meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Người Việt chi hàng chục tỷ USD/năm cho chăm sóc sức khỏe, ngành dược trong nước vẫn chủ yếu lệ thuộc vào nước ngoài

Thứ hai, 05/12/2022-20:12
Điều đáng nói, Việt Nam có nguồn dược liệu vô cùng đa dạng nhưng vẫn phải nhập khẩu dược liệu với tỷ trọng khá cao. Nguyên nhân bởi, kỹ thuật trồng, chế biến cũng như chiết xuất dược liệu ở trong nước vẫn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, cũng chưa được đầu tư một cách đúng mức. 

Người Việt ngày càng chi nhiều tiền cho sức khỏe

Theo Dân Trí, thời điểm hiện tại thế giới đang dần chuyển sang một trạng thái mới và một chu kỳ kinh tế mới. Trong giai đoạn giao thời với rất nhiều biến động, các doanh nghiệp đang phải đối diện với tình trạng “khó chồng khó” bởi rất nhiều hệ lụy, từ dịch bệnh Covid-19 cho đến xung đột Nga với Ukraine, giá lương thực và thực phẩm tăng chóng mặt, lạm phát leo thang cùng với lãi suất tăng mạnh.

Trong một báo cáo mới phát hành, các chuyên gia tại Vietnam Report nhận định rằng: Đây cũng chính là thời điểm mà làn sóng đổi mới diễn ra mạnh mẽ chưa từng có trong trong hoạt động của hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt, ngành chăm sóc sức khỏe nói chung cùng với ngành dược nói riêng cũng không nằm ngoài xu hướng này. 


Vietnam Report đã thực hiện một khảo sát trong tháng 10 và tháng 11 vừa qua; kết quả cho thấy, gần 90% doanh nghiệp sản xuất, phân phối và kinh doanh dược phẩm đều ghi nhận doanh thu tăng lên. Ảnh minh họa
Vietnam Report đã thực hiện một khảo sát trong tháng 10 và tháng 11 vừa qua; kết quả cho thấy, gần 90% doanh nghiệp sản xuất, phân phối và kinh doanh dược phẩm đều ghi nhận doanh thu tăng lên. Ảnh minh họa

Theo như đánh giá, thị trường chăm sóc sức khỏe và dược phẩm của Việt Nam đang gia tăng chóng mặt. Năm 2020, giá trị của thị trường này là 16,2 tỷ USD và chiếm 6% GDP. Trong khi đó, tổng chi tiêu cho y tế cũng đã tăng từ mức 16,1 tỷ USD vào năm 2017 lên mức hơn 20 tỷ USD vào năm 2021; dự kiến đến năm 2025 sẽ đạt 16,1 tỷ USD và năm 2030 sẽ là 33,8 tỷ USD. Giai đoạn 2020-2030, tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) là 7,6%. Trong năm 2021, chi tiêu cho dược phẩm cũng tăng lên đến hơn 6,6 tỷ USD. 

Một trong số những động lực lớn nhất để ngành phát triển chính là nỗ lực của Chính phủ trong việc giúp cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng dễ dàng tiếp cận hơn với giá cả phải chăng. Chưa kể, Việt Nam còn là một trong những quốc gia có tốc độ  già hóa dân số lớn nhất trên thế giới. Ngoài ra, nhận thức của người tiêu dùng về sức khỏe ngày càng tăng cao cộng với thu nhập của người dân cũng cao hơn. Nhờ đó, chi tiêu dành cho hoạt động chăm sóc sức khỏe nói chung và tiêu thụ dược phẩm bình quân đầu người nói riêng cũng sẽ tăng lên.

Liên quan đến vấn đề này, Vietnam Report đã thực hiện một khảo sát trong tháng 10 và tháng 11 vừa qua. Kết quả cho thấy, gần 90% doanh nghiệp sản xuất, phân phối và kinh doanh dược phẩm đều ghi nhận doanh thu tăng lên. Bên cạnh đó, gần 80% doanh nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận của 9 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Các chuyên gia nhận định, dịch bệnh Covid-19 đã khiến cơ cấu doanh thu ngành dược phẩm dịch chuyển nhanh hơn theo nhiều cách khác nhau.  

Thứ nhất, dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp đã khiến người dân dần có thói quen hạn chế đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện. Theo đó, họ chuyển sang phương án mua thuốc để điều trị triệu chứng Covid-19 cùng với thực phẩm bổ sung hồi phục sức khỏe trong giai đoạn hậu Covid-19 tại các kênh nhà thuốc. Thứ hai, mọi người cũng chi tiền nhiều hơn cho các sản phẩm vitamin và thực phẩm chức năng nhằm tăng cường hệ miễn dịch cũng như sức khỏe. Thứ ba, nhà thuốc theo mô hình hiện đại đang ngày càng giành được thị phần từ những hiệu thuốc truyền thống và cuối cùng, kênh nhà thuốc nhiều khả năng đã chiếm được thị phần từ các kênh bệnh viện, nguyên nhân bởi các kênh bệnh viện này đang ngày càng thận trọng hơn trong hoạt động đấu thầu thuốc. 


Nhà thuốc theo mô hình hiện đại đang ngày càng giành được thị phần từ những hiệu thuốc truyền thống và cuối cùng, kênh nhà thuốc nhiều khả năng đã chiếm được thị phần từ các kênh bệnh viện. Ảnh minh họa
Nhà thuốc theo mô hình hiện đại đang ngày càng giành được thị phần từ những hiệu thuốc truyền thống và cuối cùng, kênh nhà thuốc nhiều khả năng đã chiếm được thị phần từ các kênh bệnh viện. Ảnh minh họa

Tất cả những nhân tố này đã khiến tốc độ doanh thu TTM (trailing 12 months) của kênh ETC (từ bệnh viện) kể từ đầu năm 2021 đã suy giảm đáng kể, dù đến quý đầu năm nay đã có tín hiệu cải thiện. Trong khi đó, doanh thu TTM của kênh OTC (từ nhà thuốc) trong năm 2021 vẫn duy trì ổn định ở mức 10%, thậm chí còn  tiếp tục cải thiện đến hết quý đầu năm nay. Điều này được thể hiện rõ nét từ động thái mở rộng mạng lưới một cách mạnh mẽ của hàng loạt chuỗi bán lẻ dược phẩm như Long Châu, Pharmacity, An Khang… trong năm vừa qua. Theo như kế hoạch, tổng số nhà thuốc của cả 3 chuỗi bán lẻ này trong năm 2025 có thể lên đến 7.300, con số này tương đương với 16% thị phần. 

Trong 9 tháng cuối năm 2021, chỉ số sản xuất của công nghiệp ngành thuốc, hóa dược và dược liệu đã giảm xuống liên tục. Đến quý đầu năm nay, chỉ số này đã bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng trở lại trong quý đầu năm nay, đến quý 2 bắt đầu khởi sắc với mức tăng trưởng 24,6% - gần như tương đương với mức tăng trưởng trong cùng thời điểm năm 2020 - trước khi đại dịch bùng phát tại Việt Nam. Sau khi lũy kế 9 tháng đầu năm, chỉ số này đã đạt tăng trưởng 18,3%.

Việt Nam vẫn chủ yếu nhập khẩu dược liệu từ nước ngoài

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine cùng với khủng hoảng năng lượng và suy thoái tại nhiều nền kinh tế trên thế giới khiến kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, điều này khiến tâm lý của các nhà đầu tư, doanh nghiệp cùng với người tiêu dùng đã bị tác động không nhỏ. Đồng thời, kết quả khảo sát của Vietnam Report cũng cho thấy, 4 thách thức hàng đầu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành này bao gồm: Rủi ro từ chuỗi cung ứng, chi phí hậu cần tăng lên, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành, chi phí nguyên liệu thô ngày càng leo thang cùng với sức ép từ tỷ giá ngày càng tăng mạnh.

Chưa kể, ngành dược trong nước còn đang phải nhập khẩu dược liệu từ nước ngoài với tỷ lệ cao chót vót, dao động trong khoảng từ 80 đến 90%. Đáng chú ý, số lượng nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ chiếm đến 85% tỷ trọng trong tổng kim ngạch nguyên liệu nhập khẩu. 


Việc phụ thuộc phần lớn vào những nguyên liệu nhập khẩu đã và đang khiến ngành dược trong nước chịu áp lực từ nhiều yếu tố bên ngoài, từ biến động tỷ giá và nguồn hàng cung cấp cho đến chi phí nhập khẩu tăng cao. Ảnh minh họa
Việc phụ thuộc phần lớn vào những nguyên liệu nhập khẩu đã và đang khiến ngành dược trong nước chịu áp lực từ nhiều yếu tố bên ngoài, từ biến động tỷ giá và nguồn hàng cung cấp cho đến chi phí nhập khẩu tăng cao. Ảnh minh họa

Trong những năm gần đây, dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Việt Nam đã khiến nhu cầu với dược liệu nói chung cùng với hoạt chất API nói riêng tăng cao. Ngoài ra, thị trường thuốc nội địa vẫn chưa đáp ứng đủ được nhu cầu đột biến này. Việc chuỗi cung ứng thuốc từ các quốc gia bị đứt gãy trong đại dịch Covid-19 đã cho thấy rõ sự lúng túng của các doanh nghiệp trong nước. Việc phụ thuộc phần lớn vào những nguyên liệu nhập khẩu đã và đang khiến ngành dược trong nước chịu áp lực từ nhiều yếu tố bên ngoài, từ biến động tỷ giá và nguồn hàng cung cấp cho đến chi phí nhập khẩu tăng cao. 

Số liệu thống kê từ giữa năm 2018 cho thấy, giá cả của nhiều nguyên liệu dược phẩm được nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng mạnh 15-18%. Mức tăng này đã ăn mòn lợi nhuận gộp của nhiều doanh nghiệp trong ngành. Ngoài ra, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng đối diện với nhiều rủi ro vì đang phụ thuộc quá lớn về việc nhập khẩu nguyên liệu từ các nước khác. 

Điều đáng nói, Việt Nam có nguồn dược liệu vô cùng đa dạng nhưng vẫn phải nhập khẩu dược liệu với tỷ trọng khá cao. Nguyên nhân bởi, kỹ thuật trồng, chế biến cũng như chiết xuất dược liệu ở trong nước vẫn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, cũng chưa được đầu tư một cách đúng mức. Thế nhưng, vẫn có một tín hiệu khá lạc quan trong tình hình chung này, khi mà nhiều doanh nghiệp tham gia khảo sát đều khẳng định họ đang nỗ lực trong việc nghiên cứu thị trường để có thể sản xuất ra những loại thuốc phù hợp với nhu cầu của người dân. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng đang nỗ lực tăng cường kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào.

Trong số đó, có 85,7% doanh nghiệp đã gia tăng chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong năm 2021; 57,1% số doanh nghiệp đã nâng cấp và đầu tư các nhà máy đạt chuẩn quốc tế; 42,9% doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm với mục đích phục vụ nghiên cứu thuốc và tăng cường chuyển giao công nghệ sản xuất nguyên liệu (mua bằng phát minh, sáng chế, hợp tác…).


Thời điểm hiện tại, đa số các doanh nghiệp trong nước đang tập trung, chú trọng vào việc sản xuất những loại thuốc phổ biến trên thị trường. Ảnh minh họa
Thời điểm hiện tại, đa số các doanh nghiệp trong nước đang tập trung, chú trọng vào việc sản xuất những loại thuốc phổ biến trên thị trường. Ảnh minh họa

Đối với ngành dược, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài bao nhiêu năm qua vốn là một thách thức không mới. Chia sẻ của các lãnh đạo doanh nghiệp cũng cho thấy, những doanh nghiệp trong nước hiện vẫn có nhiều điểm yếu như: Quy mô nhỏ, thị phần phân tán, tiềm lực tài chính vẫn còn khá mỏng manh. Ngoài ra, khả năng tăng đầu tư vào nghiên cứu và trang bị công nghệ sản xuất bị hạn chế cùng với nhiều khó khăn trong đầu tư dự án quy mô lớn và trong việc mua những sáng chế về dược. Chưa kể, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng là một điểm yếu của các doanh nghiệp Việt. 

Thời điểm hiện tại, đa số các doanh nghiệp trong nước đang tập trung, chú trọng vào việc sản xuất những loại thuốc phổ biến trên thị trường. Theo đó, những loại thuốc chuyên khoa, đặc trị và yêu cầu phải có kỹ thuật bào chế hiện đại đã vô tình bị ngó lơ. Vì thế, tình trạng sản xuất chồng chéo xuất hiện, các doanh nghiệp trong nước tranh giành gắt gao phân khúc thị trường nhỏ; trong khi những doanh nghiệp ngoại lại hoàn toàn “làm chủ cuộc chơi” trong phân khúc thuốc đặc trị, thuốc chuyên khoa với giá trị cao. 
 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

TS. Nguyễn Văn Đính: Đang có hiện tượng độc quyền nguồn cung nhà ở

TP. HCM: Siêu dự án phức hợp gần tỉ USD của "ông lớn" Lotte đã có phương án kiến trúc

Quảng Nam: Khu đô thị xanh Anvie rục rịch tái khởi động sau nhiều biến cố

Tin mới cập nhật

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

12 giờ trước

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

15 giờ trước

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

18 giờ trước

Giá là tác nhân chính khiến người mua nhà phía Nam ngại “xuống tiền”

18 giờ trước

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

18 giờ trước