Nhà đầu tư đất nền Hà Đông gồng mình gánh lỗ
BÀI LIÊN QUAN
Làm sao để "gỡ khó" cho doanh nghiệp và nhà đầu tư bất động sản?Nhà đầu tư vỡ mộng với "siêu cổ phiếu" DIG, CEO, L14: Thị giá bốc hơi 80-90%, loạt cổ đông tháo chạy, thậm chí lãnh đạo bị “call margin”“Cái khó, ló cái khôn” của những nhà đầu tư đang mắc kẹt đất vùng venTheo Zingnews, đất Hà Đông đã được săn đón bởi các nhà đầu tư từ khi Hà Tây sáp nhập về Hà Nội cách đây 10 năm nhờ lợi thế về vị trí kết nối thuận tiện, giá rẻ, và tiềm năng tăng giá. Cách đây vài năm, giá đất khu vực này không ngừng tăng cao trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh và kết nối trở nên thuận tiện hơn.
Do đó, nhiều nhà đầu tư đã mua đất nền tại khu vực này và kỳ vọng sinh lời nhanh. Thế nhưng, thời gian gần đây, thị trường ảm đạm đã khiến nhiều nhà đầu tư buộc phải chấp nhận cắt lỗ hoặc chôn vốn.
Không phải cứ đầu tư là có lãi
Chị Thanh Trang (45 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội) sau khi nghe tin bạn bè thi nhau mua đất ở Hà Đông và chốt lãi hàng tỷ đồng, đã nhanh chóng tham gia vào hoạt động đầu tư ở khu vực này. Đầu năm nay, chị Trang đã dành 5 tỷ đồng để mua đất nền với diện tích 75 m2 ở dự án khu đô thị Thanh Hà Cienco 5.
"Tất tay" với đất nền, nhà đầu tư như đang "ngồi trên đống lửa"
Trong lúc thị trường sôi động, không ít người đã đổ hết tiền vào đất chờ bán chênh. Tuy nhiên, khi thị trường rơi vào trầm lắng không thể rút chân đã khiến các nhà đầu tư phải đau đầu.Chuyên gia nhận định: Trái phiếu không phải sản phẩm tiết kiệm, cần phải khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư
Theo các chuyên gia, trái phiếu doanh nghiệp vẫn có những rủi ro nhất định và các nhà đầu tư cá nhân cũng cần tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp cũng như các cách thức quản trị rủi ro.Dự báo đấu giá đất cuối năm, chỉ còn lại nhà đầu tư “khỏe mạnh”
Thị trường trầm lắng, các cuộc đấu giá đất sẽ không còn xuất hiện những nhà đầu tư lướt sóng. Đây sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư khỏe một mình một ngựa, ẵm trọn đất đấu giá trong thời gian tới.Dẫu vậy, thị trường địa ốc ngày càng ảm đạm và giao dịch ngày càng ít đi, Đến giữa tháng 9, chị Trang chấp nhận rao bán mảnh đất với giá 70 triệu đồng/m2 trong nỗ lực thoát hàng. Đăng tải thông tin trên sàn online kết hợp với việc nhờ nhân viên môi giới khác nhau, nhưng chị vẫn chỉ có vài người đến xem đất. Chị hiện đã hạ giá còn 64 triệu đồng/ m2 và sẵn sàng cắt lỗ 200 triệu đồng.
Anh Việt Tiến (52 tuổi, kinh doanh tại Hà Nội) có phần may mắn hơn khi mới đây đã bán thành công mảnh đất thổ cư 66m2 ở Mỗ Lao với mức giá 7,9 tỷ đồng, chốt lãi 500 triệu đồng chỉ sau 4 tháng chào bán.
Anh Tùng chia sẻ kinh nghiệm: “Hiện chỉ có mua bán đất thổ cư là an toàn nhất. Giá đất nền dự án lên xuống ảo. Mặt khác, đất thổ cư có giấy tờ pháp lý có thể vay thế chấp ngân hàng và thanh khoản cũng dễ dàng”.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định về tình hình thị trường đất nền ở Hà Đông, cho biết lượng đất nền tại đây không còn nhiều, mức giá đi ngang, lượng giao dịch giảm và thị trường chững lại. Hiện tượng đầu cơ đất nền dự án đã biến mất tại thời điểm này. Những khu đất phục vụ nhu cầu ở thực sẽ lên ngôi thế chỗ đó.
Thống kê cho thấy mức độ quan tâm đất nền tại Hà Nội giảm mạnh trong quý III, kéo theo giá rao bán ở nhiều quận huyện đều giảm. Cụ thể, giá đất nền ở Hà Đông gần như đi ngang, tuy nhiên mức độ quan tâm đã giảm tới 18%.
Theo Bộ Xây dựng, trong quý III, giá giao dịch thứ cấp nhà ở riêng lẻ và đất nền giảm nhẹ khoảng 2-3% so với quý trước. Đất khu vực Hà Đông ghi nhận mức giá giao dịch giảm mạnh trong quý.
Liệu Hà Đông có còn là tâm điểm?
Nhìn chung, các chuyên gia vẫn đánh giá thị trường địa ốc Hà Đông là một điểm sáng đáng để các nhà đầu tư lưu tâm. Ông Nguyễn Văn Đính nhận định rằng: “Đó là địa phương được đầu tư khá mạnh về hạ tầng. Giá giữ nhịp ổn định hơn so với các nơi khác và tiềm năng phát triển cũng tốt”.
Ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản EZ cũng có đồng quan điểm khi cho rằng Hà Đông thành quận của Hà Nội và đã trở thành một điểm sáng trên thị trường bất động sản, nhất là những nơi nằm xung quanh 4 tuyến đường trọng điểm là Xa La, Lê Trọng Tấn, Quang Trung và Tố Hữu.
Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết khu vực Hà Đông vẫn còn giàu tiềm năng, nhất là ở những dự án mới chưa triển khai tại phía Nam Hà Đông mặc dù dư địa dành cho đất nền không còn nhiều như trước.
Ngoài ra, theo ông Đính, loại hình đất nền shophouse đang có giá cao nhưng thanh khoản thấp. Đặc biệt là đất thổ cư, có tình trạng giao dịch mua bán sôi động nhưng lượng hấp thu đã giảm so với đầu năm vì mức giá bị khách đầu cơ đẩy lên cao.
Khi so sánh với những địa phương cũng nằm tại phía Tây như Quốc Oai, Hoài Đức, ông Đính nhận định rằng đất nền Hà Động vượt trội hơn về mọi mặt từ tiềm năng, hạ tầng xung quanh đến chất lượng.
Thế nhưng, nếu so với những nơi khác nằm ở các phía còn lại của thủ đô, CEO của Công ty Bất động sản EZ nhận định rằng Hà Đông đang đánh mất lợi thế của mình.
Ông Phạm Đức Toản chia sẻ rằng: “Đất nền tại Hà Đông đang tăng giá mạnh, ngang với các quận như Gia Lâm, Từ Liêm, Hoàng Mai. Tại khu vực này, đất nền bắt đầu kém tính hấp dẫn hơn giai đoạn trước, tỷ lệ tiềm năng tăng giá không lớn, khi nhiều nhà đầu tư đang mắc kẹt và chưa bán được hàng”.
Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội cũng đã đưa ra lưu ý dành cho nhà đầu tư có ý định mua đất tại Hà Đông. Cụ thể, ông cho rằng thị trường đất nền ở khu vực này đang ở giai đoạn chững lại, nhất là khu đô thị Thanh Hà, phường Phú Lương hiện đang là vùng trũng vì những vấn đề trong tính pháp lý, tính thanh khoản thấp và tình trạng bán tháo diễn ra nhiều.
Ngoài ra, theo ông Phạm Đức Toản, nhà đầu tư mua đất hiện tại cần xem lại những sản phẩm dự định giao dịch.
Ông Toản bình luận: “Hiện giá đất đã neo rất cao, và số lượng giao dịch giảm sút so với trước. Nhà đầu tư nên hạn chế dùng đòn bẩy tài chính vì lãi suất tăng cao, tính thanh khoản giảm và giá bất động sản có xu hướng giảm. Nhà đầu tư sẽ dễ bị kẹt lại nếu không có sự suy xét kỹ lưỡng”.