meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo: Người đàn bà "thép" của ngành hàng không Việt

Thứ bảy, 12/03/2022-13:03
Trái ngược với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười ngọt ngào, CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo chính là người phụ nữ làm thay đổi ngành hàng không Việt Nam, luôn giữ trong tim giấc mơ lớn và ý chí bền bỉ.

CEO Nguyễn Thị Phương Thảo là ai?

CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo sinh ngày 7/6/1970 trong một gia đình Hà Nội gốc. Năm 17 tuổi, bà Thảo đi du học ngành Kinh tế tài chính, sớm nổi tiếng trong cộng đồng với thành tích học tập xuất sắc cùng tài kinh doanh thiên bẩm.

Trình độ của bà là Tiến sĩ Điều khiển học kinh tế, tốt nghiệp Cao đẳng Kinh tế lao động – Cao đẳng Kinh tế Quốc dân Matxcova, Cử nhân Tài chính Tín dụng – Học viện Thương mại Matxcova – Nga. 

Hiện tại, nữ tỷ phú không chỉ giữ vai trò Tổng giám đốc VietJet Air, bà còn là Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Sovico. Bà là người Việt Nam thứ 2 và cũng là nữ tỷ phú đầu tiên được Forbes ghi nhận, chỉ sau ông Phạm Nhật Vượng. 

Tuy ít khi xuất hiện trước báo chí nhưng chồng nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng “không phải dạng vừa”. Khi nhắc tới Vietjet, giới doanh nhân sẽ nghĩ ngay đến cặp vợ chồng quyền lực Thảo - Hùng. Trong đó, lý lịch khủng của người chồng luôn đứng phía sau, là chỗ dựa vững chắc cho CEO Vietjet được nhiều người chú ý.


CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo gây ấn tượng với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười ngọt ngào
CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo gây ấn tượng với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười ngọt ngào

Ông xã của nữ tỷ phú đô la đầu tiên ở Việt Nam chính là ông Nguyễn Thanh Hùng. Ông Hùng hiện là Thành viên Hội đồng tư vấn doanh nghiệp của APEC (ABAC) do Thủ Tướng phê chuẩn, Phó chủ tịch diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản và Uỷ viên Ban chấp hành hội Hữu nghị Việt Nam – Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, ông Hùng còn là thành viên duy nhất của doanh nghiệp Việt Nam có mặt tại diễn đàn kinh tế thế giới họp tại Davos Thụy Sĩ năm 2007 và được bầu chọn là Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu.

Ông Hùng còn là nhà đồng sáng lập Sovico Holdings – tập đoàn lớn tại Việt Nam đang hoạt động ở nhiều lĩnh vực bao gồm: Tài chính ngân hàng, bất động sản, hàng không. Bên cạnh đó, ông còn là sáng lập viên của VIB và Techcombank.

Triệu phú đô la ở tuổi 21

Với niềm đam mê kinh doanh mãnh liệt, khi mới là sinh viên năm 2 bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã bước chân vào thương trường. Thời điểm đó, thị trường Đông Á còn thiếu thốn hàng tiêu dùng, mọi thứ đều khan hiếm nên cái gì kinh doanh được bà đều làm, từ điện tử cho đến hàng nông sản từ các nước châu Á sang Đông  u. Bà cũng lựa chọn những mặt hàng thị trường Việt Nam khan hiếm như sắt thép, phân bón, thiết bị để đưa về. 

Hãng tin Bloomberg cho biết, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã kiếm được 1 triệu USD đầu tiên khi mới chỉ 21 tuổi - trở thành triệu nữ phú đô la - nhờ bán máy fax và nhựa cao su

Người làm thay đổi thị trường hàng không Việt

Dù nổi tiếng từ khi còn rất trẻ nhưng tên tuổi của bà Nguyễn Thị Phương Thảo thường gắn liền với Vietjet Air. Ngay sau khi về nước, bà Thảo góp vốn thành lập Ngân hàng Techcombank và VIB. Đây là hai trong số những ngân hàng tư nhân đầu tiên ở Việt Nam. Nữ tỷ phú còn đầu tư vào bất động sản, sau đó là lĩnh vực hàng không với vị trí Tổng giám đốc của Công ty Vietjet.


Dù nổi tiếng từ khi còn rất trẻ nhưng tên tuổi của bà Nguyễn Thị Phương Thảo thường gắn liền với Vietjet Air
Dù nổi tiếng từ khi còn rất trẻ nhưng tên tuổi của bà Nguyễn Thị Phương Thảo thường gắn liền với Vietjet Air

Để xây dựng được một Vietjet Air tăng trưởng thần tốc như hiện nay, bà Thảo đã gặp muôn vàn khó khăn khi bắt đầu. Bên cạnh áp lực cạnh tranh của các “ông lớn” hàng không như Vietnam Airlines, bà Thảo còn phải đối mặt với con mắt nghi ngờ của thị trường. Để biến “giấc mơ bay” của mình thành sự thật, nữ tỷ phú đô la từng bộc bạch rằng: “Trước khi Vietjet tham gia thị trường, chỉ có 1% dân số được tiếp cận với phương tiện được cho là xa xỉ và chỉ dành cho người giàu này. Chúng tôi đã có quyết định rất đột phá là hướng tới những đối tượng chưa đi máy bay bao giờ, thậm chí chưa biết chữ và chưa bao giờ bước chân ra khỏi làng quê của mình”.

Vào năm 2007, bà Thảo đã dành hẳn 10 năm nghiên cứu những mô hình hàng không giá rẻ trên thế giới như Southwest, Ryanair hay AirAsia để có thể có được giấy phép đầu tư Vietjet. Khi chuẩn bị bắt đầu hoạt động, giá dầu lúc đó tăng cao khiến kế hoạch của bà buộc phải hoãn lại. Năm 2010, Vietjet Air nhận được thỏa thuận liên doanh với AirAsia. Tuy nhiên, việc liên doanh không thực hiện được do gặp nhiều vướng mắc.  

Khó khăn chồng chất khó khăn, bà Thảo vẫn quyết không từ bỏ giấc mơ của mình. Sau đó, nữ doanh nhân đã tự mở hãng hàng không tư nhân, lấy tên Vietjet Air. Định hướng phát triển của Công ty Vietjet là theo mô hình bay giá rẻ với mục tiêu trở thành một Emirate của châu Á.

Dưới sự lãnh đạo của nữ tướng tài ba, Vietjet Air đã ghi nhận mức tăng trưởng thần tốc. Hãng chiếm 29% thị phần trong giai đoạn đoạn 2014 – 2016. Đặc biệt, ngày 23/5/2016 là ngày không thể nào quên đối với Vietjet. Dưới sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch nước Trần Đại Quang, hãng đã ký thỏa thuận thuê mua 100 chiếc Boeing 737 MAX 200 của Mỹ với trị giá 11,3 tỷ USD.

Tính đến năm 2019, Vietjet Air đã chiếm hơn 40% thị phần nội địa, ghi nhận mức lãi khủng ngay trong năm thứ 2 cất cánh. Trong quý 3/2021, kết quả tài chính hợp nhất cho thấy, Công ty Vietjet ghi nhận doanh thu đạt 2.654 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đầu năm là 10.210 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 9/2021, Vietjet có tổng tài sản hơn 50.949 tỷ đồng; chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu 0,8 lần, chỉ số thanh khoản 1,06 lần, nằm ở mức an toàn và chỉ số thuộc nhóm tốt trong ngành hàng không thế giới.

Mặt khác, CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo nhiều lần được tạp chí Forbes bầu chọn vào danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Điều đáng nói, bà chính là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách này.

Mới đây nhất, theo số liệu thời gian thực của Forbes tháng 3/2022, tổng tài sản của CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo đã tăng lên 3,1 tỷ USD, đưa bà Thảo trở thành người giàu thứ 987 thế giới. Trong số các nữ tỷ phú trên toàn thế giới, bà Thảo hiện là người giàu thứ 119.

Quan điểm kinh doanh đáng chú ý

Khi được hỏi về bí quyết thành công trên thương trường, bà Thảo khẳng định bản thân không sử dụng chiêu trò. Thay vào đó, bà nhắc nhiều tới việc mơ lớn, kinh doanh tự tin, lương thiện. Nhiều người từng tiếp xúc với bà Thảo nhận xét rằng, bà Thảo đúng kiểu là một “nữ chiến binh” với tinh thần lăn xả hết mình. Nhân viên của bà cũng kể lại, phòng làm việc của nữ Tổng giám đốc lúc nào cũng sáng đèn đến 2-3h sáng kể cả những ngày nghỉ lễ. 


Vietjet ký thỏa thuận thuê mua 100 chiếc Boeing 737 MAX 200 của Mỹ với trị giá 11,3 tỷ USD
Vietjet ký thỏa thuận thuê mua 100 chiếc Boeing 737 MAX 200 của Mỹ với trị giá 11,3 tỷ USD

Bà Thảo rất chuộng gu thời trang với tông màu nổi bật. CEO Vietjet Air thường xuất hiện với mái tóc buông dài hoặc búi cao trên đỉnh đầu, đặc biệt là kiểu tóc mái vốn đã trở thành thương hiệu của bà. 

Không chỉ sở hữu vẻ ngoài điềm đạm, nhu mì, CEO Vietjet Air còn là người có nụ cười ngọt ngào, duyên dáng, khi nói chuyện luôn lễ phép với tiếng “Dạ, thưa”. Nữ CEO từng được Tổng giám đốc John Leahy của Airbus nhận xét là “người phụ nữ có bàn tay sắt bọc nhung” bởi sự cứng rắn bên trong vẻ ngoài mềm mỏng mỗi khi đàm phán hợp đồng.

Bên cạnh đó, tuy sở hữu khối tài sản khổng lồ nhưng bà Thảo chia sẻ: “Tôi chưa bao giờ ngồi đếm xem mình có bao nhiêu tiền”. Nữ doanh nhân 7x cũng luôn cho người đối diện cảm giác thân thiện, gần gũi. Chính bởi sự chân tình, dung dị ấy, bà Thảo muốn được gọi là “chị” vì nó gần gũi, tự nhiên hơn so với cách gọi “madame” trịnh trọng. 

CEO Vietjet cho rằng phụ nữ có đức hy sinh, sự nhẫn nại và lòng bao dung để cùng doanh nghiệp của mình vượt qua những khó khăn, hướng tới sự toại nguyện trong cuộc sống.

Những câu nói hay của nữ CEO Vietjet Air

“Tôi luôn nhắm tới những thương vụ làm ăn lớn. Tôi không bao giờ muốn làm những việc cò con”.

 “Tôi tin rằng, tôi cũng như bất cứ người phụ nữ Á Đông nào đều đã được dạy đức sự hy sinh, sự quan tâm, chăm sóc tỉ mỉ, tính dịu dàng, bao dung, cho đi mà không đòi hỏi, nghĩ về những người khác trước khi nghĩ về mình, và mang những đức tính ấy vào công việc của mình… Ngoài ra, nếu bạn càng ít mong đợi từ những người khác, bạn sẽ càng hạnh phúc khi nhận được điều gì đó ngay lúc bạn không ngờ tới nhất”.

“Mọi người hỏi tôi làm thế nào để có thời gian cho mọi việc, và câu trả lời của tôi là hãy có cách nhìn lãng mạn về các vấn đề, cùng với sự lạc quan và óc hài hước, bởi vì sự nghiệp của một doanh nhân vốn chẳng bao giờ êm ả, và những thách thức chỉ có thể vượt qua nhờ tinh thần và thái độ như thế”.


Trong số các nữ tỷ phú trên toàn thế giới, bà Thảo hiện là người giàu thứ 119
Trong số các nữ tỷ phú trên toàn thế giới, bà Thảo hiện là người giàu thứ 119

“Thú thực là tôi chưa quen với cụm từ này. Chân thành mà nói, trong suốt 30 năm kinh doanh, tôi chưa bao giờ đếm xem mình có bao nhiêu tiền, càng không đặt một mục tiêu phải thành triệu phú hay tỷ phú gì cả. Sỡ dĩ nói như vậy vì tôi lớn lên trong điều kiện không thiếu thốn về vật chất”.

“Tôi chưa từng dừng lại và đong đếm khối tài sản của mình. Tôi chỉ tập trung vào việc làm thế nào để công ty tăng trưởng, làm thế nào để nâng mức thu nhập trung bình của nhân viên, làm thế nào để hãng hàng không chiếm lĩnh nhiều thị phần hơn và biến nó trở thành hãng hàng không số 1”.

“Không có con đường nào dễ thành công. Tôi học và đã nghiên cứu. Để có được thành công phải trải qua nhiều công việc khó khăn, và cần phải có được niềm đam mê kinh doanh vào những thứ mà bạn đầu tư vào”.

“Khi làm doanh nhân, là trụ cột của doanh nghiệp, tổ chức, tôi luôn quan tâm làm sao doanh nghiệp có chỗ đứng, làm sao sản phẩm mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng, đối tác”.

“Một số người nói rằng bất cứ điều gì tôi ra tay là sẽ có lợi nhuận. Nhưng tôi không nghĩ điều đó đơn giản”.

“VietJet đặt mục tiêu trở thành một hãng hàng không quốc tế, chứ không chỉ là một hãng hàng không nội địa”.

“Nếu một hình ảnh đẹp giúp khách hàng của chúng tôi cảm thấy vui, chúng tôi sẽ luôn cố gắng hết mình”.

“Khi mình cho đi với tất cả cái tâm và sự bao dung, dịu dàng của người phụ nữ thì đối tác, cộng đồng sẽ có sự ghi nhận nỗ lực của chúng ta. Lúc đó, người phụ nữ sẽ đạt tới sự bình đẳng. Nếu không đóng góp, cống hiến mà cứ nhắc đến bình đẳng thì đó là sự đòi hỏi một chiều. Cá nhân tôi không gặp sự bất bình đẳng ở bất cứ đâu”.

“Người phụ nữ có trách nhiệm gấp ba lần người thường, thì mình hãy cứ nỗ lực gấp ba lần. Đừng đòi hỏi người ta phải công nhận mình, hãy coi đó như một lẽ đương nhiên, nếu có thì là món quà cuộc sống. Nhiều lúc ở công ty tôi nói rất mạnh, nhưng thực ra bên trong vẫn là một người phụ nữ Á Đông, và phải hài hoà rất nhiều việc. Phụ nữ Việt Nam phải quán xuyến việc nhà, từ những việc rất nhỏ như nấu ăn, trông con, hay cả việc... thắt cà vạt cho chồng. Nên biết làm sao, hãy cứ nỗ lực gấp ba người thường!”
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất SKK là gì? Làm thế nào để chuyển nhượng đất SKK?

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

4 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

4 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

4 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

4 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước