rộng rãi hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng nhằm thuyết phục họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó, có thể giúp tăng doanh thu, đem về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhân viên kinh doanh thường thuộc bộ phận Sales và Marketing, hoạt động dưới sự quản lý của Trưởng phòng kinh doanh tiếp thị.
Mô tả công việc của nhân viên kinh doanh
Mỗi công ty, doanh nghiệp sẽ hoạt động trong một lĩnh vực riêng, do đó, công việc của nhân viên kinh doanh cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên công việc chính của họ là cung cấp các giải pháp cho khách hàng và đem về nhiều nguồn doanh thu cho doanh nghiệp. Dưới đây sẽ là những công việc mà một nhân viên kinh doanh cần đảm nhận:
Lên kế hoạch kinh doanh sản phẩm
- Hiểu rõ về các sản phẩm/dịch vụ công ty như: tên gọi, giá cả, mẫu mã, màu sắc và cả tính năng của hàng hóa, các chương trình ưu đãi, chiết khấu cho từng mặt hàng, từng đối tượng người mua để có thể tư vấn cho khách hàng một cách tốt nhất với mục đích cuối cùng là bán được nhiều hàng nhất.
- Tiếp nhận các thông tin từ cấp trên về các mục tiêu, chiến lược, doanh số cần đạt được và thực hiện công việc đó.
- Nghiên cứu thị trường để khai thác triệt để thông tin từ khách hàng bằng việc lập kế hoạch và triển khai một cách khoa học nhất để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
- Lên kế hoạch công tác tuần, tháng báo cáo với cấp trên và thực hiện theo kế hoạch được duyệt.
Tư vấn và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm
- Tư vấn khách hàng về các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp với mục đích thu hút và thuyết phục khách hàng sử dụng chúng.
- Nắm rõ quy trình tiếp xúc với khách hàng, quy trình xử lý, nhận và giải quyết khiếu nại từ khách hàng.
- Tạo mối quan hệ với khách hàng mới và duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ.
- Phân tích thống kê số liệu để đo lường hiệu quả công việc, đưa ra những hành động để nâng cao hiệu suất công việc đó.
- Chăm sóc khách hàng
Những tố chất và kỹ năng cần có của một nhân viên kinh doanh là gì?
Để thành công trong ngành, nhân viên kinh doanh cần có và luôn rèn luyện những kĩ năng dưới đây để chinh phục những khách hàng khó tính:
Giao tiếp thành công
Khi giao tiếp tốt là bạn đã có được một nửa thành công. Do khả năng giao tiếp sẽ giúp bạn truyền đạt được thông tin đúng và chất lượng đến khách hàng tiềm năng. Đồng thời, sẽ giúp bạn thấu hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng để có thể xử lý tốt mọi tình huống tốt nhất.
Nhận diện khách hàng tiềm năng
Nhận biết được đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ giúp nhân viên kinh doanh dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng nhằm dễ đạt được mục đích bán hàng. Đồng thời làm gia tăng hiệu quả và năng suất làm việc cũng như giảm bớt sức lực và chi phí phải bỏ ra trong quá trình tư vấn, thuyết phục.
Kỹ năng đàm phán, thuyết phục
Khách hàng tiềm năng có chịu “xuống tiền” cho những sản phẩm dịch vụ từ công ty bạn hay không đều nhờ khả năng đàm phán và thuyết phục của bạn. Bạn cần ưu tiên xử lý, giải quyết những yêu cầu của khách, thuyết phục khéo léo bằng kiến thức chuyên môn. Nhờ đó, bạn sẽ có thể đem đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, sớm có được những hợp đồng lớn.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Không chỉ trong cuộc sống mà mọi hoạt động trong quá trình kinh doanh luôn luôn thường trực những vấn đề cần giải quyết. Có những vấn đề bắt buộc giải quyết nhanh chóng, vì thế mà nhân viên cần có độ nhạy bén, nhìn nhận tốt vấn đề. Bạn nên có những phương án tối ưu để giải quyết dứt điểm, hạn chế tối đa những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Kỹ năng quản trị mối quan hệ
Kiểm soát và quản trị tốt các mối quan hệ là công việc thiết yếu mà mỗi nhân viên kinh doanh phải làm hàng ngày. Doanh thu và lợi nhuận chỉ gia tăng khi có nguồn khách hàng đa dạng và phong phú. Vì vậy, bạn hãy nhanh chóng học hỏi kỹ năng này nhé.
Những tiêu chí để đánh giá nhân viên kinh doanh là gì?
Để đánh giá một nhân viên kinh doanh có tốt hay không cần dựa vào những yếu tố nào. Cùng tìm hiểu ngay những tiêu chí để đánh giá nhân viên kinh doanh là gì? nhé!
Dựa vào thái độ trong công việc
Một nhân viên kinh doanh cần có những đức tính như:
- Tính trung thực: Có trách nhiệm với những điều mình nói, phân biệt điều đúng điều sai, không dối trá và lừa đảo, luôn nhận lỗi và cố gắng khắc phục.
- Nhiệt tình: Chăm chỉ, cần cù, siêng năng, không ngại thử thách, khó khăn và sẵn sàng đương đầu để đạt được những mục tiêu đề ra.
- Kỷ luật trong công việc: Luôn làm việc tỉ mỉ, cẩn trọng, tuân thủ những quy định và quy tắc đã được đề ra trong bảng nội quy công ty.
- Giữ thái độ tôn trọng cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng, luôn biết lắng nghe, tiếp thu và tôn trọng ý kiến, góp ý từ mọi người xung quanh.
- Chí cầu tiến: Nhân viên kinh doanh cần chăm chỉ học hỏi, tìm tòi, nâng cao kinh nghiệm, chuyên môn và năng lực. Chí cầu tiến sẽ là động lực giúp nhân viên kinh doanh bước đến những đỉnh cao mới trong công việc.
Năng lực trong công việc
Đây là một trong những yếu tố quan trọng bắt buộc phải có của một nhân viên kinh doanh. Đầu tiên, hãy trau dồi kiến thức và kinh nghiệm để nâng cao năng lực trong công việc. Doanh nghiệp đánh giá năng lực của bạn thông qua các tiêu chí sau:
- Mức độ chuyên cần trong công việc: Nhân viên kinh doanh cần có tinh thần làm việc đúng giờ, đúng hẹn, tránh trường hợp đi muộn hay nghỉ đột xuất không rõ lý do. Điều này sẽ rất dễ mất điểm trong mắt khách hàng.
- Mức độ hoàn thành công việc: Hoàn thiện đúng hạn và chỉ tiêu đã đề ra là yếu tố để nhà quản lý đánh giá, nhận xét nhân viên. Hãy khám phá bản thân mình nhiều hơn, hiểu điểm mạnh, điểm yếu sẽ giúp bản thân phát triển tốt hơn trong tương lai.
- Mức độ phát triển trong công việc: Có chiến lược, phương pháp đào tạo chuyên sâu để nâng cao chất lượng của bản thân để ngày càng có những vị trí cao hơn trong công việc cho mình
Lời kết
Trên đây là những thông tin đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về định nghĩa “nhân viên kinh doanh là gì?” cũng như những kỹ năng cần có của một nhân viên kinh doanh. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có một cái nhìn toàn diện hơn về nghành nghề này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết mới nhất của chúng tôi.