meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nguyên nhân nào khiến khối ngoại bán ròng cổ phiếu Vinamilk trong 5 tháng liên tiếp?

Thứ năm, 29/06/2023-14:06
Tính từ đầu tháng 6 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng gần 1.500 tỷ đồng trên cổ phiếu VNM, gấp đôi so với tháng trước đó. Nếu khối ngoại không “quay xe” kịp thời, thì cổ phiếu đầu ngành sữa này sẽ có tháng thứ 5 liên tiếp bị bán ròng.

Theo Nhịp sống thị trường, sau khoảng thời gian dài gần như “im hơi lặng tiếng”, cổ phiếu của doanh nghiệp đầu ngành sữa Vinamilk (VNM) bất ngờ thu hút sự chú ý trở lại của nhà đầu tư với giao dịch đầy sôi động. Thanh khoản cũng được cải thiện đáng kể từ đầu tháng 6 tới nay, đặc biệt sau khi “test” thành công mô hình hai đáy. Thậm chí, giao dịch đột biến còn đẩy thanh khoản cổ phiếu đầu ngành sữa lập kỷ lục mới.


 
 

Dòng tiền dồi dào đã nhanh chóng đưa cổ phiếu VNM hồi phục từ mức đáy 1 năm lên vùng giá cao nhất trong vòng 2 tháng. Động lực chủ yếu đến từ việc các nhà đầu tư trong nước, trong khi nhà đầu tư ngoại bất ngờ tăng cường độ bán ròng.

Từ đầu tháng 6 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng gần 1.500 tỷ đồng đối với cổ phiếu này, gấp đôi so với tháng trước. Đây là giá trị bán ròng lớn nhất trong vòng 1 tháng mà Vinamilk ghi nhận kể từ đầu năm 2022 tới nay. Nếu khối ngoại không kịp “quay xe”, rất có thể VNM sẽ có tháng thứ 5 liên tiếp bị bán ròng.

Theo đó, động thái xả hàng mạnh của khối ngoại trong tháng 6 này đã đẩy giá trị bán ròng lũy kế từ đầu năm trên cổ phiếu này lên đến hơn 2.500 tỷ đồng. Nếu tính riêng khớp lệnh, VNM còn là cái tên bị bán ròng mạnh nhất trên toàn sàn chứng khoán. Áp lực bán ròng có thể gây ảnh hưởng đến sự phục hồi của cổ phiếu đầu ngành sữa này, bởi hiện nay khối ngoại vẫn nắm khoảng 60% cổ phần tại đây.

co-phieu-vnm-1-1688007396.jpg
 

Trên thực tế, từng có thời gian dài Vinamilk là doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán và được các nhà đầu tư nước ngoài săn đón. Tuy nhiên, bài toán tăng trưởng lợi nhuận đã đặt ra nhiều thách thức sau giai đoạn bùng nổ khiến cổ phiếu này dần trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt khối ngoại.

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, lợi nhuận của doanh nghiệp đầu ngành sữa đã chững lại rõ rệt, thậm chí còn tăng trưởng âm. Theo đó, cổ phiếu VNM cũng không còn là lựa chọn yêu thích của các tổ chức nước ngoài thiên về đầu tư tài chính đơn thuần. Hiếm khi, cổ phiếu này nằm trong top danh mục của các quỹ ngoại chủ động lớn như VinaCapital, Dragon Capital, Pyn Elite Fund,…

Mặc dù trong danh sách 20 cổ đông lớn nhất của VNM đa phần vẫn là các tổ chức nước ngoài nhưng lượng sở hữu lớn lại chủ yếu nằm trong tay của 2 tổ chức là nhóm Frazer and Neave (F&N) của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi và Platinum Victory Pte thuộc Jardine Cycle & Carriage (JC&C). Cả hai cổ đông này đều nắm giữ cổ phần tại Vinamilk từ lâu và mục đích không đơn giản chỉ là đầu tư tài chính.

Không giấu giếm tham vọng muốn tăng thêm sở hữu, thậm chí là tiến đến chi phối, khả năng cao hai tổ chức này đều đang nhắm đến lô cổ phần trong tay cổ đông Nhà nước trước khi tính đến chuyện gom cổ phiếu nhỏ lẻ trên sàn chứng khoán. Điều này đã phần nào khiến giao dịch khối ngoại trên VNM không thực sự sôi động.


Danh sách 20 cổ đông lớn nhất của Vinamilk tại thời điểm cuối năm 2022
Danh sách 20 cổ đông lớn nhất của Vinamilk tại thời điểm cuối năm 2022

Sự cạnh tranh ngày càng cao, nhiều thách thức

Mặc dù hồi phục mạnh trong thời gian gần đây, nhưng con đường tìm lại thời kỳ đỉnh cao của Vinamilk được dự báo là còn nhiều thách thức. Tại Việt Nam, sữa được coi là thực phẩm thiết yếu, đặc biệt cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, tuy nhiên với việc thu nhập bị sụt giảm, người tiêu dùng đang ngày càng trở nên nhạy cảm hơn với giá cả. Lạm phát cũng như chi phí tăng cao cũng làm tăng áp lực chi tiêu của người tiêu dùng.

Dù tiếp tục dẫn đầu thị trường sữa uống tại Việt Nam, nhưng Vinamilk đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng và dường như đang dần đánh mất thị phần trong năm vừa qua. Việc phải đổi mới, cải thiện cũng như mở rộng phạm chi phân phối và nhận diện thương hiệu sẽ làm tăng chi phí marketing và quảng cáo.

SSI Research cho rằng, để có thể bảo vệ thị phần, Vinamilk tiến hành: (1) Rà soát lại các dòng sản phẩm chính của doanh nghiệp để cải thiện chất lượng cũng như bao bì; (2) Nghiên cứu và phát triển những dòng sản phẩm mới (4 sản phẩm mới trong quý 1 vừa qua); (3) Hợp tác với 6 công ty dinh dưỡng quốc tế để phát triển các sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh.


 
 

Đội ngũ phân tích đánh giá quan hệ đối tác với MNCs sẽ mang lại triển vọng tươi sáng cho Vinamilk trong trung hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn chưa tập trung vào sản phẩm cao cấp do sức mua của người tiêu dùng hiện nay vẫn còn yếu. Trong khi đó, TH Milk tập trung vào phân khúc cao cấp và tăng thị phần nhiều nhất trong số các nhà sản xuất trong nước trong những năm gần đây.

Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận gặp nhiều thách thức có thể do: tồn kho sữa nguyên liệu nhập khẩu với chi phí cao và áp lực lạm phát đối với sữa nguyên liệu, bao bì cùng nguyên liệu nhập khẩu. Trong năm trước, Vinamilk đã tích lũy lượng lớn nguyên liệu đầu vào ở mức giá gần đỉnh, trong khi doanh thu lại yếu hơn so với dự kiến trong các quý gần đây đã khiến doanh nghiệp phải sử dụng hàng tồn kho chi phí cao kéo dài. Tuy nhiên, Vinamilk kỳ vọng việc giá sữa nguyên liệu nhập khẩu giảm sẽ tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận gộp từ cuối quý 2-3/2023.

Theo đó, SSI Research đã điều chỉnh giảm 30 điểm cơ bản ước tính tỷ suất lợi nhuận gộp để phản ánh tác động chậm của việc sữa nguyên liệu nhập khẩu giảm đồng thời gia tăng chi phí tài chính và SG&A để phản ánh mức chi tiêu cao hơn trong bối cảnh sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Tương ứng với đó, bộ phận phân tích của công ty chứng khoán này cũng giảm dự phóng lợi nhuận ròng của Vinamilk trong năm 2023 xuống mức 9.200 tỷ (+7,3% svck).

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

TS. Nguyễn Văn Đính: Đang có hiện tượng độc quyền nguồn cung nhà ở

TP. HCM: Siêu dự án phức hợp gần tỉ USD của "ông lớn" Lotte đã có phương án kiến trúc

Quảng Nam: Khu đô thị xanh Anvie rục rịch tái khởi động sau nhiều biến cố

Tin mới cập nhật

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

15 giờ trước

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

18 giờ trước

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

21 giờ trước

Giá là tác nhân chính khiến người mua nhà phía Nam ngại “xuống tiền”

21 giờ trước

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

21 giờ trước