Nhà ở là gì? Phân loại nhà ở và các quy định pháp luật nào liên quan
BÀI LIÊN QUAN
Nhà ống là gì? Đặc điểm và ưu nhược điểm của loại hình nhà ở nàyBungalow là gì? Những mẫu thiết kế bungalow hút mắtCondotel là gì? Có nên đầu tư vào căn hộ Condotel hay không?1. Nhà ở là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật nhà ở năm 2014 có nêu rõ:
“1. Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.”
Khái niệm "nhà ở" quy định tại Luật Nhà ở 2014 bao gồm:
- Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập.
- Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, gồm có nhiều căn hộ, có lối đi và cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, có phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng được dùng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, gồm nhà chung cư được xây mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp vừa để ở và kinh doanh.
- Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng với mục đích để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế của thị trường.
- Nhà ở công vụ là nhà ở được sử dụng để cho những đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định pháp luật thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.
- Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí chỗ ở cho những hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở hoặc bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật.
- Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước với những đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.
Như vậy, với khái niệm "nhà ở" quy định ở trên thì việc xác định đâu là nhà ở phụ thuộc vào mục đích sử dụng của nó chứ phải không phụ thuộc vào thực tế sử dụng.
2. Phân loại nhà ở
Theo quy định tại Thông tư số 7/LB TT, nhà ở được phân thành 6 loại với kết cấu kỹ thuật khác nhau, bao gồm:
Biệt thự:
Biệt thự là loại nhà cao cấp nhất với thiết kế sang trọng, diện tích lớn và tích hợp nhiều tiện ích hiện đại trong ngôi nhà. Biệt thự sẽ có diện tích rộng lớn, có khuôn viên sân vườn bao quanh ngôi nhà, rộng rãi và thoáng mát, thường có hàng rào chắn kiên cố. Tiện nghi sinh hoạt đầy đủ, hiện đại, chất lượng tốt;
Nhà cấp 1:
Trong 4 loại nhà các cấp, nhà cấp 1 được xem là nhà ở sang trọng nhất, thuộc sở hữu của người thu nhập cao, có niên hạn sử dụng quy định trên 80 năm;
Nhà cấp 2:
Nhà cấp 2 là loại nhà được chăm chút từ thiết kế đến chất lượng, đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ cao và rất bền bỉ với thời gian. Nhà có niên hạn sử dụng trên 70 năm.
Nhà cấp 2 có chất liệu hệ thống che bên trên, thường đều sử dụng ngói Fibroociment, bên cạnh đó nhà còn sử dụng loại mái che bằng bê tông cốt thép.
Nhà cấp 3:
Nhà cấp 3 là loại nhà ở phổ biến tại các thành phố hiện nay. Nhà có kết cấu chắc chắn, sử dụng bê tông cốt thép và gạch. Với niên hạn sử dụng là trên 40 năm.
Nhà cấp 4:
Theo khái niệm truyền thống: nhà cấp 4 là loại nhà với chi phí thấp, có kết cấu vững chắc và chịu lực tốt. Nhà có thể được làm bằng gạch hoặc gỗ, có tường bao che bằng gạch hay bằng hàng rào. Mái nhà có thể làm bằng ngói hoặc tấm lợp vật liệu xi măng tổng hợp, cũng có thể đơn giản là mái được làm từ tre, nứa, gỗ, rơm rạ. Niên hạn sử dụng tối đa của nhà là 30 năm.
Nhà tạm:
Nhà tạm là công trình xây dựng mang tính chất “tạm bợ”, nhất thời nên thường không được đầu tư cả về vật liệu xây dựng lẫn về thiết kế. Các tiện nghi, điều kiện sinh hoạt thấp.
3. Các quy định của pháp luật về sở hữu nhà ở
3.1. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Theo Luật Nhà ở 2014, các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm như sau:
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định được tại khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở 2014 cụ thể:
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án ở Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam.
+ Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
3.2. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở
Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở được quy định tại Điều 8 Chương II Luật Nhà ở như sau:
“1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.
2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:
a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật này.”
4. Một số hành vi nghiêm cấm khi sở hữu nhà ở
- Xâm phạm đến quyền sở hữu nhà ở của Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
- Cản trở việc thực hiện trách nhiệm quản lý của Nhà nước về nhà ở, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về sở hữu, sử dụng và giao dịch về nhà ở của tổ chức, hộ gia đình hay cá nhân.
- Quyết định chủ trương đầu tư dự án hoặc phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà không theo quy hoạch xây dựng, chương trình và kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt.
- Xây dựng nhà ở trên đất mà không phải là đất ở; xây dựng không đúng tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn diện tích đối với mỗi loại nhà ở được Nhà nước quy định về tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn diện tích nhà ở. Áp dụng cách tính sai diện tích sử dụng nhà ở đã được luật quy định trong hợp đồng mua bán và hợp đồng thuê mua nhà ở.
- Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm phần không gian và các phần thuộc sở hữu chung hoặc của chủ sở hữu khác dưới bất kỳ hình thức nào; tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hay thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư.
- Thực hiện những giao dịch mua bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, thừa kế, tặng cho, đổi thế chấp, góp vốn, cho ở nhờ, cho mượn, ủy quyền quản lý nhà ở không đúng quy định của Luật nhà ở.
- Sử dụng nhà ở hưởng đến trật tự an toàn xã hội, sinh hoạt của khu dân cư mà không tuân thủ các quy định của pháp luật.
Lời kết
Trên đây là bài viết để giúp trả lời câu hỏi “Nhà ở là gì?” và các quy định pháp luật liên quan đến nhà ở. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích đến quý bạn đọc.