Người bố thế chấp căn biệt thự phố, vay thêm tiền ngân hàng về quê xây homestay để được gần gũi hơn với các con của mình
BÀI LIÊN QUAN
Bà mẹ người Hàn Quốc tự tay thiết kế tổ ấm gọn gàng và ngăn nắp, tạo nên một không gian sống tiện nghi để chăm sóc cho 2 đứa con của mìnhGiữa phố thị bon chen, xô bồ hiện lên ngôi nhà đậm chất nghệ thuật, xen lẫn những mảng xanh mát mắtChiêm ngưỡng cung điện họa hồng của đại gia đất mỏ có diện tích lên đến 4000m2Theo Trí thức trẻ, suốt 2 năm dịch bệnh vừa qua, cuộc sống sinh hoạt của nhiều người bị đảo lộn, đưa con người ta đến với những lối sống khác nhau. Một trong số đó chính là xu hướng sống gần hơn với thiên nhiên. Với những người vốn không yêu thích nhịp sống hiện đại, họ luôn khao khát một cuộc sống yên bình, xa rời nơi phố thị xô bồ để về sống ở nơi thôn quê.
Thế chấp căn nhà phố rồi vay thêm tiền để về quê xây homestay
Gia chủ của căn homestay này là Hình vĩnh Hằng, xuất thân từ một ngôi làng nhỏ ở miền núi phía Đông Chiết Giang. Chính vì thế, anh vẫn luôn có sự gắn bó đặc biệt với cuộc sống nông thôn.
Vào năm 2016, anh đã thành lập một công ty thiết kế khi ở tuổi 37. Vì công việc bận rộn, anh phải đi sớm về quê làm nhiều việc không tên, từ đó anh và các con dần hình thành khoảng cách.
Để có thể cải thiện tình hình này, và cũng muốn các con mình có một không gian rộng hơn để trưởng thành, cả gia đình anh đã quyết định rời xa thành phố để về quê sinh sống vào năm 2000. Căn biệt thự nhà vườn ở ngoại ô Thượng Hải đã được anh đem đi thế chấp ngân hàng để lấy tiền về quê xây nhà.
Sau một thời gian tìm hiểu, anh Hình Vĩnh Hằng đã khám phá ra một vùng quê nằm cách thành phố Thượng Hải khoảng 1,5 tiếng lái xe. Ngôi làng ngày có tên gọi là Kế Gia Đôn được xây dựng giữa đồng, xung quanh ngôi làng được bao bọc bởi những dòng suốt nhỏ nối đến hai hồ nước Điện Sơn và Trừng Hồ của khu vực này.
Nơi đây, hiện đang có 4 căn nhà để cho thuê bao gồm cả nhà ở và đất bãi. Trước mặt dãy nhà còn có dòng sông chảy quá, ở phía bắc là cánh đồng rộng lớn và rừng cây xanh mát. Bước ra ngoài sân nhà là đã có thể nhìn thấy thiên nhiên ngay kề bên. Nơi đây không có sự hiện diện của bất kỳ sản phẩm nhân tạo nào.
Anh Hình Vĩnh Hằng chia sẻ "Đối với một người đã sống ở thành phố 20 năm, đây quả thực là những điều xa xỉ".
Vợ chồng gia chủ cùng các con sống trong một khu homestay do anh tự mình thiết kế và xây dựng. Không gian này bao gồm 6 phòng ở, 3 sân vườn và 2 mẫu đất nông nghiệp rộng lớn.
Để có kinh phí xây dựng, anh đã bán căn biệt thự nhà vườn cũ của mình ở Thượng Hải, sau đó vay thêm tiền của bạn bè và người thân. Khi đó, tổng số tiền anh đã huy động được để đầu tư vào khu homestay này lên tới 13 triệu NDT (khoảng 45 tỷ VNĐ).
Khi xây dựng căn nhà, gia chủ đã sử dụng khá nhiều vật liệu có nguồn gốc tự nhiên. Phía trước cổng khu nhà là một khối đá núi làm bằng bình phong, sân giữa được lát bằng 580 phiến đá xanh. Để xây dựng được căn homestay này, anh đã thuê người để vận chuyển khoảng 40 tấn đất núi từ quê hương mình đến, đồng thời tận dụng lại một vài tảng đá đến từ ngôi nhà cũ ở quê của mình.
Tầng 1 của khu nhà là không gian sinh hoạt chung của cả gia đình với diện tích rộng khoảng 90m2. Phòng khách rộng lớn với tường được làm hoàn toàn bằng kính, nhìn ra một cánh đồng trồng rau, cây trái.
Những cây trồng trong sân vườn được lấy từ một ngôi nhà sắp bị dỡ bỏ trong làng bao gồm một cây sồi, một cây quế và hai cây hồng. Gia chủ đã mất đến 3 tháng mới tìm được một cây long não lớn để trồng trong khu homestay của mình.
"Khi cây vừa được trồng xuống đất, cả khu nhà bỗng tràn ngập sức sống", anh Hình Vĩnh Hằng nói.
Sống một cuộc đời bình lặng và yên ả giữa thiên nhiên
Ban đầu, gia chủ dự định mua khu nhà này để kinh doanh dịch vụ homestay. Tuy nhiên, do dịch bệnh kéo dài nên không có khách du lịch, nơi này đã trở thành nơi để cả gia đình anh sống một cuộc đời thôn quê, cận kề với thiên nhiên trong suốt 2 năm qua.
Khi chuyển đến sống ở đây, các thành viên trong gia đình cũng dần quen với cuộc sống hiện tại, vừa bình lặng vừa thư thái. Đôi khi, cả gia đình sẽ cùng nhau xuống lạch để bắt ốc, bắt cá rồi lại ra đồng hái rau, hái măng. Thực phẩm sạch ăn không hết, đôi lúc họ còn đem chia cho các gia đình khác trong làng.
Sống ở quê khiến anh đã thay đổi khá nhiều "Đầu óc tĩnh lặng, tâm tính cũng bớt nóng nảy đi".
Vì địa hình của ngôi lành khá bằng phẳng, chính vì thế anh đã cho đắp thêm ba ngọn đồi nhỏ để làm nơi cho trẻ nhỏ vui đùa. Chúng có thể chơi với thú cưng, cho cá ăn hoặc cùng nhau nô đùa ở trên những ngọn đồi nhỏ này.
Từ khi về đây sinh sống, ba đứa con của anh trở nên vui vẻ, hoạt bát hơn so với thời gian sống trong thành phố. Trong những lúc không phải học trực tuyến, chúng sẽ cùng nhau chạy nhảy vui đùa, đi loanh quanh trong làng hoặc cùng nhau làm đồ chơi bằng những cây cỏ ven đường.
Sau khoảng thời gian dịch bệnh kéo dài, bạn bè và đồng nghiệp của anh có một cuộc sống chật vật ở thành phố khiến anh có cảm giác tội lỗi. Anh cảm thấy xấu hổ khi thường xuyên chia sẻ cuộc sống hàng ngày của gia đình mình lên mạng xã hội. Bởi ai cũng ghen tị với anh, khen anh là người có "tầm nhìn xa".
Thời gian trước đây, anh vẫn phải đến làm việc tại văn phòng Thượng Hải 1-2 lần/tuần. Từ khi dịch bệnh bùng phát, anh đã làm online tại này, vì thế anh đã được tận hưởng cuộc sống đúng chất thôn quê.
Bên cạnh đó, anh cũng thuê thêm 2 mẫu đất nông nghiệp để gia đình tự canh tác rau theo mùa, tự cung cấp lương thực, thực phẩm cho cả gia đình mình mà không cần phải đi mua.
"Mỗi khi tưởng tượng cảnh cả gia đình mình vẫn đang bon chen sống ở thành phố giữa lúc dịch bệnh, tôi lại cảm thấy mình tất cả những nỗ lực này đều xứng đáng", anh Hình Vĩnh Hằng chia sẻ