meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhà đầu tư bán đất bất thành còn bị dụ đặt cọc "lướt sóng" để mất thêm gần 200 triệu đồng

Thứ bảy, 20/05/2023-20:05
Chuyện nhà đầu tư săn đất nền dự án đặt cọc "lướt sóng" không có gì là lạ nhất là thời điểm thị trường sôi động. Nhiều nhà đầu tư không có vốn lớn nhưng nhờ việc lướt cọc đã mang lại lợi nhuận khủng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi thị trường trầm lắng như hiện nay, chuyện nhà đầu tư đặt cọc lướt sóng, ăn chênh lệch không hề dễ dàng bởi tìm người mua trong giai đoạn này rất khó.

Thế nhưng, giữa lúc thị trường ảm đạm, một nhà đầu tư ở TP.HCM vẫn tham gia vào phi vụ đạt cọc lướt sóng cùng với môi giới để rồi mất trắng 170 triệu đồng (tên về nhà đầu tư, môi giới được thay đổi).

Nhà đầu tư tên Bích gửi bán một nền đất từ cuối năm 2022 nhưng do thị trường chậm thanh khoản nên mãi vẫn chưa có ai hỏi mua. Đến giữa tháng 4/2022, một môi giới tên Nam liên hệ hỏi về nền đất và chốt ngày hẹn để bên bán và bên mua gặp nhau.

Đến ngày hẹn (ngày 20/4), anh Nam cho ô tô đến đón chị Bích nhưng do môi giới có đưa thêm một vị khách mua đi xem thêm đất ở Bến Lức nên chị Bích buộc phải đi cùng.

Với mục đích ban đầu gặp khách mua để bán lô đất nền của mình, nhưng sau khi xem đất ở Bến Lức và được anh Nam nói đang có khách ở Hà Nội muốn mua nhưng vào không kịp, trong khi đó chương trình cọc xuất nội bộ giá chiết khấu cao thì chỉ dành cho khách có mặt hôm nay.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Môi giới Nam ngỏ ý chị Bích và vị khách đi cùng đang tìm mua xuống cọc mua xuất nội bộ giá thấp để lướt cọc bán chênh lại cho người khách Hà Nội sắp vào kia. “Người mua có sẵn 100 triệu, đã vào cọc 50 triệu nên có ngỏ bảo tôi nếu chịu lướt cọc thì cho mượn 50 triệu để mua và cùng lướt cọc luôn. Ban đầu tôi từ chối với lý do không có tiền, kèm lời đùa là môi giới dám lướt cọc cùng thì mua. Tưởng nói chơi ai ngờ môi giới mạnh dạn chung 30 triệu, lời đã nói đâu rút lại được thế là tôi  chuyển khoản 20 triệu”, chị Bích chia sẻ.

Sau khi chuyển 20 triệu tiền cọc, anh Nam báo chị Bích chuyển tiếp 50 triệu cho đủ hạn mức cọc 100 triệu theo quy định của công ty để chốt sản phẩm tránh người khác mua mất.

“Qua ngày hôm sau tức ngày 20/4, môi giới tiếp tục thuyết phục tôi vào thêm tiền để nhận chiết khấu vàng. Tôi thấy được nhận 2 chỉ vàng chiết khấu nên cũng ham và chuyển tiền lần 3 thêm 200 triệu. Lúc này, môi giới báo phía khách Hà Nội nói họ muốn mua 3 nền liền kề nếu 3 nền không liền kề thì không mua. Môi giới đề xuất kết nối với 1 khách ở sàn khác để 3 người cùng đổi nền lấy vị trí liền kề nhau để bán lại cho người khách Hà Nội. Sau khi đồng ý đổi nền, làm lại hợp đồng cọc mới và xuất phiếu thu mới, môi giới tiếp tục yêu cầu tôi vào đủ tiền để ký chuyển nhượng sổ. Theo môi giới giải thích thì vì tôi mua xuất nội bộ, thông tin cọc là của tôi nên buộc phải vào đủ tiền chuyển nhượng sang tên tôi rồi mới bán lại cho người khách Hà Nội”, chị Bích kể.

Đến lúc này, chị Bích đã cọc 400 triệu đồng, trong đó có 30 triệu của môi giới và mãi không thấy có khách Hà Nội nào hỏi mua. Lúc này, chị Bích mới nghi ngờ và hẹn gặp môi giới để trao đổi vào ngày 8/5.

“Xem lại giấy tờ cọc, đổi nền, bên cạnh việc trong hợp đồng ghi rõ số tiền cọc 400 triệu đồng, nếu bên mua đơn phương chấm dứt hợp đồng thì sẽ mất tiền cọc, tôi mới phát hiện vị trí đất trên giấy tờ không đúng với nơi tôi đi xem. Lúc này tôi mới tá hỏa phát hiện môi giới đã đổi nền sang dự án khác.

Không những vậy, nền cũ đang hơn 90m2 (giá 1,8 tỷ đồng), đổi sang nền 71m2 (giá 1,75 tỷ đồng). Thực sự, vì tin lời môi giới nên tôi đã không kiểm tra kỹ càng giấy tờ thành ra như vậy. Sau một hồi trao đổi, cuối cùng bên sàn môi giới chấp nhận hoàn 50% tiền cọc cho tôi, tức hoàn trả 200 triệu đồng và tôi trả lại 2 chỉ vàng. Cuối cùng, đất của mình không bán được mà sau khi trừ đi số tiền môi giới chung cọc, tôi đã mất trắng 170 triệu đồng”, chị Bích chia sẻ.

Từ câu chuyện trên cho thấy, nhà đầu tư cần phải có kiến thức, kiểm tra thật kỹ thông tin về dự án, giấy tờ trước khi đưa ra quyết định mua - bán. Đặc biệt, người mua không nên quá tin vào lời môi giới bởi sau cùng của mọi giao dịch khi có vấn đề gì khách hàng là người sẽ phải gánh chịu hậu quả.

Theo: markettimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Vàng là kênh đầu tư kém hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay

14 giờ trước

Đất đấu giá Hoài Đức hạ nhiệt: Dân đầu cơ đang dần "cạn vốn"?

15 giờ trước

Những điểm cần lưu ý về bảo lãnh ngân hàng đối với nhà ở hình thành trong tương lai

15 giờ trước

Mức độ quan tâm tìm kiếm chung cư Hà Nội giảm 47%: Nhiều nhà đầu tư đã nhanh chân "chốt lời”?

1 ngày trước

Nghịch lý về giá nhà ở xã hội giá ngang nhà thương mại

1 ngày trước