Nhà đầu tư F0 từng “liều ăn nhiều” nhưng phải gánh nợ khi thị trường bất động sản quay đầu
BÀI LIÊN QUAN
“Tiền thịt” mỏng, nhà đầu tư băn khoăn có nên vay ngân hàng để mua nhà đất lúc này?Tại sao người Việt bất chấp lao vào đầu tư bất động sản?Sắp được cấp "sổ đỏ", nhiều nhà đầu tư vẫn ồ ạt giảm giá Condotel để thoát hàngTheo Nhịp sống thị trường, thời điểm đầu năm 2021, có sẵn trong tay 2 tỷ đồng từ tiền tiết kiệm của gia đình trong gần 10 năm. Do dịch bệnh bất ngờ ập tới, kế hoạch mở rộng kinh doanh của anh Hùng (Thanh Xuân) đã bị trì hoãn. Trong khi giá bất động sản tại nhiều nơi ở thời điểm đó liên tục tăng giá, anh Hùng bắt đầu nghĩ đến chuyện đầu tư bất động sản.
Nghĩ là làm, anh Hùng bắt đầu đi lùng khắp nơi để xem đất. Anh vẫn nhớ như in mảnh đất đầu tiên mà mình xuống tiền có diện tích 70m2, tại khu vực Đông Anh, được mua với giá 2 tỷ đồng. Chỉ sau 2 tuần, anh Hùng bán mảnh đất này và lãi ngay 100 triệu đồng. Khi đó nhà đầu tư này nghĩ rằng, nếu không đầu tư bất động sản thì phải làm cả năm gia đình mới tiết kiệm được số tiền này. Do đó, anh tiếp tục tìm kiếm và mua đi bán lại các mảnh đất khác.
Khép lại năm 2021, anh Hùng kiếm được số tiền khoảng gần 1 tỷ đồng từ việc “lướt sóng” các thương vụ bất động sản. Số tiền này tương đương một nửa khoản tiền mà gia đình anh tiết kiệm được trong gần 10 năm.
Sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán năm 2022, nhận thấy thị trường bất động sản vẫn sôi động, anh Hùng tự tin sẽ tiếp tục kiếm được nhiều tiền hơn nữa. Theo đó, anh cắm căn nhà đang ở để vay ngân hàng 5 tỷ đồng.
Cầm tiền trong tay, nhà đầu tư này tìm mua 4 mảnh đất tại Hưng Yên, Bắc Giang và vùng ven Hà Nội với tổng giá trị là 12 tỷ đồng. Trong đó, số tiền 4 tỷ đồng có được do anh Hùng tiếp tục cầm cố các mảnh đất mới mua vay thêm.
Cho rằng chỉ cần “thảnh thơi” chờ thời điểm tốt để chốt lời thì thị trường bất động sản bất ngờ rơi vào trầm lắng. Tình trạng người bán nhiều hơn người mua cũng bắt đầu xuất hiện. Theo đó, các mảnh đất của anh Hùng liên tục bị sụt giá.
Cho đến cuối năm 2022, nhà đầu tư này đành ngậm ngùi “cắt lỗ” 3 mảnh đất từ 20 - 25% so với thời điểm mua. Còn lại một mảnh đất tại Hưng yên đến giữa tháng 4 vừa qua cũng được anh bán lỗ nốt 30%. Anh Hùng cho biết, thương vụ lần này anh đã lỗ 4 tỷ đồng so với số tiền bỏ ra mua ban đầu.
Anh Hùng ngậm ngùi chia sẻ rằng, do không gánh được lãi suất thả nổi nên anh quyết định bán đi trả nợ. Như vậy, sau thương vụ này anh không chỉ mất hết số tiền lời trước đó, mà còn mất hết tiền tiết kiệm của gia đình, thậm chí nợ thêm khoản tiền hơn 1 tỷ đồng. Anh tự thừa nhận, cũng do tham lam mà anh đã đưa mình về dưới vạch xuất phát.
Trên thực tế, thời gian qua có không ít trường hợp nhà đầu tư F0 rơi vào hoàn cảnh tương tự anh Hùng, vì sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn, thậm chí là vượt quá khả năng chi trả của bản thân, đến khi không thể “gồng” được nữa đã buộc phải bán cắt lỗ để trả nợ.